Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 41



Kể từ khi Chúa sinh ra loài người, trái tinh cầu của chúng ta phân ra phương Tây và phương Đông. Kỳ lạ thay phương Tây lại là quê hương của các văn nhân hiền triết, xứ sở này rất ưa chuộng hâm mộ nhân tài. Rất hiếm hoi ai đó vì văn hay chữ tốt uyên bác thông thái về học thuật mà bị nguy
hiểm đe dọa đến tính mạng. Còn phương Đông bản tính con người bần tiện, tiểu nhân nhung nhúc như giòi bọ.  Sĩ tử làm thơ viết văn phải tránh dùng chữ trùng với tên nhà Vua, với họ mạc cụ kỵ mấy đời của nhà Vua và Hoàng Hậu.

 Ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã có nạn đốt sách chôn học trò. Ở bên Tàu và Việt Nam đến bây giờ vẫn còn có nạn kiểm duyệt văn chương và các ngành nghệ thuật. Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác đều bị xử bắn vì tài văn thơ. Cao Bá Quát bị tru di tam tộc, tất cả thơ văn của ông đều bị vua nhà Nguyễn ra lệnh thiêu hủy. Vua Tự Đức còn ra lệnh đem thủ cấp của  ông Cao Bá Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. Cái tính hằn thù thâm căn cố đế làm nhục thi thể người đã chết rồi chỉ có ở phương Đông. Còn ở phương Tây chết rồi thì thôi và khi có chuyện xích mích tranh chấp nhau thì  đấu kiếm có trọng tài chứng giám rất là hào hiệp. Vua Gia Long sau khi đánh bại Quang Toản còn ra lệnh đào mả ba anh em Nguyễn Huệ sai quân lính tiểu tiện vào hộp sọ. Thật là hèn mọn khinh tởm vô cùng.

Kể cả cụ Nguyễn Du  khi viết Truyện Kiều, tên gốc là Đoạn trường tân thanh là truyện thơ kinh điển được viết bằng chữ Nôm  dựa theo tiểu thuyết " Kim Vân Kiều truyện"của Thanh Tâm Tài Nhân. Cốt truyện bên Tàu về đời nhà Minh xa lắc xa lơ, thế mà Nguyễn Du xuýt nữa bị mất mạng về mấy câu tả người anh hùng Từ Hải. Nếu như cốt truyện ở Việt Nam thì mất mạng là cái chắc. Truyện sảy ra ở Việt Nam thì làm gì thơ chả có những chữ phạm húy? Cả tập thơ dài dằng dặc làm gì chả có câu chữ nào đó trùng với tên bà cố nội cố ngoại hay họ hàng thân tộc hang hốc nhà Vua?

Tuy thế chí khí nam nhi của người Á Đông còn để lại những bài thơ hay như:
Lương Châu từ là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng của Vương Hàn, được sáng tác từ tên gọi của một điệu hát cổ của người Tàu nói về chủ đề trận mạc, biên ải.

“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi“

Rượu Bồ đào rượu từ quả nho chứa trong chén bằng ngọc dạ quang. Đang muốn uống thì tiếng đàn tỳ bà đã giục phải lên lưng ngựa để phi, hoặc nếu đã say nằm giữa bãi cát, mong người đừng cười. Bởi vì, từ xưa đến nay, người đi chinh chiến có mấy ai trở về đâu?

Hồ Trường là khúc hát của người quân tử bên Tàu trong khi uống rượu được Nguyễn Bá Trác dich sang tiếng Việt. Tôi đã cảm hứng ra thơ lục bát, song thất lục bát, thơ mới 7 chữ và bây giờ là thể 8 chữ và 5 chữ. Tôi xin tuần tự bình giảng cả hai bài.

Khúc Sầu Ca Tê Tái
Cảm hứng từ khúc ca của Nguyễn Bá Trác: Hồ Trường

Hồ trường dốc, hồ trường say túy lúy
Đấng trượng phu từng vặn cột bốc gan
Trời nam phương ngàn dặm dấu quan san
Ta uống cạn chén sầu ly đầu bạc

Với tiêu đề khúc sầu tê tái nghĩa là khúc hát buồn sầu tê tái não lòng.

Hồ trường đúng ra gọi là hồ thương nhưng ông Nguyễn Bá Trác đọc chệch ra cho thuần Việt.  Như các bài bình giảng khác tôi đã giải thích hồ trường là cái bình rượu ngày xưa làm từ qủa bầu khô. Đấng trượng phu vặn cột bốc gan là hai người Chu Vấn và Tỷ Can bên Tàu thời xuân thu chiến quốc.

Trời nam phương chỉ Việt Nam ta, khi ông Nguyễn Bá Trạc còn lưu lạc bên Tàu.

“Nuôi chí lớn ai dè thân cò vạc
Quê hương người xơ xác bóng tà dương
Lại nghiêng bầu ngao ngán vẻ chán chường
Vỗ gươm hát biết ai là tri kỷ“

Kẻ sỹ tha phương nuôi chí lớn phục quốc tỏ mặt nam nhi tráng khí chưa thành thì đầu bạc cam chịu thân cò vạc nương náu nơi xứ người. Buồn ngao ngán vỗ gươm uống rượu hát biết ai đồng chí hướng với mình, cảm thấy lẻ loi cô độc.

“Lửa cừu hận bụi mù roi thiết kỵ
Áng mây bay cánh đồng cỏ mênh mông
Hơi rượu phun lã chã tưới biển đông
Ngọn gió bắc sấm gầm quân mạc tiếu“

Tả cảnh chiến trận, sục sôi thù hận quân rợ mọi xâm lăng. Thiết kỵ là quận kỵ mã giỏi phi ngựa bắn cung

“Mưa xối xả gò lưng phi nước kiệu
Cuộc đỏ đen sát phạt bến bờ tây
Rót về đâu thổn thức chén lệ đầy
Nghe tiếng nhạc khúc tiêu sầu tê tái“

Phi nước kiệu là ngựa chạy cực nhanh bay như gió. Khổ này tả cảnh chinh chết chóc thắng thua thành bại. Tự mình an ủi mình cả khi lâm trận thế cùng lực kiệt nhưng không nản chí. Cả khi nghe tiếng trống thu quân hay khúc nhạc cắm cờ trắng quy hàng.

Tôi có bài thơ khuyên nhủ động viên người khi thất bại:

Hãy Vững Gót Từ Đống Tro Tàn
viết tặng nữ thi sĩ Thi Nguyên

Hãy vững gót giữa tro tàn đổ nát
Giữ niềm tin để được sống làm người
Bao xót xa xin đừng rơi nước mắt
Trong đắng cay hãy giữ trọn nụ cười

Cuộc thế tục có gì đâu mà mất
Bàn cờ đen khuất phục được sao đây
Trận hỏa hoạn không thể nào thiêu nổi
Trái tim hồng sức lực vẫn tràn đầy

Rừng xanh lá lo gì không củi đốt
Mùa xuân về cây nẩy lộc đâm chồi
Con tuấn mã dẻo dai phi nước kiệu
Cỏ xanh rờn bát ngát đóa xinh tươi

Anh đâu biết nông nỗi nào như vậy
Để kịp thời an ủi động viên em
Người vẫn còn vườn nhà đơm hoa trái
Hồn thơ say chan chứa rụng vương thềm

Anh vẫn thế chai lỳ cùng năm tháng
Vượt trùng dương biển thảm cõi nhân gian
Nhưng vẫn sống qua phong ba bão tố
Trái tinh cầu tìm lại áng thơ văn

Sáng làm thơ tình đời bao xao xuyến
Mà chiều nao cảnh ngộ thật thê lương
Mùa đông về trái tim thành tê tái
Biết cùng ai chia sẻ nỗi đau thương

2.12.2013 Lu Hà

Khi xa nước tóc còn xanh chi ngại
Sách thánh hiền học được bấy nhiêu thôi
Kiếp trầm luân thui thủi bọt bèo trôi
Cuộc dâu bể xót xa buồn thế sự“

Khổ này tả cảnh đời người trầm luân gian khổ chìm nổi. Câu chữ không có gì là khó hiểu. Miễn giải thích dài dòng

“Trán tư lự chén hồ thương lạc hỷ
Gọi hồ trường tiếng Việt khóc hu hu
Bạn đời ơi hiu hắt thổi hoang vu
Xương cốt trắng rừng thông trăng cổ độ“

Cổ văn xưa cũng có câu:
“Nhất tướng công thành vạn cốt khô

Mỗi một ông tướng khi thành công đều phải trả giá bằng cả vạn bộ xương binh lính chết khô, hay  vinh quang của bậc vua chúa cũng đều phải trả giá bằng sinh mạng của hàng vạn dân thường.

Về phái nữ cũng không kém chi phái nam
“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.“

Mỹ nhân cũng giống như danh tướng, không thể hứa hẹn với người đời đến khi đầu bạc. Ý tương tự như "Tài hoa bạc mệnh" hay "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen", lòng trời cũng thích trêu chọc thử sức kẻ có tài.

Cái qúy nhất của đời người phụ nữ, nhan sắc, tài năng thật chẳng muốn đối đầu chút nào với thời gian. Cảm nhận ý này, Nguyễn Bính, nhà thơ tài hoa mệnh bạc đa tình lìa đời năm 48 tuổi. Thơ vận vào đời, nhà thơ tài hoa viết bài  “Viếng  hồn trinh nữ”, khóc mĩ nhân sớm lìa trần :

 …Tôi với nàng đây không biết nhau,
Mà tôi thương tiếc bởi vì đâu?

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

Có một lần tôi thấy trên facebook, nữ ca nhạc sĩ Vũ Hoài Trang phàn nàn rằng: “Thời gian tàn phá nhan sắc thật khủng khiếp“. Nên tôi mới làm thơ trêu chọc bông lơn tán tỉnh rằng:

Kiếp Sau
cảm xúc từ tấm ảnh ca nhạc sĩ Vũ Hoài Trang

Kiếp sau ta lấy Hoài Trang
Chính cung hoàng hậu dịu dàng thiết tha
Chủ hôn đã có Hằng Nga
Nhân duyên tiền kiếp gốc đa cuội hầu

Núi sông hưng phế bể dâu
Phong tình cổ lục đốt dầu mà xem
Trăng non thao thức bên rèm
Hương ngây man mát càng mềm màu da

Ngẩn ngơ cát sĩ Lu Hà
Bài thơ thuở trước mặn mà còn đây
Kim bôi hợp cẩn vơi đầy
Một nghìn đêm lẻ bấy chầy canh thâu

Nỉ non gà gáy mưa ngâu
Sương thu lã chã chân cầu sầu rơi!
Bướm ong rầu rĩ lả lơi
Thiên tình hoài mộng cõi người mấy ai

Hỏi thăm rặng liễu Chương Đài
Cành xuân lá thắm vẫn hoài chờ mong
Trải bao thế kỷ chốc mòng
Nôn nao nguyệt bạch theo dòng ái ân!

28.5.2015 Lu Hà



Để tránh diễn giải lan man khi lấn sang giới phụ nữ, ta đang bàn về khí khái nam nhi quân tử bậc trượng phu khi uống ruợu mà cảm khái thế sự thân phận mình

“Lòng ta biết chí tang bồng quốc tổ
Nghìn năm sau réo rắt tiếng đờn ca
Dòng sông hương xõa tóc rặng tre ngà
Hà tất phải cùng cỏ cây sầu thảm!“

19.3.2017 Lu Hà

Thoả chí tang bồng vốn là cách nói cho gọn của “Tang hồ bồng thỉ”.  Tang là dâu, hồ là cung, bồng là cỏ bồng, thỉ là mũi tên. Tục truyền ở bên Tàu hễ đẻ con trai thì dùng loại cung tên này bắn sáu phát; bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, còn một phát xuống đất. Ngụ ý của việc làm này là sau này trưởng thành, người con trai sẽ mang chí lớn ,hai vai gánh vác sơn hà,tung hoành dọc ngang giữa trời đất.

Quốc tổ là tổ quốc.Ý nói làm thân trai tráng phải biết phụng sự tổ quốc


Rót Chén Tiêu Dao
Cảm hứng khúc ca của tác gỉa vô danh bên Tàu do Nguyển Bá Trác dịch

“Hãy dốc cạn hồ trường
Phun hơi tỏa bốn phương
Như trận mưa mùa hạ
Giọt sương rơi cố hương“

Uống rượu giải buồn,
tiêu dao ngày tháng thong dong, bạn cùng trăng gió, vui cùng non nước trời mây.
Phái Tiêu Dao là một trong những môn phái trong tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung. Tiêu Dao có nghĩa là tự do tự tại, thong thả đây đó. 4 câu tả người quân tử dốc bầu hồ trường phun hơi ruợu tỏa ra bốn phương nghĩ về thế giới và không quên nơi cố hương sinh ra mình

“Tráng sĩ tuốt gươm sắc
Hài cỏ chí tang bồng
Rung chòm râu tóc bạc
Say xưa chén rượu nồng“

Bốn câu này tả người tráng sĩ võ hiệp như Kinh Kha, Yết Kiêu, Dã Tượng, đi dày cỏ của kẻ thảo dân mà mang chí lớn.

“Thẹn lòng nghe Tỷ Can
Cay đắng chuyện Chu Vân
Xé gan lay cột trụ
Tứ hải gót phong trần“

Tỷ Can, Chu Vân là những danh tướng khảng khái chính trực

“Múa bút vẽ câu thơ
Thê lương áng trăng mờ
Tủi hờn Phạm Ngũ Lão
Sầu hận đời bơ vơ“

Phạm Ngũ Lão là danh tướng nhà Trần. ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh.
Phạm Ngũ Lão đã ba lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao. Hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng vua Chế Năng phải bỏ chạy sang Java
Không chỉ có tài về quân sự, mà ông còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước.

Rót nữa về phương đông
Ứa tràn khắp cánh đồng
Biển dâng sinh cuồng loạn
Rụt cổ ngó mây rồng

Một chén hướng phương tây
Gía băng tuyết phủ dày
Ôm cây đàn thổn thức
Rưng rưng chén lệ đầy

Nào ai tỉnh ai say
Tha phương kiếp lưu đày
Chén nam nhi hồ thỉ
Nấm mồ xanh cỏ cây

Hồ thương gọi hồ trường
Nỗi niềm bao vấn vương
Công ơn Nguyễn Bá Trác
Bậc trượng phu cương thường!

20.3.2017 Lu Hà

Mấy khổ trên rất dễ hiểu, xin miễn bình giảng nhiều.

6.4.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét