Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Trở Ra Miền Bắc (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Ai cũng bảo tôi giống bố tôi như đúc, từ khuân mặt, ánh mắt, dáng đi. Nhưng bố tôi cao to hơn tôi, dáng dấp của một võ quan hơn tôi là một văn sĩ. Khi tôi lớn lên chừng 2 hay 3 tuổi thì bố tôi đi học ở trường võ bị bên Tàu về, hình như Hoàng Phố thì phải? Bố xé chiếc quần chống rét nơi miền biên cương rừng thẳm tuyết dày may cho tôi một cái áo không biết có phải bằng da thật hay bằng sợi tôi không nhớ nữa. Tôi nhớ hồi đó, tôi ngồi trên một chiếc xe mây bốn bánh, cổ tôi đeo vòng bạc, 2 cổ tay vòng bạc và cả 2 cổ chân cũng vòng bạc. Bây giờ tôi đoán có thể do bà nội bà ngoại và mẹ sợ tôi bị ma bắt đi ? Còn tôi bây giờ nghĩ lại hóa ra lại hay để điều hòa âm dương.


Khi tôi 5 tuổi một buổi sáng ngủ dậy thấy một ông bộ đội đeo quân hàm mấy ngôi sao lấp lánh nhìn tôi cười. Tôi thấy ông thắt khẩu súng ngắn bên hông đi thăm khắp vườn, ra xem con lợn ủn ỉn, ông sờ tay vào các buồng chuối. Tôi tò mò theo dõi ông xem ông làm gì? Ông ngoảnh lại vẫy tay, thì tôi bỏ chạy. Hàng sáng ngủ dậy ông hay đánh kem trứng gà, rồi ông rót ra một cái cốc nhỏ cho tôi uống, nhưng ông không thể nào bế được tôi. Nghe kể lại, ông buồn lắm nên bảo với mẹ tôi: Chuyến này về phép sẽ mang tôi theo để cho tôi quen dần với bố.

Thời gian hai bố con ơ bên nhau rất ít, khi tôi từ Hạ Lào trở về thì bố tôi lại bị thương nặng, bố kể mảnh bom làm thủng ruột sau đó các bác sĩ làm phẫu thuật, chờ mãi cho tới khi có tiếng rắm đánh thì mọi người hân hoan là đường ruột đã được thông.

Bố tôi có người anh em kết nghĩa làm sĩ quan ở bộ tổng tham mưu, trước khi nhắm mắt xuôi tay ông cụ có căn dặn: Tôi có ba đứa con gái, chỉ mong rằng sẽ có một đứa làm con dâu chú. Chú có mấy đứa con trai, tôi chỉ thích thằng Hà đứa con đầu của chú. Trước khi về trường văn hóa Lạng Sơn bà vợ ông cũng về quê thăm ông bà họ mạc của tôi, để xem gia phả tổ tông. Xem tôi có xứng đáng làm con rể bà không? Còn tôi thì không nghĩ hai nhà đã có ý định đính hôn với nhau. Bà nội tôi vẫn khoẻ mạnh, riêng ông tôi bị liệt nửa người và trở nên lú lẫn. Tôi không ngờ chỉ có 3 năm xa cách mà mà ông tôi trở nên nông nỗi này?
Tôi rất thương ông, rưng rưng nước mắt, hỏi ông có nhận ra cháu không? Ông chỉ gật đầu, có một chú con ông em họ đứng bên cạnh hỏi: Bác chết thì bác phù hộ cháu nhé, ông cũng gật đầu. Nhưng sau này chính ông chú này lại chết bệnh, ông tôi cũng không thể phù hộ chú được.

Tôi nghĩ: Cũng là do ông đã tính toán sai lầm, ông chỉ là đảng viên thường tuy tuổi đảng cao nhất chi bộ xã. Trong cuộc họp chi bộ, ông tôi lại giơ tay xung phong cho chú út tôi là con bà hai đi bộ đội, rồi chả may tử trận ở trong Nam. Bà hai trở nên u uất oán hờn ông tôi cho là háo danh háo thắng, ông tôi đã gián tiếp giết con. Bà hai đi khắp làng kêu khóc thảm thiết bêu riếu ông tôi. Ông không thể nào chịu đựng nổi, nên ông mới uống rượu giải sầu, vác dao chém nước, thì nước vẫn lặng thinh, vẫn đầy như cũ. Ngờ đâu uống chén tiêu sầu, thì sầu lại thêm sầu. Ông tôi lúc đó hơn bảy mươi tuổi cũng không tránh khỏi khổ đau, thất tình lục dục. Đời người chỉ ước uyên ương không mong thần tiên. Thà rằng chịu đau khổ vì tình. Ông tôi laị mang cốt cách khí khái nhà nho, lại là thứ Khổng Nho pha lẫn tạp niệm Mác Lê cộng sản giáo điều có khác chi uống phải độc dược vậy, không thuốc nào giải được tâm bệnh. Bố tôi khi đó đang chuẩn bị về hưu có về quê để phụng dưỡng cha. Bố tôi lại còn ham mê cờ bạc như hồi còn là thanh niên ở làng, muốn một bước bốc giời. Nên bà tôi mắng chửi: Mày đi bộ đội, được đảng giáo dục nhiều không ngờ vẫn chứng nào tật ấy, không mau mau mà về phủ quàn bố mày sắp chết đến nơi rồi. Rồi bà tôi tức tối xông vào đám con bạc mắng chửi ầm ĩ. Thằng nào còn rủ rê con bà cờ bạc, thì bà sẽ xé xác chúng mày ra….
Tôi thì ngược lại từ nhỏ cho đến khi về già tôi chưa hề lai vãng vào một sòng bạc bao giờ. Tôi chỉ nghĩ mình thắng người ta thì số tiền đó là lương bổng là máu và nước mắt của người ta, là mình đi cướp cơm, cướp sữa của con người ta. Còn mình thua là bởi tại mình ngu, mình tham lam nên để người ta bóc lột mình dễ dàng như vậy.

Bố tôi hồi đó so với tôi bây giờ thì còn quá trẻ mới ngoài 50 tuổi thôi. Còn ông tôi cũng chỉ hơn tôi vài tuổi. Té ra về mặt tri thức tôi còn vượt xa cả ông lẫn bố tôi nhiều quá. Tôi không thích ông Khổng Tử, tôi chỉ ngưỡng mộ hai ông Lão Tử tức Lý Nhĩ và ông Ngô Thừa Ân. Tôi đánh giá cao hai ông này hơn cả Đỗ Phủ, Lý Thái Bạch, Tô Đông Pha và Bạch Cư Dị. Tôi thành kính Đức Phật Như Lai, nhưng không tin lắm vào cái gọi là nghiệp chướng quả báo, những rủi do bất hạnh kiếp này lại đổ lỗi cho kiếp trước. Ví dụ một cô gái bán gà bị bọn lưu manh cưỡng hiếp, đáng lý phải mang bọn tội phạm ra trừng trị thích đáng, thì lại lý giải nhiêu khê rắm rối nào là kiếp trước cô ấy phạm tội tà dâm. Kiếp nào ra kiếp ấy, phải sòng phẳng mới được, không thể tự kỷ ám thị những nạn nhân đáng thương mà nghi ngờ kiếp trước đã phạm tội ác. Những tên ác ôn, ác tăng mà bị trừng trị là thích đáng vì kiếp trước bố láo, nên kiếp này nó cũng bố láo nốt thì là dĩ nhiên gọi là di căn của cái gọi là nghiệp chướng quả báo. Nếu chả may có ông sư quốc doanh nào thuyết giảng như vậy bênh vực cho tội phạm, trì triết lên án nạn nhân có phải là bố láo, là ác tăng, là sàm ngôn không? Hãy vả cho đám sư lưu manh già họng này cho rụng hết răng đi, để chúng đừng có tuyên truyền láo khoét chỉ có lợi ban tuyên giáo và đảng cộng sản.  Vì vậy về mặt công lý tôi thích đạo công giáo hơn, mắt đền mắt, răng đền răng. Thương yêu kẻ thù cầu nguyện cho nó, nghĩa là cầu cho nó đừng phạm tội ác thêm nữa chứ không phải buông tha dung túng cho nó. Còn đạo Phật thì lại bỏ qua tội lỗi của kẻ ác, mà hy vọng kiếp sau nó sẽ trả nghiệp, nó sẽ chịu quả báo. Chờ đến kiếp sau thì lâu quá, thì cần gì đến công lý và luật pháp nữa. Công lý thực thi trong kiếp này còn chẳng ăn ai, huống chi còn chờ kiếp sau. Vậy từ cái lý đó mà suy ra có phải đạo Phật bây giờ trốn tránh trách nhiệm cứu đời cứu nước không? Cái gọi là chờ kiếp sau có phải là lẩm cẩm hồ đồ không? Ngày xưa còn có những vị sư mặc áo chiến bào vung gươm chống giặc Nguyên mà không sợ tiếng sát sinh. Bây giờ chính đạo Phật lại chống lại nền dân chủ tự do nhân quyền bác ái, nền cộng hòa miền Nam, chống lại chính quyền Sài Gòn thực sự vì dân vì nước, các vị sư tướng lãnh sĩ quan trá hình, giúp đỡ quân đội cộng sản xâm chiếm miền Nam.

 Bây giờ phản đối Tàu xâm lược, phản đối nhà máy thép Formosa thải chất độc thì vẫn chỉ là các cha linh mục và các tín đồ công giáo. Tôi chẳng thiên vị ai, thiên vị đạo nào, thiên vị cho chủ nghĩa nào, tôi cứ thẳng thắn nói ra về những suy tư của mình, trên nền tảng triết học khách quan thuận theo tự nhiên của vạn vật vũ trụ mà tôi chiêm nghiệm được mà thôi.

Các vị chân tu đều bị bỏ tù, chùa chiền của các vị bị phá hủy còn lại toàn là những ma tăng khoác áo thày chùa, tuyên truyền về cái gọi là oan gia trái chủ để moi tiền các con nhang con đèn. Kiếp này đầy rẫy chuyện oan gia trái chủ hàng vạn, hàng triệu người bị chết oan uổng ngoài biển khơi, hay rừng sâu nước độc, hay trong đồn côn an không lo mà tụng kinh giải oan cho họ đi, lại lo chuyện bao đồng cúng tiền giải nạn. Hãy lấy cái tâm Phật mà cúng còn có lý, chứ moi tiền giải nạn chỉ là những trò hề lưu manh, trộm cắp, cướp giật, móc túi của người ta mà thôi. Dù các con đèn, con nhang, con cừu, con bò có ngu đần tình nguyện thì lương tâm nhà Chùa quyết không lấy, mà phải có nghĩa vụ trách nhiệm khuyên can họ. Có làm được như vậy, mới xứng đáng mặc tấm áo cà sa. Còn không các vị chỉ làm bẩn ô uế cho tấm áo đó thôi.

Tôi rất thích tọa thiền tĩnh tâm như các vị đại sư chính danh chân tu. Cái gọi là luân hồi quả báo cũng không phải là không có lý. Cái gọi là nghiệp lực cũng không phải là không có lý theo tinh thần khoa học của định luật bảo toàn biến hóa năng lượng: Mọi vật không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Theo tôi là những gen di truyền từ đời này qua đời khác. Cha ông thánh thiện từng là văn nhân thi sĩ, giàu lòng vị tha không lẽ nào sinh ra con là đồ tể trộm cướp?  Tôi nghe theo lời dạy của các vị hiền triết phương tây như Planton, Aristotter: Mọi đứa trẻ được sinh ra ở thế gian này đều có thể hy vọng trở thành thiên tài, nếu như nó có một người mẹ, một người bà hay một người chị tốt, nếu như nó không có dị tật bẩm sinh, nếu như nó được giáo dục tự nhiên, tự do lành mạnh và không hề bị cưỡng ép nhồi sọ bởi một chủ thuyết xã hội, một đảng phái, nhà nước độc tài nào. Cái gọi là năng khiếu bẩm sinh chỉ có giá trị 10% còn 90 % vẫn là do giáo dục mà nên. Cái gọi là tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ, hay cái gọi là chí nam nhi, quân xử thần tử, phụ xử tử vong. Thần bất tử bất trung, tử bất vong bất hiếu. Chỉ là ngụy biện trí trá.

Công bằng mà nói nếu nghiên cứu kỹ toàn bộ học thuyết của Khổng Tử, tất cả về cái gọi là tứ thư ngũ kinh thì không ai tin Khổng Tử có thể nói một câu ngu xuẩn hồ đồ như thể? Câu đó là của thái tử Phù Tô khi nhận lệnh của Tần Thủy Hoàng phải chết, do thừa tướng Lý Tư và thái giám Triệu Cao ngụy tạo di chiếu. Mà cha con Tần Thủy Hoàng lại chiu ảnh hưởng trị dân, trị quốc theo lối độc tài phái Pháp Gia do Tuân Tử và Hàn Phi Tử chủ xướng. Đến đời Vũ Hán Đế gian manh cho là lời của nho gia. Đặt vua trên luật mở đường cho 2000 năm quân chủ chuyên chế. Đến thời cộng sản cũng y xì như vậy, chỉ khác thay chữ vua thành chữ đảng, đảng lại là vị vua tập thể, cao nhất là bộ chính trị. Đạo đức cộng sản là trung thành với đảng, đảng bảo chết là phải chết vì sự nghiệp của đảng, đảng bảo giết ai thì phải giết kẻ đó ngay tức khắc, không cần suy nghĩ và hỏi lại, miễn là vì lợi ích của đảng.

Khi quay trở lại Hà Nội bố tôi bảo tôi để lại cái võng của lính để bố may quần áo cho ông, quần áo may xong mới nhờ một chị cũng là bộ đội người cùng làng, nhưng người nhà chị ta tham lam cũng lấy đi mất mà không mang đến trao cho ông tôi.

Đời ông tôi thật là bất hạnh, một người sinh thời rất thông minh, văn chương chữ nghĩa thơ phú uyên bác vô cùng. Mỗi khi có lễ hội ở đình làng họ phải mời ông tôi lên làm chủ tế, thủ lợn bao giờ cũng phải để phần dành cho ông tôi, nhưng ông tôi không nhận.  Cuối đời ông lại bị liêt, đái ỉa một chỗ, bà tôi, thím tôi, chú tôi và cả mẹ tôi, cô tôi nữa từ Hà Nội về phục dịch ông rất là khổ sở. Nhưng công lao lớn nhất vẫn là chú thím tôi vì ở gần kề. Cho nên cả cái nhà vườn tược giao luôn cho chú tôi, tuy chỉ là con thứ, bố tôi để cho chú toàn quyền thừa kế luôn cả việc hương hỏa cúng bái. Theo luật lệ của giòng họ thì cái nhà đó chỉ có bố tôi hay tôi mới được phép ở. Nhưng cả hai bố con tôi chả ai thiết tha gì với cuộc sống ở nơi quê mùa. Bố tôi thì cứ bám trụ ở Hà Nội mà hưởng lương hưu trí. Còn tôi còn nuôi mộng bay xa hơn nữa dù có đến một chân trời xa lạ

 Khi ông qua đời thì tôi lại ở cộng hòa dân chủ Đức. Nghe chú tôi kể lại, đám tang ông tôi, người làng và các làng lân cận đến chật ních, không có chỗ mà đứng. Mọi người đều thương tiếc ông tôi.

21.6.2019 Lu Hà



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét