Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Bàn Luận Nghệ Thuật Văn Thơ Với Paul Nguyễn Hoàng Đức





-Paul Nguyễn Hoàng Đức: “Sở dĩ, một phần tôi chọn hình ảnh dự tiệc là bởi, có khá nhiều cây bút trẻ cứ tuyên bố “viết để chơi”, “viết để thích”, vậy thì chúng ta hãy vào ngay bàn tiệc văn chương. Ta là người soạn tiệc hay khách dự tiệc? Soạn tiệc
ư, thôi thì trăm công ngàn việc, vừa chi tiết, vừa khéo tay, vừa phải giỏi khiếu ẩm thực... không đơn giản chút nào! Vậy ta là khách dự tiệc có giản dị hơn không? Trong Kinh Thánh có đoạn, khi chủ nhà bày tiệc, nhưng vớ phải những khách mời không mặc áo lễ, chủ nhà đuổi họ ra, để mời những người đã sửa soạn chu tất trọng thể từ quần áo đến tâm hồn vào dự tiệc.“


-Lu Hà: Bác Paul dùng ngôn ngữ văn học bóng bẩy ý tứ xa xôi nói về nghệ thuật làm thơ viết văn. Tớ tin rằng ít người thực sự hiểu ý bác. Vậy tớ thử phát biểu ý nghĩ của tớ nhé: Đơn giản bác Paul muốn khuyên nhủ các bạn trẻ: Làm thơ viết văn không phải trò đùa là viết để chơi viết để thích đâu. Làm gì cũng phải có trách nhiệm và mục đích. Chơi gì? Văn thơ. Thích gì? Thoả mãn nhu cầu hư danh hư vị tiếng tăm.


Bác ví dụ như một bữa tiệc. Đã gọi là tiệc thì cho ra tiệc, khách mời dự phải xứng đáng quần áo ăn mặc trang nhiêm mặt mũi sáng sủa đúng văn nhân thi sĩ. Không thể luộm thuộm như mấy anh thợ cày, thợ móc cống, thiến heo hoạn lợn, xích lô ba gác mời nhau ăn uống nhồm nhoàm, nhậu thịt chém miếng to, cá thì kho mặn xu hào bắp cải xào xáo nhắng nhít qua loa loa đại khái. Khách khứa thì quần cụt váy đụp nhảy nhót hát hò, gõ bát đĩaa làm âm nhạc được.

Viết văn thì dễ nếu anh biết đọc biết viết tiếng Việt, ít nhất qua bậc trung học phổ thông. Thậm chí mới hết lớp 8 hay lớp 9 thôi vì nhà nghèo không thể học tiếp. Nếu có khiếu viết văn cũng chả cần qua các bậc đại học làm gì. Viết nhiều sẽ quen tay tự mình tinh tấn nhuần nhuễn văn ôn võ học, khổ luyện thành tài. Nhiều người có bằng thạc sĩ tiến sĩ văn chương cũng chỉ để nhìn ngắm thôi mà cả đời chả có tác phẩm gì chưa nói bằng chui bằng rỏm.

Làm thơ thì lại trên viết văn một bậc. Làm thơ không thể học được như làm văn mà phải có thiên phú trời cho. Có thiên phú tự nhiên rồi, mới nên tính chuyện đọc nhiều, học nhiều, khổ luyện để làm thơ. Đặc biệt có trái tim đa sầu đa cảm chân thành, thành thật yêu thương tha nhân. Thơ cần có lý trí nhưng tâm hồn trí tưởng bay bổng rất cần thiết. Phải biết mơ biết mộng, phải nhạy cảm ý vị hài hòa. Tính dục đặc biệt rất quan trọng vì thơ hay mô tả chuyện luyến ái trăng gió ong bướm giữa người nam và nữ. Nếu anh bị liệt dương, liệt cò mà anh làm thơ tình là trái đạo trái cái tự nhiên thông thường. Loại người này vô cảm nhưng vì háo danh nên cứ làm thơ nhắng nhít kể mây tả gió sông núi huyên thuyên cốt sao chữ nghĩa vần vè bắng trắc theo cung nhịp nào đó như lục bát hay 7 chữ 8 chữ chẳng hạn. Đại để viết để chơi viết để thích mà tâm hồn rỗng tuyếch nhạt nhẽo vô vị.

 Vì nhu cầu hư danh háo danh tâng bốc nhau, nên có những bài thơ vô vị không rõ ý, rõ tứ. Chữ nọ chửi cha chữ kia, thiếu lô rích mà vẫn có các ca sĩ ngâm sĩ nhạc sĩ phổ nhạc hát hò í ới thỏ thẻ nức nở réo rắt mà chữ nghĩa chẳng có cái gì đáng thổn thức réo rắt cả. Chỏ là nhờ cái tài cái miệng ca sĩ ngâm sĩ khéo luyến láy rên rỉ chứ không phải nội dung bài thơ hay bản nhạc đó hay.

Đơn giản như trên facebook chẳng hạn. Nếu ta quen một cô nào đó, chat với cô ta lời qua ý lại, thông cảm cảnh ngộ rồi sinh tình. Hay ta nghe cô ta hát cô ngâm thơ ta bỗng cảm thấy lòng mình rạo rực mê man…. Có khi cột buồm con thuyền tình của mình dựng lên lúc nào không biết trên biển cả đại dương ái tình. Ta thả tâm hồn ta bay bổng ta thèm muốn khát khao có khi ta ngủ mê thấy mình ôm hôn cô ta ngủ với cô ta tràn trề thỏa mãn  sung suớng và sáng dậy ta vội hý hoáy làm thơ vì sợ rửa mặt đánh răng xong sẽ quên đi mất. Tớ nói đây là ý nói thơ phải có nhân vật có đối tượng cảm hứng mình cần miêu tả. Nếu không có ai thì ta lấy ngay chính ta làm đối tượng, thường là cảm xúc ngẫu nhiên ngẫu hứng thương cho cái số mệnh thân phận bạc bẽo bất hạnh của ta. Thường là thơ đường là tốt nhất như: Thu Điếu, Thu Vịnh, Thu Ẩm của cụ Nguyễn Khuyến vậy. Tản Đà trông trăng cũng sinh tình, Hồ Xuân Hương cám cảnh gúa bụa đơn côi khi nghe tiếng gà trống canh điểm, mõ khua v. v... Vì là cảm xúc thân phận mình như gió thổi mây trôi thoáng qua mà thôi. Nên lấy luôn ta làm một đơn vị một cá nhân đối tượng cảm hứng. Thơ như vậy càng ngắn càng tốt chớ nên miên man dài dòng như khi mình nhớ mình thuơng mình thàm khát mà viết về cô A cô B.

Còn anh chả có ai đề mơ để mộng, cơ thể anh nguội lạnh ỉu xìu xìu do nhu cầu  háo danh anh ngồi ghép chữ ghép vần nhắng nhít rồi bảo thơ tình đó, rồi thuê người ngâm có khác chi mời người ta dự tiệc khoai mì cơm canh sống sượng mà thôi. Người ta gảy đàn tranh đàn tỳ bà âm luật nhuần nhuyễn khổ luyện hẳn hơi còn anh gõ bát đũa vỗ bàn ầm ầm bảo là âm nhạc đấy . Do thích do vui mà.

-Paul Nguyễn Hoàng Đức: “ Tôi xin được bàn đến cây đàn, không phải như kỹ thuật làm đàn, mà như một biểu tượng của thi ca. Không phải gỗ nào cũng làm được đàn. Thường chỉ có gỗ thông, nhẹ và xốp, mới đem làm đàn. Vì chính tế bào vừa nhẹ vừa xốp đã tạo ra những hành lang hun hút để nuôi dưỡng và phản xạ âm thanh. Gỗ thông là thứ gỗ rất nhạy cảm, bao dung, và trắc ẩn. Để có được điều đó, bạn thử đi qua đồi thông sẽ thấy, mỗi ngọn gió bay qua, để vi vút reo lên, hàng thông đều rơi rụng những đốt lá của mình. Từ ngoài lá vào trong thân gỗ, muốn tạo ra những tế bào tròn - xốp – xoè nở lòng trắc ẩn, cây thông phải bứt chính thân mình để đào luyện sự nhạy cảm cùng gió tha hương, cảm kích trước hình ảnh cây thông, có phải nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã reo:

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Song không phải gỗ thông nào cũng làm được đàn. Chỉ có thông ở những vùng cực lạnh, cực nóng, mùa đông có thể hạ xuống cả trăm độ âm, mùa hè dâng tới hơn bốn mươi độ dương, mới có tiếng đàn dịu ngọt. Đó là những cây thông sống giữa giải tần khắc nghiệt của thiên nhiên, mùa lạnh thì đông cứng như tháp băng buốt giá, mùa hè thì trải mình trên sườn non rát nóng trọi trơ, vậy mà nó vẫn sống đầy bao dung, chẳng chịu bỏ phí khoảnh khắc nào tấu lên cùng gió những điệu đàn ca ngợi thiên nhiên bất diệt. Những cây thông càng sống trên vách đá cheo leo khắc nghiệt nhất thì càng được người thợ làm đàn trả giá cao. Có người thợ đã trả hàng ngàn quan cho một khúc gỗ, để đời con cháu họ sản xuất ra một cây violon bé bỏng, giá hàng triệu quan.

Có gỗ làm đàn đủ chưa? Nếu không giữ cho những tế bào tròn trịa, dù là gỗ thông mà ép như gỗ dán, làm sao vang vọng nổi tiếng của âm thanh? Chưa hết, đàn muốn hay thì tiếng phải chuẩn, muốn vậy cần đàn phải thẳng thắn ngay ngắn, và khoá đàn phải vừa cứng vừa khoẻ vừa chính xác để căng lên những dây đàn. Đã đủ chưa? Muốn có tiếng tơ cho gỗ, người ta phải dùng thép và đồng, những thứ quặng đã hun chảy giữa lửa nham thạch cả triệu năm trong lòng đất. Và giờ đây những khối quặng đau khổ đó ngân lên những khúc hoan ca thanh lọc ngay giữa độ căng của những khoá đàn không hề khoan nhượng về tiêu chuẩn. Dây đàn càng căng thì tiếng càng hay. Bản nhạc hay nhất là bản nhạc thực hiện nổi khúc toàn tấu ở giữa tất cả những độ căng tuyệt đỉnh, tột đích nhất.

Tóm lại, muốn có cây đàn tuyệt vời cho nghệ thuật, có phải gỗ phải sống giữa giải tần nóng - lạnh đau khổ nhất, dây phải lấy từ quặng cháy trăn trở nhất? Và cần đàn phải ngay thẳng - chuẩn mực – lao lực nhất? Thưa các bạn đó có phải là cây đàn thơ của chúng ta? Không! Chẳng còn cách nào khác, đó chính là cây đàn lia thi ca mà Homer đã truyền lại cho tâm hồn nhân loại; và những cây thông đã ngâm cả ngàn năm để dâng một lời chân lý: nghệ thuật là sự thanh lọc đau khổ để ca ngợi cuộc đời từ giữa cơn đau đó.“


-Lu Hà: Bác Paul bình luận thơ tớ thấy hợp lý vì bác biết làm thơ, có tâm hồn thi sĩ phong phú. Cái quan trọng là trái tim ngay thẳng. Nhưng tớ thấy nhiều người vỗ ngực tự coi mình là nhà bình thơ cả ở quốc nội cũng như hải ngoại trong khi đó lại không biết làm thơ,  luật lệ thủ pháp về thơ thì mù tịt. Các anh ấy thường lấy cái vốn lý luận tràng giang đại hải của các nhà bình luận do đọc nhiều sách báo tiếng Tây tiếng Việt. Nên trích dẫn dài dằng dặc so sánh khập khễnh. Người làm thơ tự do thì mang thơ đường của bà Hồ Xuân Hương ra để liên hệ so sánh. Ý tứ tản mác dời dạc chẳng ăn nhằm gì dính dáng gì bài thơ mình muốn bình muốn bàn thảo. Có lẽ ta nên dẹp cái trò bình thơ lam nham vớ vẩn đó đi. Cứ chai lỳ  lấy tư tưởng Mác Lê Nin Mao Trạch Đông ra làm kim chỉ nam  cũng nên dẹp bỏ. Tại sao có cái trò chả hiểu quái gì về thơ cũng bình thơ? Theo tớ là hệ quả của cái trò đấu tranh phê bình và tự phê bình của đảng để soi mói nắm từng ý nghĩ của từng cán bộ đảng viên xem có trung thành với lãnh tụ, bố gìa lão đại không mà thôi.

Bình thơ cũng giống như làm một cây đàn bằng gỗ thông bản sắc chất liệu xốp nhẹ. Nhưng không phải cây thông nào cũng làm được đàn mà phải là những cây thông lăn lộn từng trải với điều kiện khí hậu thiên nhiên khắc nghiệt tạo nên dải tần số âm thanh cao. Dây đàn không phài dây vải sợi chỉ gai vớ vẩn mà là bằng dây kim loại sắt hay đồng vốn dĩ từ các mỏ quặng khai thác chế biến ra. Dây càng căng thanh âm càng hay.

Cách đây mấy năm tớ có nghiên cứu nhạc Trịnh Công Sơn mà một thời điên đảo lòng người. Tớ thì chê anh chàng này làm nhạc tậm tịt tăm tối ngu dốt. Tớ không thèm viết bài bình luận tràng giang đại hải phân tích giông dài mà tớ dùng thơ để bình phẩm nhạc anh chàng này. Tớ thấy dở tăm tối qúa, nên tớ coi thường gọi là anh cu Trịnh. Nhạc phản chiến cò mồi tuyên truyền nhảm nhí chẳng có tư duy trí tuệ quái gì như nhạc xẩm ăn mày ăn xin ngoài đường. Tớ so sánh trí thông minh của Trịnh như đứa trẻ con 13 , 14 tuổi , chỉ số IQ qúa thấp nên tớ mới gọi là cu Trịnh ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Tiền hậu bất nhất lương tâm cằn cỗi ghẻ lở, trái tim mưng mủ. Mặc dù Trịnh sống hơn 60 tuổi thì chết mà tớ cứ gọi là cu Trịnh đấy. Trịnh cả đời gò lưng tôm chôm chỉa nhạc Pháp rồi điền lời Việt  vào nhắng nhít. Hình như  khoảng 180 hay 200 bài? Đào đâu ra 500 bài như đồn thổi không có chứng cớ rõ ràng. Có thể các nhạc sĩ cò mồi ngoài Bắc còn đùn vào Nam cho Trịnh đứng tên? Tớ mới chỉ viết có 200 bài thơ coi như  phê bình nhạo báng nhạc Trịnh hay làm thơ viết  lại thay lại lời nhạc Trịnh. Trên Facebook có nhà thơ quân đội nhân dân Việt Nam xỉ vả tớ gìa rồi thiếu đứng đắn, hỗn hào dám gọi thần tượng của anh ta là cu Trịnh. Mấy ả thị Nở cũng nhâu nhâu như ruồi xanh tấn công tớ để bênh vực thần tượng, thực ra chỉ là một tên mật vụ tình báo nhạc sĩ hạng bét. Tớ bực mình nổi cáu lên mới miệt mài mấy tuần phóng bút ra thêm 200 bài thơ nữa để mỉa mai nhạo báng Trịnh. Thành ra đến nay tớ có 400 bài thơ thay cho lời bình nhạc con con ghẻ của Trịnh. Bình thường ra chỉ  có 200 bài là đủ dìm Trịnh xuống bùn đen. Nhưng các fun ngu xuẩn nhất là mấy ả thị Nở răng nanh mỏ đỏ xấn sổ chửi bới tớ , nên tớ tức tớ tăng thêm 200 bài nữa. Đã nhấn Trịnh xuống bùn đen còn lún xâu thêm tới bùn xanh cho thiên hạ đọc. Bây giờ lại còn thi đua tranh nhau chửi bậy tớ khi bàn luận về nhạc Trịnh làm tớ phẫn chí lên tớ lại làm thơ mắng Trịnh thêm. Tớ không thèm tranh cãi với tụi cá tra dư luận viên vô học. Tớ cứ nhằm vào thần tượng của tụi nó tớ mắng mà mắng bằng thơ.

 Nếu họ muốn bảo vệ thần tượng thì phải viết văn làm thơ ca ngợi nhạc Trịnh hay ,Trịnh tài ba ở chỗ nào? Câu nào ý nào có tình có lý. Chứ không thể dùng những từ ngữ thậm xưng quá đáng như: đỉnh cao âm nhạc, cây đại thụ, ngôi  sao sáng sáng nhất trên bầu trời âm nhạc, nhạc thiền nhạc thánh lừng danh thế giới trấn động địa cầu, lay chuyển giác linh …

Nếu Trịnh không phải là việt gian là chỉ điểm cùng với anh em nhà Hoàng Phủ Ngọc Tường, mụ Đoan Trinh có nợ máu tội ác với đồng bào miền Nam, đơn thuần chỉ là nhạc sĩ thôi thì ai nỡ lòng nào gọi là thằng cu Trịnh? Nhạc hay hoặc dở thì mặc thây cha nhà Trịnh. Viết lách bình luận cái gì thì phải có công tâm, luơng tâm liêm sỉ ,biện chứng lô rích chứ? Còn vì hàng triệu hàng vạn vong linh chết oan tức tưởi vì tội ác của Trịnh Công Sơn và đồng bọn.


28.2.2016 Lu Hà 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét