Bình thơ Giang Hoa và Lu Hà
Tiếng Hạc Trong Đêm…
Đêm trở giấc nỗi buồn hoang quạnh quá !
Ánh trăng khuya nẻo khuất lặn chân đồi
Giữa canh sầu cô lẻ trái tim côi
Trong bóng tối sao buồn rơi vụn vỡ
Sương còn đọng ướp men tình dang dở
Lá sầu cay một chút ngỡ buâng khuâng
Khao khát bàn tay êm ái ân cần
Để xoa dịu bao nỗi niềm trăn trở
Nửa vành nguyệt rơi chùng tim nát vỡ
Trăng lẩn trốn hồn bở ngỡ bên rèm
Để khúc tự tình ru mãi vào đêm
Con tim khép khâu rồi sao trăn trở
Sóng vỗ bờ ôm mộng tình lỡ dở
Sợi tơ hồng bởi duyên nợ vì đâu
Tiếng hạc trong đêm ảo não bao sầu
Đò rẽ ngược niềm đau còn vạn thuở ...
01.06.2016 Giang
Hoa
Tình Vỡ Tan Rồi…
Tình Vỡ Tan Rồi…
Cảm đối thơ Giang Hoa: Tiếng Hạc Trong Đêm
Nỗi buồn chôn dấu trong tim
Giữa đêm tiếng hạc đắm chìm bóng câu
Trăng lên vàng võ chân cầu
Phòng the leo lắt đĩa dầu hư hao…
Nửa hồn phảng phất xanh xao
Sương rơi đầu ngõ gió gào phong ba
Ngược xuôi trong cõi sa bà
Đôi vai nặng gánh quan hà bão giông…
Thuyền ai thấp thoáng biển Đông
Có nghe xuân gọi cánh đồng làng quê
Bao giờ người lại trở về
Hoa mai nở trắng sơn khê nẻo đường…
Trải qua cát bụi dặm trường
Trán nhăn tư lự đại dương hãi hùng
Canh khuya giun dế não nùng
Ngân chi điệp khúc thủy chung đá vàng…
Cung đàn sao nỡ dở dang
Dây ân dây oán vành tang nấm mồ
Tình trong giấc mộng điệp hồ
Còn đâu ân ái cơ đồ mà mong…
4.6.2016 Lu Hà
Đọc xong bài thơ viết theo thể thơ 8 chữ của Giang Hoa, Lu Hà tôi coi như nối tiếp dòng thơ mới đã có từ thời tiền chiến do các cậu cử cô tú theo học trường Tây sáng tạo ra khoảng những năm đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng thơ Pháp. Lúc đầu cụ Tản Đà phản đối kiểu thơ này, vì cụ Tản Đà ảnh hưởng nho học thích thơ đường có quy tắc niêm luật rõ ràng, sau cụ cũng chấp nhận thể thơ này miễn hay là được. Tuy là thơ 8 chữ và thường được gieo vần nối bởi các chữ cuối cùng trong câu và phải tôn trong nguyên tắc đổi thanh, sao cho nhịp thơ luôn nhịp nhàng bởi các thanh trắc, bằng , trắc hay bằng, trắc, bằng như nữ Giang Hoa đã làm ở đây. Lu Hà cảm xúc ngay bằng một bài thơ lục bát gọi là thơ cảm đối hay thơ dịch chứ không phải là thơ họa. Thuật ngữ thơ dịch hay thơ chuyển thể, nhà văn Võ Phiến đã từng bàn luận công khai cùng là chữ Việt cả có phải Tây – Tàu gì đâu mà cũng gọi là thơ dịch? Tôi thấy bây giờ người ta không những họa thơ đường luật mà còn phóng túng hơn họa cả thơ lục bát, họa bất cứ thứ gì có tí vần trừ thơ tự do không thể nhần đưọc nên họ mới tha cho. Về nguyên tắc họa thơ lục bát, không chỉ chữ cuối câu lục và câu bát, người ta phải họa cả yếu vận các chữ số 2, số 4 mới gọi là hoàn chỉnh. Họa thơ như vậy rất rườm rà nhiêu khê công phu có khác chi đạo thơ sửa thơ như người ta đã làm với cả Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, nhiều nhà bình luận phê bình là hiếp dâm nàng Kiều cướp đi trinh tiết nàng Kiều. Vậy sao ta không thể tự sáng tác ra bài thơ lục bát khác do mình tự cảm xúc viết ra có hay không mà cứ bám vào người khác để làm gì?
Đọc xong bài thơ viết theo thể thơ 8 chữ của Giang Hoa, Lu Hà tôi coi như nối tiếp dòng thơ mới đã có từ thời tiền chiến do các cậu cử cô tú theo học trường Tây sáng tạo ra khoảng những năm đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng thơ Pháp. Lúc đầu cụ Tản Đà phản đối kiểu thơ này, vì cụ Tản Đà ảnh hưởng nho học thích thơ đường có quy tắc niêm luật rõ ràng, sau cụ cũng chấp nhận thể thơ này miễn hay là được. Tuy là thơ 8 chữ và thường được gieo vần nối bởi các chữ cuối cùng trong câu và phải tôn trong nguyên tắc đổi thanh, sao cho nhịp thơ luôn nhịp nhàng bởi các thanh trắc, bằng , trắc hay bằng, trắc, bằng như nữ Giang Hoa đã làm ở đây. Lu Hà cảm xúc ngay bằng một bài thơ lục bát gọi là thơ cảm đối hay thơ dịch chứ không phải là thơ họa. Thuật ngữ thơ dịch hay thơ chuyển thể, nhà văn Võ Phiến đã từng bàn luận công khai cùng là chữ Việt cả có phải Tây – Tàu gì đâu mà cũng gọi là thơ dịch? Tôi thấy bây giờ người ta không những họa thơ đường luật mà còn phóng túng hơn họa cả thơ lục bát, họa bất cứ thứ gì có tí vần trừ thơ tự do không thể nhần đưọc nên họ mới tha cho. Về nguyên tắc họa thơ lục bát, không chỉ chữ cuối câu lục và câu bát, người ta phải họa cả yếu vận các chữ số 2, số 4 mới gọi là hoàn chỉnh. Họa thơ như vậy rất rườm rà nhiêu khê công phu có khác chi đạo thơ sửa thơ như người ta đã làm với cả Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, nhiều nhà bình luận phê bình là hiếp dâm nàng Kiều cướp đi trinh tiết nàng Kiều. Vậy sao ta không thể tự sáng tác ra bài thơ lục bát khác do mình tự cảm xúc viết ra có hay không mà cứ bám vào người khác để làm gì?
Về họa thơ các thể lục bát, song thất lục bát, thơ 7 chữ
hay thơ đường ta nên ghi rõ tên tác giả bài xướng và đề bài để đảm bảo tính
trung thực theo thời gian năm tháng trôi đi. Còn cứ viết chung chung mơ hồ là
thơ họa, vô tình mình đánh lận con đen nhập nhằng, rồi chữ thơ họa thơ vu vơ cũng
bị cát bụi trí nhớ con người có hạn xóa mờ đi, thành ra người đời có thể sẽ
quên mất tác gỉa gốc và chỉ nhớ tên người họa. Làm như vậy có phải mình không
gian trá cũng là gian xảo không? Có cảm thấy lương tâm cắn rứt không? Vô tình
mình thành kẻ đạo thơ văn cướp công lao sáng tạo, cướp đi những gía trị tinh thần
của người khác vì một chút hư danh vẻ vang hão huyền. Vậy để tránh hiểu lầm, đảm
bảo cho lương tâm tâm hồn thi sĩ trong sáng ta nên nhất thiết buộc phải ghi rõ
tên tác gỉa bài xướng cũng như đề bài thơ xuớng mình muốn họa lại cho thật rõ
ràng minh bạch.
Bây giờ tôi xin nhẩn nha bình từng khổ thơ của Giang Hoa
và thơ cảm đối của tôi trình tự xen kẽ nhau từ đầu tới cuối.
Nữ sĩ Giang Hoa gọi tên bài thơ là Tiếng Hạc Trong Đêm …
và của tôi thì gọi là Tình Vỡ Tan Rồi… Tiếng hạc giữa lúc nửa đêm trong tâm trạng
u buồn về một mối tình dang dỡ vỡ tan nghe sao mà thảm thiết vô cùng.
Giang Hoa:
“ Đêm trở giấc nỗi buồn hoang quạnh quá !
Ánh trăng khuya nẻo khuất lặn chân đồi
Giữa canh sầu cô lẻ trái tim côi
Trong bóng tối sao buồn rơi vụn vỡ“
Lu Hà:
“Nỗi buồn chôn dấu trong tim
Giữa đêm tiếng hạc đắm chìm bóng câu
Trăng lên vàng võ chân cầu
Phòng the leo lắt đĩa dầu hư hao…“
Thi nhân đang say sưa trong giấc ngủ mê man, biết đâu đang
mộng về một nơi nào đó xa xôi...? Bỗng nhiên giật mình trở giấc vì sao? Bởi vì
nghe tiếng hạc bay qua hay tiếng qụa kêu sương đi ăn đêm, lòng buồn quạnh quẽ
cô đơn vì biết mình từ lâu chôn dấu một bí mật một tâm trạng riêng khó nói ra ở
trong tim… Bên ngoài qua dòm song cửa sổ là ánh trăng khuya vụn vỡ mờ tan cuối
chân đồi xa xa hay lơ lửng bóng câu lảng vảng chân cầu ao như tình người thiếu
phụ tan nát vụn vỡ ra từng mảnh nhỏ, hòa quện những gịọt lệ khổ đau vàng võ mờ ảo
từ hơi sương hay ngọn đèn dầu leo lắt, muội bám đầy chao đèn, ngọn bấc đen ngòm
cứ dài dần ra mà cảm thấy ruột thắt dạ bào...
Trong bóng tối ngoài trời từng vệt sao băng buồn rơi vụn vỡ. Sao trời còn đựợc coi là bản mệnh của linh hồn người trên thế gian. Cả Giang Hoa và Lu Hà khéo bảo nhau mà có một trái tim tâm hồn thi ca đồng điệu tấu hòa cộng hưởng từ hai khổ thơ vừa nêu trên.
Trong bóng tối ngoài trời từng vệt sao băng buồn rơi vụn vỡ. Sao trời còn đựợc coi là bản mệnh của linh hồn người trên thế gian. Cả Giang Hoa và Lu Hà khéo bảo nhau mà có một trái tim tâm hồn thi ca đồng điệu tấu hòa cộng hưởng từ hai khổ thơ vừa nêu trên.
Giang Hoa:
“ Sương còn đọng ướp men tình dang dở
“ Sương còn đọng ướp men tình dang dở
Lá sầu cay một chút ngỡ buâng khuâng
Khao khát bàn tay êm ái ân cần
Để xoa dịu bao nỗi niềm trăn trở“
Lu Hà:
“Nửa hồn phảng phất xanh xao
Lu Hà:
“Nửa hồn phảng phất xanh xao
Sương rơi đầu ngõ gió gào phong ba
Ngược xuôi trong cõi sa bà
Đôi vai nặng gánh quan hà bão giông…“
Thật đáng thương cho người thiếu phụ nửa đêm nghe tiếng hạc
mà bừng tỉnh nỗi niềm vỗ gối quằn quại trong phòng the giá lạnh, thầm nghĩ
ngoài sân ngoài vườn sương rơi nặng trỉu trên tàu lá chuối hoặc tàu dừa, lá trầu không như ướp chút men tình thừa dang
dở xót xa còn đọng lại bâng khuâng day dứt mà thèm bàn tay ân ái hơi thở nóng
bóng chiều chuộng âu yếm của người tình quân bạn đời chung chăn chung gối...
Nhưng than ôi! Chỉ thấy nửa hồn phảng phất xanh xao còm cõi vàng vọt ngược xuôi
bươn bả trong cõi sa bà, không biết đâu là nhà, hai vai oằn oại nặng gánh phong
trần bởi căn số nghiệp lực trầm luân nơi biển cả quan hà mà không sao trút bỏ
được, vừa thương cho mình kiếp hồng nhan bạc mệnh và thương cả cho người mình
yêu ... Nay vì sao vì ai mà xa cách ngàn trùng.... Tự vấn hỏi mính và biết còn
ai mà chia sẻ … Tự vấn hỏi mính và biết còn ai mà chia sẻ nỗi niềm tâm sự kín
đáo riêng tư….
Giang Hoa:
“Nửa vành nguyệt khuyết rơi chùng tim nát vỡ
“Nửa vành nguyệt khuyết rơi chùng tim nát vỡ
Trăng lẫn trốn hồn bở ngỡ bên rèm
Để khúc tự tình ru mãi vào đêm
Con tim khép khâu rồi sao trăn trở“
Lu Hà:
“Thuyền ai thấp thoáng biển Đông
Lu Hà:
“Thuyền ai thấp thoáng biển Đông
Có nghe xuân gọi cánh đồng làng quê
Bao giờ người lại trở về
Hoa mai nở trắng sơn khê nẻo đường…“
Nửa vành nguyệt hay trăng khuyết ám chỉ mối tình không trọn
vẹn tròn trịa như mảnh sành mảnh kính vỡ rơi xuống làm bầm dập trái tim yêu
thuơng và trăng biết tội lỗi mình lẩn trốn hồn người trinh nữ ám chỉ chính bản
thân người thiếu phụ khổ đau bỡ ngỡ sững sờ, màn đêm tự khúc do giun dế côn
trùng kêu vang thảm thiết nhạc sầu. Trái tim trọng thương khâu lại nhưng vẫn
còn vết sẹo in hằn làm sao mà chả còn trăn trở....? Nàng liên tưởng tới người
mình yêu đang bập bềnh ngoài biển khơi như trăm vạn con thuyền khác ở ngoài biển
Đông gió hú cồn cát đá ngầm sóng bạc đầu giông tố chết chóc đe dọa từng giây từng
phút. Liệu nguời trên thuyền có nghe thấy tiếng gọi của trái tim của người con
gái hay thiếu phụ đang xuân, có nghe thấy tiếng chim én rộn ràng khắp cánh đồng
làng quê. Bao giờ chàng sẽ nhớ tối nàng ăn năn hối hận vì sự ra đi của mình mà
trở về. Nàng ước ao ngày đó hoa mai hoa đào hoa sim mua tigôn nở trắng mọi sơn
khê núi đồi mọi nẻo đường có bóng con người qua lại...
Giang Hoa:
“ Sóng vỗ bờ ôm mộng tình lỡ dở
“ Sóng vỗ bờ ôm mộng tình lỡ dở
Sợi tơ hồng bởi duyên nợ vì đâu
Tiếng hạc trong đêm ảo não bao sầu
Đò rẽ ngược niềm đau còn vạn thuở ...“
Lu Hà:
Lu Hà:
“Trải qua cát bụi dặm trường
Trán nhăn tư lự đại dương hãi hùng
Canh khuya giun dế não nùng
Ngân chi điệp khúc thủy chung đá vàng“
Thơ Giang Hoa là loại thơ tượng trưng thuộc trường phái
siêu thực lấy hình ảnh thiên nhiên để mô tả tâm trạng đau thương cùng cực tê dại
của những linh hồn trái tim yếu đuối yêu thuơng. Giông tố đại dương phũ phàng
đánh nát con thuyền tình tả tơi cả cánh buồm hay chính là những nguyên nhân sâu
xa của lề thói định kiến xã hội gây ra? Sợi tơ hồng hay sợi chỉ xích thằng là
do trí tường tượng thần thoại hóa cho rằng nhân duyên hạnh phúc của con người
không do tự chính con người làm chủ mà do xếp đặt của một ông lão bà lão trên
thiên đình gọi là ông tơ bà nguyệt có sổ nhân duyên chuyên coi sóc kiểm soát
chuyện kết hôn của con người trên trần gian, buộc chỉ tơ hồng vào chân vào tay
từng cặp vợ chồng. Nên theo thuyết tài mệnh tương đố cụ Nguyễn Du cũng cho là
duyên nợ. Bây giờ người thiếu phụ nghe tiếng hạc kêu trong đêm như xé ruột xé
gan mà cảm thấy ảo não bao nỗi sầu vì sự bất lực của chúng sinh, những con đò định
mệnh không theo ý ta thuận xuôi theo ta mà rẽ ngược sang lối khác để lại niềm
đau khổ thiên thu vạn cổ... Người anh hùng đấng nam nhi truợng phu cũng trải
qua cát bụi dặm truờng, trải qua bao thử thách hiểm nguy chống trả lại với bão
tố cuộc đời như thấy mình cô đơn mà có biết bình tâm suy nghĩ trán nhăn tư lự
giữa đại dương mênh mênh sóng dữ hãi hùng có biết thuơng người con gái mình hằng
yêu thương rồi lại bỏ rôi nơi quê nhà giữa đêm khuya nghe tiếng giun dế nhạc
côn trùng ngân vang não nùng mà thở dài ngao nán cho điệp khúc thủy chung đá
vàng và chờ đợi hoài biết đến bao giờ...?
Trong khi Giang Hoa viết 4 khổ thơ 8 chữ thì dừng lại thổn
thức lệ chảy châu tuôn lã chã nước mắt chảy ngược nuốt vào trong thì Lu Hà còn
viết thêm khổ thứ 5 để kết thúc bài thơ lục bát với những kết luận sau theo một
bố cục trình tự lô rích:
Lu Hà:
“Cung đàn sao nỡ dở dang
Lu Hà:
“Cung đàn sao nỡ dở dang
Dây ân dây oán vành tang nấm mồ
Tình trong giấc mộng điệp hồ
Còn đâu ân ái cơ đồ mà mong…“
5.6.2016 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét