Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Bàn Về Nghệ Thuật Với Paul Nguyễn Hoàng Đức





-Paul Nguyễn Hoàng Đức: Cuộc sống có thể buồn tẻ,nhưng nghệ thuật thì không
Các bạn yêu văn thơ và nghệ thuật thân mến
Bài KỊCH TÍNH TRÊN ĐỈNH ĐẦU SÁNG TẠO của tôi đã có
những ý kiến rất mạnh mẽ thẳng thắn, ở đó bày tỏ, như thể khi tâm hồn nhạt nhẽo cũng là cái “chết” của nó. Vì thế tôi đưa lên thành một khúc mới để tranh luận, nhưng trước hết là để tôn vinh các bạn. Vì các bạn xứng đáng bước lên sàn, mà không cần phải ở dưới sàn. Cám ơn các bạn và mời các bạn, lẫn tất cả mọi người.
Thuy Cat Cao Đang xem mê mẫn bổng dưng thấy chữ còn nữa tiếc tiếc! cuộc sống cần phải có kịch tính phải không anh? Chứ cứ đều đều nhàm chán, vô vị
Nguyễn Trí Không kích tịnh thì chán lắm. Tẻ nhạt thì chết cho rồi.
Phan Trang Hy Bất cứ sự vật nào cũng đều có "kịch tính". Đó chính là mâu thuẫn của sự vật, nhờ nó mà sự vật phát triển. Mà có sự phát triển nào không trải qua sự sáng tạo?
Paul Nguyễn Hoàng Đức:
Cuộc sống có thể buồn tẻ, vì 99% buồn tẻ đồng nghĩa với hạnh phúc, như câu nói của người Anh "No news is a good news" - Không có tin gì là một tin tốt lành. Nhưng trong nghệ thuật thì không được phép, vì người ta thích xem cả phim ma, đẻ không dám ra vườn đi tiểu... Tóm lại nghệ thuật là cô đọng cuộc sống, nó không thể được quyền nhạt nhẽo, vì thế mà ở châu Âu mỗi tuần họ phải đi xem bóng đá để thấy sự cạnh tranh khác thường... Còn trong cuộc sống, nước không sôi thì bánh không chín. Mấy ông mậu dịch gãi nách làm thơ, trường ca không cốt chuyện nên chẳng có gì chín cả, đành chăm giật giải thưởng để cuộc đời lên hương...

-Lu Hà: Văn chương phải có kịch tính nghệ thuật thắt nút cởi nút hay buộc nút vĩnh viễn bắt người đọc phải suy nghĩ, thơ cũng vậy nghệ thuật mâu thuẫn kịch tính phải cao, người đọc càng trầm tư hay mang một nỗi buồn u uẩn hoặc man mát mới gọi là hay. Làm văn thì dễ nhưng thơ cực khó, ngoài vần điệu niêm luật nhạc tính còn phải có những ý tưởng, mộng tưởng mới lạ, tránh dùng từ ngữ đao to búa lớn càng giản dị bao nhiêu nhưng ý nghĩa thâm sâu càng tốt bấy nhiêu. cái từ ngữ mà hàng ngày ta dùng đã quen nhưng nó lạc vào câu thơ này mà làm hồn ta vơ vẫn ngẩn ngơ thì mới gọi là hay. Từ ngữ mới lạ giàu hình ảnh tính ấn dụ cũng rất quan trọng.

"Nước không sôi thì bánh không chín. Mấy ông mậu dịch gãi nách làm thơ, trường ca không cốt chuyện nên chẳng có gì chín cả, đành chăm giật giải thưởng để cuộc đời lên hương"

Một câu nói qúa hay thâm thúy sâu sắc vô cùng. Nếu ngồi nhẩn nha mà phân tích e rằng không đủ giấy mực. Làm thơ hay viết văn gọi là văn chương. Làm thơ cũng là một dạng cô đọng tinh chế của văn vì ngắn nên nó phải vần. Còn văn có thể kéo dài hàng nghìn trang gọi là văn xuôi. Văn vần như Truyện Kiểu là kiểu thơ dài tất nhiên chỉ khoảng 100 trang giấy thôi. Loài người không ai làm thơ hay văn vần một nghìn trang cả.

Nuớc không sôi thì bánh không chín. Bánh không chín cứ ăn khen ngon rồi tâng bốc nhau là đồ dối trá lưu manh gỉa tạo. Nước sôi như bài thơ đọc lên chát chúa tủi hờn ngậm ngùi xót xa khổ đau buồn thảm nhục nhã ê chề tức giận hằn học mắt long lên sòng sọc sùi bọt mép ra như con chó dại. Tức là bài thơ nghệ thuật tu từ đã gây nên một chấn động thần kinh người đọc. Bài thơ đó là bài thơ hay

Làm một bài thơ cứ như là vừa đái vừa run trăm thứ lo nào là đạo đức lễ giáo, có xúc phạm đến u tín ông A bà B không? Mặc dù thơ chả đả động gì đến họ, hơi một tý là sợ phạm húy nói xấu chế độ bôi bác xã hi. Muốn yêu phải bảo là ghét, muốn ghét thì nói rằng yêu. thơ tình yêu chả có tình yêu vì không có cốt truyện nhân vật. Cứ gào lên anh yêu em, em yêu em nhàm chán không dám nói tên người mình yêu và chả có bóng dáng người yêu nào cả tâm hồn rỗng tuyếch thì yêu gốc đa yêu củ chuối,  lũy tre làng, cứ nhai nhải trăm người đều làm thơ yêu cái vật vô tri vô giác ấy.

Vì không có tình yêu cụ thể con người mình yêu ẩn hiện trong trái tim mình vì nhu cầu làm thơ tuyên truyền ngu dân mị dân nên làm thơ tình yêu củ chuối yêu lá đa. Tớ gọi thơ bồi bút hay bồi thơ và còn kéo thêm là đám ca bồi, ngâm bồi tranh nhau phổ nhạc ngâm nga những bài thơ vô nghĩa tối tăm đó, bịt mũi khen hay qúa là hay.

Lãnh đạo thì đa nghi như Tào Tháo vua chúa ngày xưa sợ bọn văn thi sĩ nó dùng nghệ thuật thơ văn bóng gió, mỉa mai, xỏ xiên mình. Nên mới bày ra ban tuyên huấn, công an văn hóa, kiểm duyệt gắt gao.

Nên đòi hỏi thơ phải nôm na mách qué chung chung dễ hiểu, cấm dùng hình ảnh hình tượng ẩn dụ cao siêu, ý tứ xa xôi, cấm dùng điển tích mà phài hụỵch toẹt ra ca ngợi chị lao công, anh bộ đội, bác thợ cày, ông lãnh tụ , nhất là các đồng chí trong bộ chính trị phải ưu tiên số 1 làm thơ nói lên công trạng thành tích cống hiến cho cách mạng

Một vở kịch một bộ phim thì phải có ngưòi viết kịch bản. Viết kịch bản là trang trải chữ nghĩa trên trang giấy hay in thành sách là văn chương. Kịch hay phim phải có kịch tính một bộ phim tả cảnh ông Hồ Chí Minh dự đại hội cộng sản thì không cần kịch tính. Nhưng kịch bản thuyết minh bộ phim thời sự này vẫn phải có. Nếu không thành phim thời sự câm, chì thấy cảnh ông ôm hôn các cháu nhi đồng Nga nâng cốc gật gù rồi về thì phim này không cần kịch tính.

Tóm lại mọi hình nghệ thuật văn chuơng kịch bản phim, kịch nói, tuồng chèo vân vân và vân vân… yếu tố kịch tính mâu thuẫn điểm sôi điểm nóng gay cấn dứt khoát phải có . Nếu không là thứ đồ bỏ đi như đất cát gạch ngói mà thôi.

Những ông như Nguyễn Khải, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Trịnh Công Sơn, Huy Cận, Hoàng Trung Thông vân vân… tất cả văn nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa là thứ đồ bỏ đi hết, chả có gía trị quái gì cho nền văn chuơng văn hiến 4 ngàn năm của dân tộc ta. Lịch sử cát bụi sẽ chôn vùi các ông ấy vĩnh viễn, họ không có chỗ đứng ghế ngồi trong hàng văn sĩ thực sự từ Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chuơng, Hàn Mạc Tử v. v....


4.3.2016 Lu Hà 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét