Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Não Trạng Xã Hội Chủ Nghĩa Cũng Đòi Nghĩa Bàn Về Đường Thi



Bildergebnis für khỉ đeo kính 



 Một câu chuyện vô duyên dấm dớ bực mình với một người tên là Trần Thế Nhân từ một bài thơ đường, Lu Hà họa lại của cô Lâm Như Hoa.





Cảnh Bình Yên





Hoàng hôn xẩm tím tận chân trời

Róc rách bên thềm nước suối rơi

Lũ khuyển gầm gừ la mấy tiếng

Bầy chim ríu rít hót đôi lời


Chiều về ngắm cảnh thêm nhàn hạ

Đêm lại nhìn trăng để thảnh thơi

Một thoáng bình yên lòng rộn rã

Ung dung thụ hưởng mộng yêu đời



04/10/2015 Lâm Như Hoa





Dễ Thảnh Thơi

họa thơ Lâm Như Hoa: Cảnh Bình Yên



Đọc thơ buồn tủi một khung trời

Xót cảnh lầm than giọt lệ rơi !

Ngàn năm biển cả sầu thương nhớ

Vạn đại non ngàn nức nở lời

Quê hương tang tóc bao hoài vọng

Tổ quốc thê lương những mảnh đời

Đồng bào hải ngoại còn chăng chớ

Dân tộc Việt Nam dễ thảnh thơi?



* Bài họa này không theo niêm luật cung đình Việt Nam mà theo phép niêm đặc biệt của Tàu, không phải là cổ phong chi hết

11.4.2015 Lu Hà



Lu Hà cũng bí chữ nên đành dùng lại chữ thảnh cuả tác gỉa ( thảnh thơi )





Ngày xưa cụ Nguyễn Du sang Tàu làm bài Tiểu Độc Thanh Ký cả triều đình nhà Thanh thất kinh về sự thấu hiểu nho học đường thi của người Việt Nam nhỏ bé này quá uyên bác. Trong khi đó quan lại văn sĩ nước nhà thì dốt nát chê cụ Nguyễn Du làm thơ thất niêm sai luật. Ngay cả Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương cũng chỉ mới tuân theo luật lệ thơ đường theo lối cung đình thi cử Việt Nam rất bị bó hẹp. Đôi dòng tâm sự với các bậc trí gỉa ham thích thơ đường. Thể này Lu Hà lâu lắm không làm vì làm thơ tình qúa gò bó về câu chữ.





Trần Thế Nhân: oa! anh Hà Lu họa theo lối Tàu quả uyên bác! hóa ra ngoài nàng Tiểu Thanh còn có nàng Độc Thanh



Xin hỏi anh Hà Lu họa theo lối Tàu là ở đâu? anh chơi phép niêm câu chẵn đi với nhau và lẻ đi với nhau? thơ ĐL chỉ có một phép niêm là câu 1_8; 2_3; 4_5; 6-7 niêm với nhau. 36 phép là của ai thế anh? vậy là dùng cổ phong tứ tuyệt để họa thơ ĐL? bài của anh thế này mới đúng:

Truyện kể về nàng Tiểu Thanh gọi là Tiểu Thanh ký.

Nguyễn Du sáng tác bài thơ nhân đọc truyện này.

Về thời điểm ra đời bài thơ, có hai giả thuyết khác nhau, còn có tranh luận:

1/ Nguyễn Du viết Độc Tiểu Thanh ký ở Việt Nam

2/ Ông viết Độc Tiểu Thanh ký trên đường đi sứ

Trung quốc năm 1813



Tây hồ cảnh uyển giờ hoang lạnh

Một mình ai đọc sách bên song

Hận xưa son phấn nát hồn

Văn chương đa mệnh đốt còn tro vương

Niềm ai oán không đường hóa giải

Thế vận xoay có phải nghiệp duyên

Ba trăm năm hậu Tố Như

Trần gian ai kẻ sụt sùi lệ rơi



TTn



Lu Hà: Thật ra phải gọi là Độc Tiểu Thanh Ký là viết về nàng Phùng Tiểu Thanh gì đó đời nhà Minh. Còn cụ Nguyễn Du thăm mộ nàng là đời nhà Thanh sau nhà Minh. Vì chữ Hán chữ Việt lẫn lộn rất khó nhớ. Lu Hà cũng mấy năm học tiếng Tàu từ năm lớp 5 đến lớp 8, lớp 9 lại chuyền sang tiếng Nga, rồi chữ thày giả thày, quên sạch cả Nga lẫn Tàu. Bây giờ chỉ còn tiếng Đức là ngoại ngữ duy nhất, tiếng Anh thì nhắng nhít học qua loa. Cám ơn Trần Thế Nhân gì đó đã nhắc nhở để tôi nhớ chính xác hơn là tốt. Gía như cô hay anh chân thành bảo: Anh Lu Hà nhớ lộn rồi nên gọi là Độc Tiểu Thanh Ký chứ không phải là Tiểu Độc Thanh Ký có lẽ tốt hơn phải không cô hay anh? Chính tôi cũng nghi ngờ cô có phải phụ nữ không, linh cảm báo cho biết có thể là một nguời đàn ông đăng ảnh hai đứa bé trai gái làm Avatar? Sở dĩ tôi phải viết như vậy không có sẽ có người bảo Lu Hà họa thơ sai niêm luật. Một nguời thì luôn lấy cái tấm chân tình ra mà viết không chỉ là thơ còn vài dòng nhắn nhủ nữa cho những ai đó vào tham gia diễn đàn, người thì lại tỏ ra hơn thua thớ lợ mánh lới cò cưa dền dứ e không hợp nhau.



Thơ đường Việt Nam chỉ có 4 phép niêm, còn của Tàu biến hóa khôn lường hiện nay Lu Hà mới biết khoảng 16 phép niêm, có thể còn lên tới 36 phép niêm nhưng Lu Hà này không có thời gian chuyên sâu nghiên cứu kỹ? Thật ra Lu Hà không dành thời gian nhiều cho thể loại này vì chỉ chữ nghĩa cầu kỳ khó tả tình yêu trái gái nam nữ ong bướm trăng gió .... Thấy cô Lâm Như Hoa trông rất phúc hậu đáng yêu lại hay thích làm thơ đường nên tôi mới họa theo cho vui thôi.



Mà ngay chính Trần Thế Nhân này là một nguời mập mờ hành tung không rõ ràng. Vì sợ lộ cái bản lai diện mục của mình ra hay sao? Tại sao không dám dùng ảnh thật mà dùng hai đứa trẻ con hôn nhau? Hai đứa bé này là biểu tượng cho giống đực giống cái giao hoan . Mà là trẻ con thì chưa thành người chúng ở dạng trung gian giữa người và vật. Muốn thành người chúng phải học cách làm người do cha mẹ hay thày cô giáo trong trường, hay ở nhà do ông bà cô dì chú bác truyền dạy học cách sống lễ nghĩa nhân phẩm để làm người







Với một nguời dấu mặt như vậy mà bàn về thơ nhất là thơ đường vốn dĩ mang nặng nét văn hóa đạo lý tinh hoa cổ học có điều gì đó khập khễnh không ổn. Chỉ có Độc Tiểu Thanh Ký tôi nói nhầm là Tiểu Độc Thanh Ký cũng vạch lá tìm sâu bắt bẻ làm mất đi cái tâm hồn nhân bản của mình với tha nhân. Cũng may bây giờ người ta muốn đọc thơ Tàu hay tứ thư ngũ kinh bằng ngay chữ quốc ngữ theo vần A, B, C .... có dấu cũng rất dễ dàng. Ngày xưa muốn có mớ kiến thức đó phải học chữ nho 10 năm hay 20 năm. Bậy giờ chỉ cần 3 đến 5 năm học chữ quốc ngữ là ta có thể đọc được tất cả. Cám ơn Chúa đã gửi các giáo sĩ sang Việt Nam truyền bá cho ngiười Việt chữ quốc ngữ.



Lu Hà này không phải là bác sĩ thần kinh hay nhà tâm lý học gì cả. Do quá trình làm thơ nhiều nên Lu Hà này rất nhạy cảm đánh giá nhân cách trình độ nhân thức của bất kỳ ai đó tương đối chính xác không được 100% cũng là 70 hay 80 %. Vậy phản ứng tiếp theo của loại người như Trần Thế Nhân này Lu Hà đã biết trước. Vậy có viết gì Lu Hà này không thèm đọc đâu, viết cho ruồi nhặng nó đọc hay ai đó tò mò hiếu kỳ theo kiểu anh Phèo cô Nở. Lu Hà này chỉ chăm chăm quan tâm có một người duy nhất thôi. Đó là cô bạn thơ Lâm Như Hoa. Còn loại nguời rẻ như bèo là Trần Thế Nhân, Lu Hà tôi coi như liệt sĩ hư không.



À tiện tay có post lại bài Độc Tiểu Thanh Ký của Tố Như cho ai muốn tìm hiểu về tài làm thơ Đuờng của cụ Nguyễn Du thep phiên bản chữ hán. Bài này cũng có rất nhiều nguời dịch ra lục bát hay chữ luật đường bằng chữ nôm. Hình như cụ Tản đà cũng dịch ra thì phải?



Độc Tiểu Thanh ký

Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?



Nguyễn Du



Cô em Lâm Như Hoa nghe anh Lu Hà nói là anh làm ít thơ đường nhưng em có biết anh đã sáng tác ra bao nhiêu bài không? 430 bài tất cả đó. Phần lớn nhũng bài thơ hay của Hồ Xuân Huơng, Trần Tế Xuơng anh đều họa lại cả, chỉ những bài hay thôi còn những bài anh cho là tầm thuờng của thiên hạ làm rồi mạo danh Hồ Xuân Hương anh không thèm họa lại. Cũng coi như liệt sĩ vớ vẩn nhắng nhít làm xấu mặt nữ sĩ họ Hồ. Vấn đề niêm luật gây ra nhiều thắc mắc. Nhiều người cũng không hiểu tại sao ngay cả Lý Bạch, Đỗ Phủ , Đỗ Mục, Thôi Hiệu cũng làm thơ thất niêm? Các học gỉa mới nghiên cứu thì ra các vị ấy không thất niêm mà bảng niêm luật thi đường của Tàu rất phức tạp nhưng vẫn theo một lô rich quy tắc bí hiểm của nó. Ngay Trần Tế Xương cũng không hiểu hết vì ông vốn dĩ là học trò thi truợt cố làm ra theo đúng niêm luật của triều đình và quan giám khảo ban ra. Trừ Nguyễn Du là am hiểu tường tận.

Thời gian để giải thích cho cái anh chàng Trần Thế Nhân còn nặng nề tâm lý não trạng  xã hội chủ nghĩa này lằng nhằng mất thời gian hâm hấp hiếu thắng háo danh này. Muốn nói gì mặc xác anh ta, có quen biết đâu chỉ là nguời đọc ké cũng nhảy vào chiếu ngồi bàn chuyện thơ đường với Lu Hà rõ vô duyên. Lu Hà này đã nói không quan tâm đến ai khác ngoài cô Lâm Như Hoa. Vậy xin tặng Lâm Như Hoa 2 bài thơ nữa còn có ý nghĩa hơn nói chuyện với cái đầu gối Trần Thế Nhân này.

Mộng Xuân Hoa

viết tặng Lâm Như Hoa



Họa thơ em gái mệt rồi

Hoàng hôn tím lạnh xa xôi cuối trời

Tần ngần nghe hạt sương rơi

Lòng anh tan nát cảnh đời lầm than



Cái oanh thủ thỉ nồng nàn

Điệp hồ xao xuyến chứa chan nghẹn ngào

Bông lơn dải lụa yếm đào

Nỉ non ân ái dạt dào gió mây



Hậu đình sắc thắm thơ ngây

Kìa Trần Thúc Bảo, vui vầy tiệc hoa

Vẳng nghe khúc nhạc thái hòa

Buồn phiền chi nữa một tòa thiên nhiên



Trương -Tần hai ả thuyền quyên

Tâm đầu ý hợp thôi miên giấc nồng

Nôn nao đỉnh giáp non bồng

Thanh mai trúc mã cầu vồng kim ô



Lâm Như Hoa, rứa khi mô

Lu Hà thổn thức lô nhô sóng vờn

Thuyền tình cập bến đòi cơn

Tiếng gà xao xác trong vườn ngoài sân



Đường thi! Ơi hỡi thế nhân

Đề hồn Lý Bạch bần thần ngẩn ngơ

Ngày nay lục bát ai ngờ

Hai hàng tơ liễu đôi bờ đục trong!



11.4.2015 Lu Hà







Hoàng Hôn Màu Tím

viết tặng Lâm Như Hoa



Hoàng hôn tím chân trời rộng mở

Đàn nhạn bay nức nở lòng tôi

Nhớ người em gái xa xôi

Vào ra tựa cửa bồi hồi ngẩn ngơ



Thơ em viết trăng mờ huyền ảo

Cùng Hằng Nga lảo đảo men say

Trần gian u ám đắng cay

Nỗi niềm cố quốc chẳng hay thế nào?



Hồn dân tộc nghẹn ngào thống khổ

Người sinh ra khác chỗ tùy nơi

Buồn nghe sóng vỗ chơi vơi

Đau thương tang tóc lệ rơi đôi hàng



Mắt đau đáu bâng khuâng hoài vọng

Đồng bào ta cuộc sống lầm than

Ngụợc xuôi bươn bả gian nan

Bát cơm manh áo trăm ngàn sầu tư



Lòng thơm thảo nhân từ hiền mẫu

Bài thơ đường khúc hậu đình hoa

Nương dâu Đổ Mục nhạt nhòa

Nắng mưa tầm tã bốn mùa Cuốc kêu



Người em gái yêu kiều rạng rỡ

Lâm Như Hoa bày tỏ tấm son

Khắc lòng ghi dạ chẳng mòn

Trùng dương dặm thẳm nước non quê nhà



Tên anh gọi Lu Hà em nhé

Nhớ đừng quên vạn kỷ phôi phai

Tìm nhau trong cõi trần ai

Đĩa dầu hao cạn u hoài sầu đông!



12.4.2015 Lu Hà







Én lượn bồng bềnh giữa chốn xa



Trời sao lấp lánh cõi thiên hà

Lao xao sóng biển buông lời hát

Lặng lẻ chim trời cất tiếng ca

Hóng gió chân đồi hồn bát ngát

Ngắm trăng đỉnh núi mộng bao la

Du sơn ngoạn cảnh lòng xao xuyến

Chợt nhớ quê nhà nỗi thiết tha















4/11/2015 Lâm Như Hoa







Bao Giờ Tỉnh Ngộ

họa thơ Lâm Như Hoa: Chiều Xao Xuyến



Cò vạc chập chờn biển đảo xa

Hồn mây lạc lõng bến giang hà

Vẳng nghe sáo trúc tình xuân nữ

Thổn thức cung đàn mộng khải ca

Nức nở triều dâng đời thứ lữ

Nghẹn ngào đỉnh núi kiếp đằng la

Bao giờ tỉnh ngộ cơn mê muội

Thống khổ mãi hoài chúng chẳng tha



12.4.2015 Lu Hà






Bài thơ này Lu Hà họa theo đúng niêm luật thơ đường theo lối cung đình thi cử truyền thống mà các quan chức giám khảo các đời nhà Nguyễn ban ra, bắt buộc gò ép các sĩ tử phải tuân theo. Thí sinh không cần thông thái vượt mặt các quan giám khảo. Khổ thân cụ Trần Tế Xương nhà ta chân chỉ hột bột làm thơ đúng quy cách mà vẫn chỉ là anh tú tài hạng vớt thôi. Còn ái nhà anh Trần Thế Nhân gì đó có hay chữ thì xin mời ra chỗ khác mà chơi mà khoe.  Đừng có trơ trẽn mặt dày trán bóng mà nhảy vô cùng chiếu với anh em nhà chúng tôi và các cao nhân đuờng thi khác đang bàn chuyện của người lớn . 



 

Thật ra luật niêm của thơ đường Tàu rất phức tạp, không hề đơn giản từng cặp niêm với nhau bình thường đơn giản: 1-8. 2-3, 4-5, 6-7 như người Việt Nam ta, vẫn làm thơ đường đâu? Hiện nay kể từ thời Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến là những đại cao thủ đuờng thi vẫn chỉ quẩn quanh trong luật thi đuờng mà các vị đã học. Theo tôi cũng nên giữ vững như vậy vì khả năng trí tuệ của người Việt Nam có hạn, không nên vượt quá sẽ bị nổ bóng đèn. Ngót gìa nửa thế kỷ nay não trạng của người Việt bị ý thức hệ Mác Lê, Mao Trạch Đông nô dịch kìm kẹp. May cho ai thoát ra được nước ngoài , tâm hồn thơ phú có thể được cởi mở thông thoáng hơn. Tôi không muốn viết dài, trình bày giải thích chi li tường tận vì rất mất thời gian và tôi cũng chả lợi lộc gì. Trong khi đó tôi chủ trương không ưu tiên quá nhiều vào đường thi mà chỉ quan tâm đến tứ tuyệt, 7 chữ theo lối mới, lục bát hay song thất lục bát hay ngũ ngôn v.v.... Chỉ nên nhớ biến hóa kiểu gì thì hai cặp thực và luận phải đối nhau bằng trắc trên dưới như các câu 3 và 4 , 5 và 6. Chúc các bạn vui vẻ trong khi đọc bài này



 13.4.2015 Lu Hà 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét