Theo tớ thì bài thơ Lưu Quang Vũ gọi là hay thôi, khi
ca ngợi về tiếng Việt chứ không hoàn toàn xuất sắc độc đáo. Anh làm thể 8 chữ
là lối thơ dễ làm nhất. Ngày xưa nữ thi sĩ Anh Thơ trình độ văn hóa lớp 4 hết bậc
sơ học yếu lược thời Pháp rất thích thơ 8 chữ và chỉ có một chiêu này thôi, làm
chàng Nguyễn Bính như mê mẩn tâm thần đòi kết hôn làm vợ. Khổ nỗi nàng Anh Thơ
chê anh chàng Bính thơ hay nhưng thuộc loại quê mùa dùi đục chấm mắm cáy. Cụ Tản
Đà lúc đầu phong trào mở rộng chữ quốc ngữ phản đối kịch liệt lối thơ này của
các cậu cử cô tú trường Tây sáng tạo ra.
Sau Cụ Đà cũng xuôi tai miễn hay là được nhưng phải tuân
thủ quy tắc đổi thah và cách gieo vần tùy cách chọn nối liền từng cặp như Đoàn
Văn Cừ hay cách câu như Lưu Quang Vũ v. v... ở chữ cuối cùng trong câu thơ. Vũ
chỉ có khả năng gieo vần cách câu còn dài hơn liên tục thành một chuỗi kết nối
như sợi dây giống Cừ. Anh Vũ chịu không làm nổi.
Thơ Anh Vũ dùng nhiều chữ" ôi "chữ " tiếng"
quá, gây hội chứng nhàm chán. Mới nghe cho là để nhấn mạnh ý miêu tả, sẽ tạo ra
mạch văn không thông thoáng thanh thoát như Cừ.
Cách gieo vần không liên tục .Tài năng thơ 8 chữ này vào bậc
trung bình. Cái điều đặc biệt qúy Anh Vũ là người Việt Nam đầu tiên làm hẳn một
bài thơ ca ngợi tiếng Việt. Đọc lên cũng thú vị.
Văn phong nhạc điệu trung bình, các chữ lặp đi lặp lại mãi
một điệp khúc. Ý thơ hay nhưng nghệ thuật văn cảnh cỡ tầm tầm. Theo tôi cả hai
phái: "Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa" hay:" Ôi tiếng Việt
như bùn và như lụa" đều không hay, nghe quê một cục. Nhưng ngán nhất
là:" Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa ". Bùn và lụa có quái gì đáng
mà phải ôi? Trên bùn còn phù sa, trên lụa còn gấm vóc. Đất cày cũng khô khan
quê một cục. Tiếng Việt là tài sản tinh thần vô gía, anh phải biết dùng hình ảnh
tượng trưng ví von khéo léo để miêu tả thứ ngôn ngữ thần diệu của dân tộc mình
cho người ta mơ mộng. Đằng này nói huỵch toẹt ra so sánh như bùn như lụa hay
như đất cày. Cũng may dân nước này bị kìm hãm trí tuệ lâu, bị giáo dục đại trà
như gà vịt ngan ngỗng chằn chặn đều đều như bó mạ cây trồng nên khả năng thưởng
lãm chỉ có bấy nhiêu thôi kẻ đất cày hay người bùn nhơ đều hay. Tranh cãi nhau ỏm tỏi, tốn thời gian vô bổ,
thà dành thời gian làm việc hữu ích hơn như học tập anh Lưu quang Vũ mà thi đua
nhau làm thơ ca ngợi tiếng Việt ta có phải tốt hay không?
Bác Paul phân tích cái dở của đề thi tuyển đại học tầm cỡ
quốc gia mà chuệnh choạng ngớ ngẩn như vậy để mà rút kinh nghiệm sửa chữa đặng
làm cho tốt hơn. Truy hỏi thân nhân ông Vũ là đất cày hay bùn để làm gì? Chắc
gì thân nhân dám nói thật vì bản thân họ cũng muốn yên thân làm theo chỉ thỉ chỉ
đạo: Phương trâm đẹp mặt cho bộ đại học cho linh hồn ông Lưu Quang Vũ, ông Phạm
Tiến Duật v. v.... Co kéo làm sao cho dĩ hòa vi qúy ai cũng có phần không vật
chất thì tinh thần.
Tóm lại bài thơ này gọi là hay thôi. Anh Vũ ra đi sớm qúa,
nếu Anh còn sống chắc sẽ cao tay hơn khi làm thơ 8 chữ. Thể loại thơ này tôi
thích bài " Chợ Tết " của Đoàn Văn Cừ.
Hãy đọc thử xem vài đoạn, ông Cừ viết rất oách. So sánh
bút pháp rõ ràng ông Cừ cao thủ hơn ông Vũ.
Chợ Tết
Tác giả: Đoàn Văn Cừ
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết .
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc ;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ .
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu ,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau .
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa ,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh ,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh .
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ .
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô .
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán .
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản ,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân .
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm ,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ .
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau .
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu ,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu .
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo ,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra .
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà ,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi .
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi ,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa .
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha .
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết ,
Con gà trống mào thâm như cục tiết ,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem .
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm ,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh ,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh ,
Những người quê lũ lượt trở ra về .
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê ,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ .
Có thể hứng lên tôi cảm đối thơ Lưu Quang Vũ cũng ra 8 chữ
mà gieo vần nối hẳn hoi như Bác Cừ. Chứ làm như Bác Vũ tôi thấy còn loạng choạng.
Bài thơ này của Bác Vũ ý nghĩa lắm. Nhưng về nghệ thuật chưa đến mức cao siêu.
Nhưng với trình độ thưởng lãm của người Việt Nam hiện nay theo tôi Bác Vũ làm được như vậy cũng là giỏi lắm rồi.
Về thơ tớ thích Lưu Quang Vũ hơn Phạm Tiến Duật. Theo tớ
Phạm Tiến Duật chỉ có khả năng làm thơ tuyên truyền cổ động làm thơ chính trị
thôi, nghêu ngao theo đơn đặt hàng thôi. Trình độ năng khiếu làm thơ vào loại xoàng. Lúc nào
cũng bệ vệ quan cách, thi sĩ phải lả lướt trăng gió chứ. Dù có dâm tính thì đã
chết ai? Miễn là không hiếp dâm ai bóp vú cô nào, quấy nhiễu tình dục các cô
nhân viên văn phòng thuộc cấp là được rồi. Ông Vũ đa sầu đa cảm đúng phốt nhà
thơ. Ông Duật có dáng quan lại khệnh khạng công thần, một cái đinh ốc một nô bộc
cần mẫn của chế độ. Ông Duật lấy tư cách nào mà dám sửa thơ Lưu Quang Vũ đáng
là bậc Thày của mình? Nhiều người cứ xưng xưng Duật là thày Vũ hay chính xác hơn
thì Vũ là bậc Thày của Duật? Thơ là tình cảm, trạng thái tâm linh tài năng bẩm
sinh, nghệ thuật tu từ riêng không thể hồng hơn chuyên được?
Con Phượng Hoàng Sơ Sinh
Con Phượng Hoàng sơ sinh
Xuân Diệu đã gọi anh
Lông măng chưa đủ cánh
Của một thời chiến chinh
Chiến tranh đã qua đi
Người ta còn nhắc laị
Dăm bài thơ chống Mỹ
Ngân vang một cuộc đời
Tôi biết nói làm sao ?
Khi đọc những vần thơ
Ruồi vàng thành bọ chó
Muỗi rừng sâu vo ve
Ôi cuộc đời tang thương
Như cô gái xung phong
Thạch Kim là Thạch nhọn
Anh Duật ơi ! Em đây!
Nước mắt cứ chảy daì
Trôi theo hai cuộc đơì
Mà sao đành côi cút
Đêm Trường Sơn mưa rơi!
Trong tiếng kèn đưa ma
Kính viếng anh bài thơ
Cuả một người đồng đội
Lính Trường Sơn năm xưa
Hương hồn còn bơ vơ
Con ve sầu ngẩn ngơ
Nuối tiếc thời oanh liệt
Nhưng chẳng dám kêu to....
2007 Lu Hà
Bài thơ này tớ làm từ năm 2007, thời gian đó mới võ vẽ làm
thơ. Hôm nay là 7.7.2016 . Chà 9 năm trôi qua rồi còn gì?
Tiếng Vọng Quê Hương
cảm đối thơ Lưu Quang Vũ: “Tiếng Việt“
Việt Nam ơi! Mây gió cuối chân trời
Miền xứ lạ biển lòng dâng rạo rực
Con tu hú gọi đêm hè thao thức
Tiếng ve sầu da diết mãi không thôi
Đời tha phương trái tim đập bồi hồi
Kìa ai đó âm thanh nghe xào xạc
Ngoảng mặt trông mắt nai hiền ngơ ngác
Người đồng hương thân mến của tôi cười
Bước chân đi hồn ngây ngất chơi vơi
Gợi nỗi nhớ nôn nao về quê mẹ
Chiều lam khói tuổi ấu thơ con trẻ
Bắt chuồn chuồn đuổi bướm cạnh bờ ao
Nước sông trôi cơn sóng vỗ dạt dào
Trăng vằng vặc lũy tre làng xanh mướt
Bầy đom đóm dong chơi tình tha thướt
Khua mái chèo văng vẳng khúc đò đưa
Đồng lúa vàng cha bận rộn sớm trưa
Mẹ gồng gánh nắng mưa hai buổi chợ
Quanh bếp lửa khói than hồng chan chứa
Đàn em thơ ríu rít với ông bà
Giọt sương rơi lã chã dải sơn hà
Chung tiếng nói cả ba miền đất nước
Chữ quốc ngữ nhớ ơn người đi trước
Sắc hỏi huyền nặng ngã dấu ly tao
Giọng ca ngâm xao xuyến thật ngọt ngào
Câu vọng cổ xót xa sầu đạm bạc
Bài ca dao ôm cánh cò chân vạc
Nghĩa cù lao khuyên dạy học nên người
Gió xuân về hoan hỉ nét vui tươi
Viết câu đối mừng bánh chưng pháo tết
Lời chúc tụng xóm làng quê đoàn kết
Đàn so dây kỳ diệu tiếng thơ bay
Ôi tiếng Việt man mát vời vợi thay
Cung bằng trắc nước non tình muôn thuở
Chim ríu rít hương say trăng cổ độ
Chuông chùa vang thánh thót nhạc giáo đường
Hỡi thày cô tóc trắng bạc ngôi trường
Thương nhớ lắm bảng đen từng chữ viết
Ai còn mất nghe tiếng đời tha thiết
Trái tinh cầu thổn thức hạt mưa rơi!
Xa quê hương phải học tiếng nước người
Anh Pháp Đức vần sao thơ Việt được
Tiếng mẹ đẻ sáng ngời vầng trăng ngọc
Lụa gấm thêu lưu luyến mãi không quên
Trống Mê Linh xung trận gái thuyền quyên
Hồn tử sĩ thủy chung bia mộ cổ
Xương cốt nhục bao đời ơn tiên tổ
Tấc đất không dời, quyết giữ giang san
Cuộc bể dâu thân khó nhọc bần hàn
Mùa nước lũ xắn quần cao bì bõm
Tay chống gậy bóng cụ gìa lọm khọm
Bát canh cua con cá lạc đồng xa
Cuộc đời tôi lạc lõng chốn quan hà
Đêm giông gió bâng khuâng niềm trăn trở
Tay gõ phím lửa tình quê hăm hở
Chữ ân tình vang vọng mãi không nguôi!
Năm mươi tư dân tộc núi non ngồi
Hình chữ S uốn cong rồng Lạc Việt
Chín muơi triệu dồng bào kêu thảm thiết
Biển Nha Trang cá chết trắng than ôi!
Hoàng Trường Sa lãnh hải biển xa xôi
Thềm lục địa cớ sao còn kẻ nhận
Dân vong quốc đã bao đời lận đận
Khóc thương Kiều tiếng Việt Tố Như ơi!
7.7.2016 Lu Hà
Mải mê viết, đến khi xong bài thơ đếm lại hóa ra tớ còn
dài hơi hơn Anh Lưu Quang Vũ một đoạn. Anh Vũ 15 đoạn, tớ 16 đoạn. Tớ cứ thả hồn
thơ lang thang bay bổng theo ý tớ, chả dính dáng gì nhiều với Anh Lưu Quang Vũ.
Người Viêt Nam chấp nhận thơ Anh Vũ, không lẽ nào lại hắt hủi chê bai thơ tớ
cũng viết về chủ đề tiếng Việt?
7.7.2016 Lu Hà
7.7.2016 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét