Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

NGƯỜI TRÍ THỨC VÀ CON ĐƯỜNG TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN ĐẠO TRỜI




  





Đã gọi là người có trí thức thì phải có trí và có thức.

Trí là có trí tuệ hơn người, do thông minh bẩm sinh hoặc chịu khó học hành đỗ đạt mà có, một tư duy thông thoáng hiểu biết hơn người bình thường. Biết phân biệt đúng sai phải quấy. Người có trí thì phải có tâm thì trí mới bền. Nếu chỉ có tí trí mà thiếu tâm thành ra con người thủ đoạn xảo ngôn, biển lận, quỷ quyệt. Trong một chừng mực nào đó có thể do lường gạt mà đạt được một số thành công và kết quả nhất thời như ông Hồ Chí Mít chẳng hạn. Nhưng tâm tối thì trí cũng mờ đến mức ngu đần mà chết thảm thương như Hồ, Lê Nin, Hitler, Stalin, Polpot v.v…

Thức là có ý thức về nhân cách, liêm sỉ và có lòng tự trọng. Luôn thức tỉnh phù hợp với ngoại cảnh và có suy xét không theo đuôi, không để người khác lưà bịp, phỉnh phờ dụ dổ, lôi kéo đi vào con đường tội lỗi.
Tôi đã từng viết một bài luận thế nào là trí thức.  Trí tức là tri là toàn tích lũy trong đầu do học hành xem hình đọc báo và những thông tin mà ta có được. Thức là khả năng suy luận diễn giải phân tích những sự kiện sảy ra xung quanh ta. Người cộng sản chỉ có tri mà không có thức. Nghĩa là anh chỉ có được những lý luận về Mác nhưng anh không có thức, anh không hiểu đó là một tà linh phù thể. Vậy theo tôi họ không phải là trí thức đúng nghĩa hoàn chỉnh. Vì khuân khổ có hạn nên chỉ có vài ý kiến vậy thôi

Còn lòng hận thù? Cả ba miền Bắc- Trung- Nam Việt Nam không có hận thù về chủng tộc nòi giống như người Hồi với người Hán, người Tây Tạng với người Hán v. v…

Từ nhiều thế kỷ nay các dân tộc Việt nam miền xuôi và miền ngược cùng chung sống với nhau theo tình nghiã đồng bào như câu chuyện mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng. Kêu gọi xoá bỏ hận thù là một thủ đoạn bố láo cuả cộng sản bất nhân tàn ác. Cộng sản phải ra đi, trả lại đất nước cho người dân Việt nam. Giưã anh lính bộ đội và lính cộng hoà không có gì để hận thù cả vì bộ đội là những kẻ bị lưà đảo đáng thương tâm.

Hận Thù Là Cái Thứ Chi

Hận thù xoá bỏ nghĩa chi
Mà bầy mất gốc trong ngoài rêu rao
Nưả già thế kỷ máu trào
Say sưa bắn giết đồng bào quê hương
Bồng bềnh trôi nổi biển đông
Xác người thối rưã bi thương hãi hùng
Chóp bu cộng sản đế vương
Đấu tranh giai cấp tang thương giống nòi
Uỷ ban hành chính tôi đòi
Tay sai Trung Cộng đười ươi lạc loài
Vỗ về trí thức bốn người
Chè tàu bánh ngọt bồi hồi thở than
Ngỏ thư nhân sĩ chưá chan
Ba mươi sáu vị cung đàn nỉ non
Xuân Khoa thủ thỉ nguồn cơn
Bắc Nam xoá bỏ oán hờn ngàn thu
Trắng đen đánh lận mịt mù
Tội bầy dã thú gán cho hai miền
Ai gây xáo trộn triền miên?
Tuyên truyền mạo hoá dĩ nhiên giặc Hồ
Hội thuyền khái niệm mập mờ
Tiếp tay hán tặc chính là việt gian
Gửi tiền cứu trợ cho dân
Nuôi bầy quỷ đỏ công an bạo tàn
Trải bao thập kỷ chùm chăn
Bỗng dưng lên tiếng ký tràn cung mây
Xưng tên hiển hách đa tài
Giáo sư tiến sĩ có ai bằng mình?
Trâu già nhai cỏ đồng xanh
Nối đuôi tấp tểnh công danh xập xìu
Hận thù lấp liếm chôn vùi
Cam tâm nhẫn nhục liu điu gặp thời?
U mê tăm tối vưà thôi
Béo quay rửng mỡ than ôi Cao Kỳ!

9.9.2011 Lu Hà

Tôi đã viết một bài báo bàn luận thế nào là người trí thức và tiêu chuẩn văn chương lành mạnh nhằm nâng cao bồi bổ tri thức và hiều biết cuả con người thì có những người; có thể là những cam trá hình ( công an mạng ) viết phản hồi ba lăng nhăng, đúng ra tôi không nên mất thời gian với loại người này làm gì. Nhưng tôi lại nghĩ nhân cơ hội này để mở rộng ý tưởng cuả mình cũng rất tốt. Dụ dụ đơn cử cụ thể sau đây:

 Nick name "Chịu Nhục" viết:
Theo Lu Hà: “Văn thơ là ngôn từ cuả loài người là phương tiện vận chuyển cái lý, cái đức đến cho Đạo cuả trời đất.” Định nghĩa như vậy là sai về căn bản rồi, văn thơ chính nghĩa là để chuyển đạo tới cho con người chớ, cái đích của văn thơ là phục vụ con người còn đạo đã bao hàm cả lý và đức trong đó rồi nên chuyển ra thì có chứ làm sao chuyển vô

Chính vì suy nghĩ như vậy lấy văn thơ để phục vụ con người, mà người cộng sản vẫn cãi chày cãi cối khăng khăng cho cái lý lẽ cuả họ: Nghệ thuật vị nhân sinh". văn thơ cuả chế độ nào thì phục vụ chế độ đó. Nên mới có chuyện văn chương hiện thực xã hội chủ nghiã dở khóc dở cười. Cho nên mới có cái cảnh đấu tố, bỏ tù đâm chém văn nghệ sĩ. Nếu họ viết được văn hay làm thơ vì cái nghiã chính danh, chính tâm để phục vụ cho cái Đạo làm người, thì mọi sự sẽ không  phải có cái cảnh đầu rơi máu chảy như vậy. Người nào viết văn và làm thơ vì cái vẻ đẹp cuả chân thiện mỹ, là người đó đang tiến dần đến cái đạo cuả trời, thuận theo ý trời, theo quy luật tự nhiên ta gọi là đạo làm người. Do đó mới có cụm từ: nghệ thuật vị nghệ thuật. Kẻ nào mạo nhận đạo trời, mạo nhận tự nhiên như chủ nghiã Mác chẳng hạn ta gọi họ là bá đạo, nguỵ đạo, ma đạo hay bàn môn tả đạo cũng vậy.

 Ngay trong bài viết cuả tôi với tiêu đề: " Văn Chương Là Cái Đạo Làm Người", tôi đã tạm mượn lời cuả Lão Tử. Ông họ Lý tên Nhĩ tự là Bá Đương, người cùng thời quen gọi là lão Đam để nói sơ qua về ý nghiã cuả chữ " Đạo ". Chữ đạo ở đây tôi không ám chỉ về đạo Phật, đạo thờ một thần như: Do Thái, Công Giáo và đạo Hồi đâu, kể cả đạo Mác Lê cũng vậy. Chính Lão Tử đã giải thích ý nghiã cuả chữ Đạo, nhưng ngài không muốn tỏ ra mình là một giáo chủ cuả một cái " Đạo" nào cả. Ngài không truyền giáo, chỉ khi đi ở ẩn qua ải Hàm Cốc vì Doãn Hỉ quan giữ thành cứ nài nỉ mãi mà ngài buộc lòng phải soạn ra một bộ " Đạo Đức Kinh" để lại cho đời sau.

Theo đạo Phật dùng ánh sáng hào quang toà sen vàng để cải hoá con người vượt qua bờ mê biển khổ mà giác ngộ. Theo đạo Công Giáo dùng cây thánh giá để truyền bá tư tưởng yêu thương bác ái, còn đạo Mác Lê dùng thuyết đấu tranh giai cấp để nô lệ con người. Riêng về đạo Phật và đạo Công Giáo tôi miễn bàn, vì giáo lý cuả hai đạo này cũng chỉ đạt đến vẻ đẹp cuả chân thiện mỹ. Tất nhiên muốn giáo hoá đều phải dùng văn chương thơ phú hay các quyển kinh bằng chữ viết cho người đọc.

Chính vì cái chủ trương dùng bạo lực, cưỡng ép, vô nhân mà chủ nghiã Mác Lê cố tình đầu độc con người bằng những lý thuyết ba ba ruà ruà cóp nhặt, ăn cắp, đạo văn mà gây ra thảm cảnh như ngày nay. Tuy họ không gọi toặc móng heo ra là một Đạo Tà Giáo. Nhưng cung cách thờ phụng, đọc thuộc lòng trước tác, trích dẫn huyên thiên cuả các cán bộ gộc, cách thi lễ giơ nắm tay thề nguyền trước đảng kỳ, cách nhồi sọ tự coi là kim chỉ nam cho mọi hành động thì bản chất họ có phải là những tín đồ cuồng tín không? Hiện nay ở Việt Nam đã có khoảng 3 triệu tín đồ. Cho nên cách hiểu cuả  nickname"Chịu Nhục" về Đạo như vậy. Xin lỗi có phải là đảng viên cộng sản không, nên chịu nhục mới nói: "văn thơ chính nghĩa là để chuyển đạo tới cho con người chớ, cái đích của văn thơ là phục vụ con người còn đạo đã bao hàm cả lý và đức trong đó rồi nên chuyển ra thì có chứ làm sao chuyển vô."

Ai dám bảo chủ nghiã Mác Lê nin là chính nghiã, văn thơ hiện thực xã hội chủ nghiã là chính nghiã để nhằm chuyển tải cái đạo Mác Lê Nin đến cho nhân dân lao động? Từ cái hiểu sai về ý nghiã chữ " Đạo " cuả tôi mà chịu nhục mới nói như vậy.

Chữ Đạo cuả tôi muốn nói là chữ Tâm, như Phật nói giữ được tâm trong là thấy Phật rồi, Phật ở trong ta chứ phải tìm ở đâu xa. Như Chuá Jesus nói: "Hãy yêu cả kẻ thù cuả mình", không có nghiã là nhắm mắt mù quáng làm theo những cái bậy bạ cuả kẻ thù. Vì theo Chuá con người là sản phẩm cuả thiên chuá, yêu cả kẻ thù cuả mình là yêu những sáng tạo làm ra là sản phẩm cuả Thiên Chuá mà đừng sát hại nó.

Chữ " Đạo " đây tôi muốn nói là đạo trời, đạo thiên nhiên. Một nhà khoa học đã từng nói:" Mọi vật không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến hoá từ dạng này sang dạng khác."  Nhà khoa học này đã dùng văn chương, ngôn từ chữ viết để chuyển tải cho ta, dẫn đường cho ta tiến dần đến Đạo Trời, hay Đạo Thiên Nhiên là gì? Nhưng định luật bảo toàn và biến hoá năng lượng không phải là kinh thánh, và cũng không sinh ra từ cái " Đạo" nào cả. Nó chỉ có giá trị tương đối, do con người tìm tòi phát minh  viết ra và sẽ được thời gian kiểm nghiệm.

Ngay trong sách nhà Phật cũng giải thích về tận cùng và khởi điểm, luận về sinh tử luân hồi. Phật bảo rằng: " Những lời chỉ dạy cuả ta chỉ để cho các ngươi giác ngộ mà tu tập vượt qua bờ mê biển khổ đến với thế giới tịnh độ. Các ngươi hãy theo ngón tay ta chỉ để nhìn thấy mặt trăng, chứ ngón tay ta không phải là mặt trăng". Đến Phật còn khiêm nhường như vậy huống chi là mấy con khỉ đột , mấy con đười ươi cứ khăng khăng: Chủ nghiã Mác Lê Nin là đỉnh cao cuả trí tuệ loài người, coi Mác Lê là cái Đạo sánh với Đạo Trời.

Loài người chúng ta có thói quen sùng bái, với bất cứ hệ thống lý luận nào họ cũng vội cho là " Đạo". Ví dụ như Nho giáo, nặng về nhân nghiã, lễ nhạc, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đạo học chiêm nghiệm về tuần hoàn cuả vũ trụ, sự thành bại mất còn. Âm dương gia kính ngưỡng thận trọng thuận theo lẽ âm dương cuả vũ trụ. Mặc gia chủ trương kiêm ái, sống trượng phu anh hùng hảo hán. Họ thường là những võ sĩ đạo. Pháp gia chuyên về luật pháp để buộc người ta sống có kỷ cương. Danh gia chủ trương thuyết chính danh như tôi đã viết trong bài" Văn chương là cái đạo cuả người": Danh không chính thì ngôn bất thuận; ngôn bất thuận thì sự không thành.

Cho nên theo tôi, mỗi người chúng ta nên lấy cái tâm, cái chính danh làm đầu và dùng văn chương thơ phú để chuyển tải cho đạt đến cái Đạo Trời hay đạo làm người. Đạo không do ai phát minh sáng chế cả, không phải là một chủ thuyết nào cả. Như tôi đã viết: Đạo là khởi thuỷ cuả muôn vật, đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba .... cứ như thế mà hàng hà sa số. Đạo có trước cả trời đất, đạo có đức hiếu sinh. Cho nên con người cứ bám theo cái đức hiếu sinh cuả đạo mà tìm ra cái lý, cố gắng học hành và làm việc lành. Văn chương thơ phú nhờ mỗi ngưòi góp một tay để chuyển về cái gốc cuả Đạo. Nếu làm được như vậy là con người đã tự học ở Đạo rồi đó. Còn bọn tiểu nhân, ngụy quân tử cứ mặc xác nó viết linh tinh tuyên truyền bá đạo. Nó cứ tuyên truyền mãi về tư tưởng không có gì cuả Hồ Chí Mít  ta cũng mặc. Không thể coi ông Hồ là giáo chủ cuả một Đạo được.

4.6.2012 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét