Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Cám Ơn Học Giả Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức


Bác Paul đã có nhã ý viết bài tặng tôi và nhà thơ Ba Nguyên. Bài viết rất hay khá dài. Tôi đọc một lần hiểu ngay thành ý, tấm lòng thiết tha với nhân sinh thời thế của bác. Tôi xin miễn trích dẫn lại bạn đọc có thể tìm đọc bài viết đăng công khai trên mạng: “THẬT BÁI PHỤC KHI NHÀ THƠ CHÊ THƠ “


Văn chương bao gồm thơ và văn, quấn quít nhau như vợ với chồng, như một cặp âm dương, cái đực. Văn giàu chất trí tuệ mênh mông bao la như luận văn, triết học, tiểu thuyết trường thiên, truyện dài, truyện ngắn, kinh luân, từ điển, học thuyết, thánh kinh v. v…Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là những áng văn bất hủ cho sự sống mưu sinh đi tìm hạnh phúc của loài người. Ngược lại không ai viết tuyên ngôn bằng thơ cả. Thơ nặng về phần linh hồn, thiên về trí tưởng tượng siêu thực, siêu hình, là những giọt nước mắt của trái tim, là cái phần sâu xa cá nhân cõi lòng, thơ giống như người con gái. Tuổi con gái thường hay một mình, vui với ngày mai bằng nhiều thầm kín mà vẫn sợ những ai trông thấy được, niềm riêng tư ấp ủ kín trong hồn.

Tại sao ông Đào Tiềm phải dựng lều tranh trong rừng để làm thơ? Thời nhà Tấn tức Tư Mã Chiêu có 7 vị thất hiền sống ẩn dật trong rừng trúc để làm thơ ? Lý Thái Bạch viết xong bài nào cười lên vui với chén rượu quẳng thơ xuống đất không thèm đọc lại?

Thế mà ngày nay ở Việt Nam có những văn thi sĩ hàng đầu còn nói không cần viết nhiều chỉ cần một bài thơ thôi cũng đủ thiên thu bất hủ. Chuyện tâm tư tình cảm như làm thơ anh phải rèn luyện nhiều về nghệ thuật, phải biết đồng cảm yêu thương tha nhân  mãi mãi chứ. Ai là người chỉ có một bài thơ mà thiên thu bất hủ? Hữu Loan? Hữu Loan đâu phải là nhà thơ chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm. Bài “Màu Tím Hoa Sim“ nhiều người thích vì hợp với tâm trạng các anh bộ đội phần lớn là nông dân thất học mù chữ. Nghệ thuật tầm thường, ngôn ngữ dân gian thông dụng quê mùa dễ đi vào lòng người thế thôi. Ông Tố Hữu trù dập Hữu Loan không phải ghen tỵ về bài thơ. Vì ngày xưa bà Tố Hữu từng yêu anh giáo Hữu Loan. Vậy Hữu Loan là tình địch của Tố Hữu.

Tôi phải ôm bụng cười nhà văn giáo sư Nguyễn Hưng Quốc hình như đang sống tại Úc viết: Bài thơ “ Con Cóc“ là hay nhất trong lịch sử Việt Nam. Mọi người nhao nhao hỏi giáo sư Quốc? Giáo sư tỉnh bơ trả lời: Nó hay vì là người Việt Nam ai cũng biết cũng nhớ.

Tôi không hiểu giáo sư Quốc mỉa mai diễu cợt hay thực lòng nghĩ vậy? Anh không thể lấy thịt đè người, vú cả lấp miệng em. Lấy số đông theo cái gọi là nghệ thuật vị nhân sinh để định giá bài thơ. Vậy trên bài thơ “Con Cóc“ thì khẩu hiệu băng rôn tuyên truyền loa phóng thanh hò hét hàng ngày ai cùng biết dễ nhớ đến nhất. Tình trạng a dua like thơ đểu thơ lá tre lá mit, thơ tôm cua, thơ cóc nhái trên mạng thì ngập tràn vô kể. Xin lỗi tôi phải lấy hình ảnh cụ thể ví von như trên một cái bàn ta để đĩa đào tiên và một đĩa phân thì ruồi nhặng sẽ lăn sả vào cái đĩa nào? Dĩ nhiên là đĩa phân chứ?

Phần tinh túy nhất cúa mọi xã hội là giới trí thức uyên thâm, tao nhân mặc khách như Đào Tiềm, Tô Đông Pha, Lý Thái Bạch, Nguyễn Trãi, Nguyễn bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến v. v… Đều có xu hướng co cụm xa lánh triều đình nơi thích làm thơ quảng cáo sắc phong rùm beng, mà họ thích làm thơ  ở nơi thôn dã hang động.

Nực cười nhất là vụ thơ rỏm Hoàng Quang Thuận muốn giật giải Nobel thơ.
Tôi không biết thế giới đã từng có giải này chưa? Nếu có thì thế giới loài người là một lũ uế xú ô trọc, chả hiểu gì về bản chất, ý nghĩa của việc làm thơ.

Có những bài thơ dở về cú pháp vần điệu, nghệ thuật tu từ trong tiếng nói chữ viết của một quốc gia, nhưng khi dịch ra tiếng nước ngoài nếu anh đánh trúng suy tư lo âu của nhân loại, anh sẽ được ca ngợi in ấn giảng dạy trong trường học để giáo dục con em nước họ. Không phải vì bài thơ đó quá hay.

24.5.2018 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét