Sở dĩ Hà mỗ tôi thấy nên cần viết bài tâm sự này với cô nữ
văn sĩ Lương Cẩm Quyên hiện nay đang sống ở Việt Nam về bài thơ 8 chữ của cô với
tiêu đề :“Xin Đừng Xa Lạ “mà cô Trần Hiền Châu gửi vào trang Facebook của tôi.
Nhờ tôi cảm tác và
tôi sơ ý không hỏi căn cước bài thơ. Vì tính tôi phóng
khoáng thấy có thơ hay là cảm tác, cảm đối liền. Thiên hạ nhiều kẻ xấu bụng luôn manh tâm trăm phương ngàn kế luôn muốn vu
khống xỉ nhục tôi. Chúng không thể gửi vào trang facebook của tôi hay các blogs
của tôi dưới dạng comment. Chúng chỉ có thể mạo danh tôi, hay tấn công tôi với
comment tên của chúng vào trang facebook của ai đó? Mới đây bỗng
dưng nổi hứng tôi có lập thêm trang wordpress và đăng lên google. Tôi
không có thời gian kiểm soát nên kẻ xấu bụng mạo danh tôi dưới dạng comment nó
lấy luôn bài thơ “ Xin Đừng Xa Lạ”của cô Quyên và ký tên “lu hà“. Ngay chữ lu
hà tên người phải viết hoa thì nó cố tình viết nhỏ để thoả mãn lòng hận thù vô
cớ. Cô Quyên thì mang bụng đàn bà con gái dễ tin người nên cô lầm tưởng tôi thuổng
thơ cô trong bài:“ Luận Về Tình Yêu Phần 27 “cùa tôi dành cho hai cô Trần Hiền
Châu và Hiền Châu. Trong bài luận tôi có ghi rõ là đã cảm tác “Mong Hồn Ở Lại Bên
Nhau “ từ bài thơ: “Xin Đừng Xa Lạ “. Logich không lẽ tôi lại nghèo nàn về thơ
văn mà manh tâm thuổng thơ cô làm của mình thì lại tự cảm tác, cảm đối ra “Mong
Hồn Ở Lại Bên Nhau“để làm gì?
Xin Đừng Xa Lạ
Tri ân thi sĩ Lu Hà bài thơ 8 chữ của Lương Cẩm Quyên
“Giữa mênh mông tìm bóng tình chân thật
Nghe lạc loài một ảo ảnh chông chênh
Em chìm sâu trong mắt bão lênh đênh
Anh nỗi nhớ cõi mơ hồn đày đọa
Khúc đam mê khao khát hoài chưa thỏa
Cõi mê tình bản dạ khúc dở dang
Ru hồn ta ngàn năm mãi mơ màng
Tương tư khúc tuông hoài dòng trăn trở
Anh có nghe tiếng tim em nức nở
Nghiêng cả chiều nhuộm bỡ ngỡ hoàng hôn
Yêu mà sao ta cứ mãi cô đơn
Hai mảnh vỡ chẳng bao giờ nối được
Đêm buồn rơi tiếng thở dài thường thượt
Tháng tám về tiễn bước hạ phôi pha
Thu khẽ khàng rơi mãi giọt xót xa
Ngâu vẫn khóc ướt tình ta anh ạ
Mãi nguyện cầu
hai kẻ lạ thành quen...!“
Trần Hiền Châu sưu tầm, mong thi sĩ Lu Hà cảm tác ngay
nhé.
Mong Hồn Ở Lại Bên Nhau
tri ân bài thơ của Lương Cẩm Quyên mà Trần Hiền Châu sưu tầm:
Xin Đừng Xa Lạ
Trải gió bụi hình hài nhân thế
Trái tim hồng tri bỉ tri âm
Tào khang chiếc bóng âm thầm
Đôi vầng nhật nguyệt ầm ầm sóng vang
Cuộc dâu bể võ vàng thân xác
Nhớ thương nhau phờ phạc sầu tư
Phượng cầu Tư Mã Tương Như
Chau mày lã chã lệ từ đâu chan
Thiên tình mộng nồng nàn muôn thuở
Bữa cơm chiều chớ phụ lòng em
Rau dưa thanh đạm trăng thềm
Gió lay cánh cửa êm đềm người ơi!
Cung đàn hạc chơi vơi cá nước
Nét mực son thảo trước một chương
Đoạn trường khúc ấy tang thương
Thiếp chàng biền biệt đại dương xa mờ
Trong giấc mộng hững hờ nhân ảnh
Ngoảnh mặt đi nào trách chi ai
Bướm ong dìu dặt trang đài
Giơ tay quờ quạng canh dài mưa thâu
Khi tỉnh dậy âu sầu buồn bã
Bức tranh thêu ủ rũ phôi pha
Phượng loan gối hạc nhạt nhòa
Chăn đơn hiu hắt tàn hoa đĩa dầu!
31.7.2015 Lu Hà
Ta Làm Quen Nhau Nhé
cảm hứng thơ Lương Cẩm Quyên: Xin Đừng Xa Lạ
Đâu có phải em ơi mình xa lạ
Ta gặp nhau trong biển khổ trần gian
Hồn thơ say đượm mây gió hương ngàn
Hoa trinh nữ mang mối tình bất diệt
Xao xuyến mãi trái tim hồng da diết
Con thuyền đời chấp chới giữa biển khơi
Cánh buồm nâu vô định lạc cuối trời
Hãy trở lại dòng sông xưa bến cũ…
Thì em hỡi ánh trăng vàng muôn thuở
Yến oanh vờn thỏ thẻ dưới ngàn sao
Quên làm sao nước mắt lại nghẹn ngào
Ôm ghì chặt tình yêu không thể mất
Rồi hãy nói biết bao điều chân thật
Nỗi niềm riêng lòng ấp ủ từ lâu
Cùng nguyện thề răng long bạc mái đầu
Duyên cầm sắt tấu lên thành khúc nhạc…
Đàn Tư Mã rung lên cung rạo rực
Phụng cầu hoàng hoan hỉ Trác Văn Quân
Cánh hạc bay thong thả với nhân quần
Đêm hợp cẩn giọt mưa sa lã chã
Rượu cứ rót khói hương trầm bả lả
Rằng kiếp này chỉ có một mà thôi
Ngàn năm sau thiên hạ vẫn bồi hồi
Hồn thi sĩ bay xa vào vụ trụ… !
12.8.2016 Lu Hà
Theo Dòng Kỷ Niệm
cảm đối thơ Lương Cấm Quyên: Xin Đừng Xa Lạ
Trần Hiền Châu chan chứa Lương Cẩm Quyên
Thơ tình ái phiêu diêu tìm ảo mộng
Tim cát sĩ vang lên theo nhịp trống
Ru thuyền trăng cơn sóng vỗ ra khơi…
Lòng Lu Hà thổn thức chén đầy vơi
Cánh chim én lẻ loi về quê mẹ
Nghe nức nở hạt mưa sa tráng lệ
Khóc ve sầu bờ liễu héo phôi phai...
Giòng sông xanh uốn éo suốt canh dài
Vườn Ngự Uyển xót xa lăng tẩm cũ
Thương tôn nữ công tằng đêm gió hú
Đỗ quyên buồn ong bướm lá thu rơi…
Hồn bơ vơ lạc lõng cuối chân trời
Tuyết trắng phủ bảo sao không xa lạ
Giòng kỷ niệm dấu thương hoài trăm ngả
Cánh đồng xưa hạt lúa đã nảy mầm
Trăng lưỡi liềm mờ mịt khói sương thầm
Bên song cửa nôn nao miền cố quận
Trang nhật ký thiết tha tình vương vấn
Chiếu chăn nhàu trằn trọc mối tương tư….!
12.8.2016 Lu Hà
Trăng Chưa Chín Mềm
cảm đối bài thơ của nữ sĩ Lương Cẩm Quyên: Xin Đừng Xa Lạ
Trần gian thiếu phụ hai con
Hồn mây phảng phất chon von đỉnh sầu
Tóc nâu nhuộm sáng mái đầu
Mũ vàng chĩnh chện bể dâu đoạn trường...
Suốt ngày bận rộn mà thương
Mưu sinh cuộc sống vô thường thế nhân
Móng son kề miệng tần ngần
Xiêu lòng quân tử bần thần ngẩn ngơ
Có chàng cát sĩ mần thơ
Rửng rưng hờ hững hay vờ vĩnh thôi...
Đời hoa như cánh bèo trôi
Đài gương in dấu xa xôi bến nào....
Bàn dân thiên hạ thì thào
Thị phi ai nỡ xôn xao bướm hồng
Cỏ non xanh mướt cánh đồng
Cánh cò bả lả bềnh bồng nôn nao....
Một vùng thư thả quỳnh giao
Hai hàng tơ liễu nghẹn ngào giọt mưa
Tiếng gà eo óc sớm trưa
Xin đừng xa lạ trăng chưa chín mềm...
Hoàng hôn sõng sượt bên thềm
Tơ vàng óng ả nỗi niềm Hằng Nga
Vuốt ve cầm mảnh lược ngà
Hiên tây chênh chếch bóng đa dập dờn…
13.8.2016 Lu Hà
Thơ 8 chữ theo anh là thơ đàn bà, con gái thích làm. Xuất
xứ do các cô tú cậu cử trường Tây sáng tạo ra. Thời tiền chiến khi Lu Hà này vẫn
chưa sinh ra, thì lúc đó đã có phong trào thơ mới do chữ quốc ngữ đắc dụng hơn.
Ví dụ muốn đọc bộ chuyên Tây Du Ký bằng chữ quốc ngữ chỉ cần một năm học, trong
khi đó đọc Tây Du Ký bằng chữ Tàu phải cần 10 năm đi học. Thơ mới phát triển
theo dòng chảy tự nhiên của lịch sử ngôn ngữ chữ viết tiếng Việt.
Lúc đầu Cụ Tản Đà nặng cốt cách thơ Tàu cứ phải thơ đường kia, hay thơ mới 7 chữ do ghép hai câu đầu và hai câu cuối bài thi đường không cần đối.
Lúc đầu Cụ Tản Đà nặng cốt cách thơ Tàu cứ phải thơ đường kia, hay thơ mới 7 chữ do ghép hai câu đầu và hai câu cuối bài thi đường không cần đối.
Theo ý cụ là đấng mày râu tu mi nam tử phải dõng dạc đường
thi, 7 chữ trường thiên, lục bát , ngũ ngôn hay song thất lục bát chứ không nên
làm cái anh 8 chữ nửa Tây nửa ta này. Cụ Phan Khôi là học gỉa uyên thâm lịch
lãm rất ngưỡng mộ khiêng nể Tản Đà cũng phải khẽ khàng thủ thỉ: Bài “ Tình Gìa“
của tiểu đệ được các danh sĩ Trung Nam Bắc rất tán thưởng đó thôi. Cụ Tản Đà mới
nghe ra và chính cụ cũng làm vài ba bài 8 chữ có ý khuyến khích động viên thi
nhân Việt Nam. Từ đó phong trào thơ mới rầm rộ nở hoa.
Anh chàng Xuân Diệu nghe nói loại Pê đê nửa đực nửa cái
cũng ti toe làm thơ tình, anh chuyển ý từ thơ Pháp sang tiếng Việt dăm ba bài
thơ cũng hay ra phết. Hoài Thanh có thể do thiên vị hay trình độ kém cứ nâng
Xuân Diệu lên thành hoàng tử ái tình trong cuốn Thi Nhân Việt Nam dở ngô dở ngọng.
Thế nhưng thiên hạ vì mù lòa cả nên cứ tung hô đại thằng chột làm vua.
Các thi sĩ nhà ta bảo phá bỏ luật đối trong đường thi càng
hay dễ tả tình mà thành 7 chữ trường thiên. Thơ 8 chữ cũng xuất hiện theo đà
chung của dòng thơ mới. Lúc đầu Tản Đà phản đối thơ 8 chữ, chỉ làm thui chột
trí tuệ cảm hứng nền văn thơ Việt Nam đi, tranh cãi mãi cuối cùng cụ mới hết bảo
thủ, mới xuôi tai và cụ cũng làm.
Tính cụ như thế đó, nhiều người không muốn gần cụ. Nhưng họ
phải thừa nhận coi cụ ngôi chủ soái trong làng thơ chiếu trên. Nói chuyện với Tản
Đà không phải dễ, cụ còn xem tướng mặt, xem văn chương khẩu khí ngôn ngữ cụ mới
nói chuyện. Ta đừng nên trách cụ kiêu ngạo không bình dân. Thật ra cụ sống rất
xuề xòa phóng khoáng, còn lĩnh vực văn chuơng thì cụ rất khắt khe. Bây giờ cụ Tản
Đà còn sống cụ khinh bỉ tụi bút nô, văn nô, bồi ca bồi ngâm các chủng loại chứ
tụi dư luận viên gì đó thấy xuất hiện nhan nhản trên facebook, cụ Tản Đà xì hơi rắm ra là bọn chúng bay tạt sang
bên kia bờ đại dương. Cụ không thèm nói chuyện tranh cãi đuôi co bàn luận giải
thích giải nghĩa phân trần thanh minh thanh nga gì với tụi vô học vô tri vô
giác.
Nàng Anh Thơ con nhà tiểu thư đài các, gái Hà Nội chánh hiệu
con nai vàng, trình độ văn hóa lớp 4 gọi là hết bậc sơ học yếu lược có sở truờng
về thể thơ 8 chữ này. Anh chàng Bính say như điếu đổ mon men tán tỉnh muốn cầu
hôn. Nhưng nàng Anh Thơ lại chê chàng Bính thơ hay nhưng quê một cục, thuộc loại
dùi đục chấm mắm cáy, dân ba linh thôn quần sắn móng lợn một xoa hai đập nhảy
lên giường lên phản tiệc. Thi sĩ gì mà trông hom hem như ông lão? Nghe nói
chàng còn hút cả thuốc phiện để tạo cảm hứng mơ màng gây men cho thơ. Hai chân
như hai ống điếu ngực lép kẹp ho hen khật khừ. Nàng Anh Thơ thì lại bụ bẫm mỡ
màng, sợ có thành phu thê với Bính chắc cũng không đủ đô giao hoan, nàng lại là
con nhà nho nề nếp tiết hạnh. Gỉa dụ có phép mầu thôi miên nào đó mà nàng gật một cái…Có ưng ý thì anh chàng
Bính nghèo rớt mồng tơi sẽ không đủ đồ sính lễ. Tính thi sĩ thì lại phóng
khoáng theo kiểu tạm bợ đại khái một mái nhà tranh một trái tim vàng là đủ, ăn
nói lạị ba trợn ba trạo nông dân thật thà cục tính, tán gái không dẻo mồm, nên nàng Anh Thơ chê tống tiễn Bnh ra cửa.
Bính nhà ta thất thểu cảm thấy mình thất tình, chân thấp chân cao, lòng đau rười
rượi , cố lê gót ra nhà ga xe hoả cấp tốc để trở về quê Nam Định quách cho
xong. Nỗi lòng buồn thảm cô liêu trái tim băng giá và Chàng mới cảm tác ra bài
thơ: Những Bóng Người Trên Sân Ga đó.
Hoài Thanh một anh chàng thợ xếp chữ trình độ văn hóa học
vấn kém lại giỏi học lỏm, không biết làm thơ nhưng nhờ cái nghề công nhân xắp
chữ buộc anh chàng phải đọc nhiều thơ theo kiểu thuộc lòng. Anh chàng Hoài
Thanh cũng ngo ngoe tung tăng viết bình luận và bảo: Thơ 8 chữ cũng hay nhưng
phải theo nguyên tắc đổi thanh, viết theo nhịp bằng trắc bằng hay trắc bằng trắc
cũng là gốc thơ đường đó cô em Lương Cẩm Quyên ơi!
Thơ Tây cũng phải theo vần chữ cuối cùng nhất là Pháp và Đức.
Nhưng ngôn ngữ Tây phần lớn chỉ có nguyên âm không có phụ âm và các thanh dấu
như tiếng Việt. Thơ Tây chỉ nghe tí vần thôi chủ yếu là ý nghĩa không giàu nhạc
tính và âm điệu như thơ Việt. Nên các chàng nhạc sĩ nhà ta tranh nhau phổ nhạc
vào thơ 8 chữ hay thơ tự do. Thơ song thất lục bát phải là nhạc sĩ hàng cao thủ,
ngâm thơ cũng phải dài hơi tốt giọng với anh song thất lục bát chứ ú ớ vịt giời
nên xài thơ tự do là dễ phổ nhạc, thuận tiện chắc ăn đắt khách nhất, lời lãi nhất
tha hồ mà nghêu ngao hát hò luyến láy. Làm người Việt nên đọc thơ Viêt chứ đừng
nên ham cái thơ Tây mà mất gốc, thơ Tây chỉ làm dáng làm phách ra điều ta đây
có học ở ngoại quốc, tí tri thức Tây học thôi chứ thơ kiểu này còn loạng choạng
nghất nghểu lắm.
Mấy giải Nobel gì đó so với nghệ thuật thơ Việt hay Tàu cổ
thì xếp hạng bét. Người ta thích nó vì chủ đề nó viết về vấn đề thời đại loài
người đang lo toan quan tâm như môi trường, nạn nhân mãn, chiến tranh chẳng hạn
chứ hay ho quái gì.
Cô Quyên có biết vì sao người Việt ta thích thơ 8 chữ
không? Theo tớ bởi cái cung điệu rật có tính chu kỳ của âm thanh nhạc tính gây
nên hiệu ứng choáng say men giống như một đoàn duyệt binh vậy. Chân phải nâng
lên thì hàng trăm cái chân phải cùng lên, chân trái đập xuống thì hàng trăm cái
chân trái cùng đập tạo nên tâm lý rật mạnh hùng tráng mà người ta cảm thấy hay
đó thôi. Nguời nào biết tạo nên hình ảnh tượng trưng giàu ý nghĩa trong câu thơ
thì thơ sẽ được ưa chuộng ngay.
Hà lão phu tính đến nay đã có khoảng 8 0 0 0 ( tám ngàn
bài thơ đó ). Riêng thơ tình yêu gần 4 0 0 0 ( bốn ngàn bài ). Vậy dồn tất cả
thơ phú thiên hạ từ thời Hùng Vương đến nay may ra mới được một nửa của lão
phu. Bọn tiểu yêu vô học Chí Phèo Thị Nở cũng ti toe làm thơ hằn học với lão
phu chê bai công kích thơ tớ dở không hay như cỏ rác. Chúng ngô nghê lập luận
thấy nhiều bài hao hao giống nhau nhiều chữ lặp đi lặp lại. Có đứa chê dài lộn
xộn, nên tớ phải lập từng chùm thơ dài và ngắn khác nhau. Tính ra đa phần là
thơ ngắn từ 16 tới 20 câu thôi. Số bài qúa dài tớ gọi là trường ca.
Tất nhiên trong biển cả đại dương thơ mênh mông thì lẫn lộn kim cương ngọc bích sỏi đá là chuyện bình thường. Hàng văn nhân trí gỉa thực thụ thì biết tìm những viên kim cương ngọc bích thưởng lãm. Tụi tiểu nhân vô học tự nhận mình là thi nhân dù có vài chục bài thơ rẻ rách dù có in ấn chăng nữa chúng nó bao giờ cũng chọn một hai viên sỏi đá của lão phu, chê lão phu làm thơ lục bát không vần. Nó muốn làm giảm uy danh của tớ để làm đòn bẩy nâng nó lên. Lão cười khinh bỉ viết lách gì thì lão phu mặc xác các anh các chị. Lão phu có thèm đọc đâu mà lại lân la con cà con kê sang thơ văn của lão. Các vị viết lách cái gì thì đã có các quảng đại các fun ngu, quảng đại số đông Chí Phèo Thị Nở cổ võ rồi. Vì cớ gì lại nhảy vào thơm thối điều ra tiếng vào về thơ văn của lão phu? Nước sông không phạm nước giếng thơ văn ai người ấy viết, tình ai người ấy hưởng. Thơ tớ tặng cô nào thì cô ấy hưởng chứ tớ có làm thơ tình ve vãn tán tỉnh yêu thương bà cố nội, mân mê cái gái mẹ các vị đâu mà tự nhiên châm chọc đả kích tớ chỉ vì chút tình mọn của tớ viết thành thơ tặng cô gái nào đó. Tớ có tranh cướp mất tình yêu của các vị dành cho cô gái đó đâu? Nhiều đứa bị tớ dùng ngòi bút thần diệu thơ châm biếm vả cho rụng hết răng mà tự biến ra khỏi facebook mất mặt luôn hay dùng nick khác? Thơ tình cũng là tình cảm riêng của tớ chứ dính dáng gì mà các vị vô cớ xấn sổ sỉ nhục tớ? Vậy cứ viết toạc móng heo treo móng lợn ra là lòng mình thanh thản. Chỉ tội cho những đứa không quen nói thẳng cứ dấp dính nể nang hay biển lận xảo trá mới khổ. Thân tâm không thanh sẽ tự phát sinh ra ung nhọt. Vậy cái tâm thanh tịnh là sướng nhất. Muốn thanh tịnh thì phải học nói thẳng sống chân thành và biết yêu thương tha nhân. Đơn giản thế thôi. Thơ cũng có nguồn gốc sâu xa từ cái tâm thanh tịnh sảng khoái mà ra chứ chẳng có tài cán quái gì nếu anh mang cái tâm địa tiểu nhân hạ lưu bần tiện thì xin quên thơ đi mà lăn vào thầu khoán lo mà kinh doanh làm giàu. Mình sướng cái gì thì nói tớ đang sướng đây, tớ mơ được ngủ với cô A cô B và tớ làm thơ về cô ta. Tớ thích cô C làm thơ hay qúa làm trái tim tớ rỉ máu lửa tình tớ sôi sục. Tớ đang bực bội phẫn uất đây, tớ ghét thằng D con H là đổ điếm đàng cặn bã lưu manh mất dạy dưới đáy của xã hội dám vô cớ xúc phạm tớ, tớ oán thằng C bắt nạn đày đọa dân nghèo v. v…. Thơ văn cứ tình thực nổi lòng khổ đau, những u uẩn đắng cay cứ thế mà viết. Mình không viết thì mình tự gánh chịu mình viết ra cho người thứ 2 đọc là lòng mình thanh thản rồi.
Nhiều đứa tớ biết nó hằn học kèn cựa căm thù tớ vì tớ là một ngã địa chủ phú ông giàu thơ văn quá mà tinh thần tâm hồn tớ không nghèo kiết xác ra. Nên nó hay xỉa sói bóng gió một vài bài thơ viết vội viết ẩu của tớ còn những bài lục bát, song thất lục bát, 7 chữ trứ danh khác nó lờ tịt đi. Có đứa bảo: trời anh Lu Hà làm thơ hay quá, đáng tiếc anh cứ cho vào từng chùm nên mọi người không biết. Nó muốn lão phu bỏ đại dương đi trở về ao làng với vài con tép riu để thi thố tài năng thơ phú với nó. Bụng tiểu nhân gian manh nó nghĩ tâm địa tối tăm của nó chỉ mình nó mới biết, chẳng ai đủ tài đọc nổi ý nghĩ trong đầu nó. Nó đâu biết lão phu chả cần nghe nó nói hay viết gì chỉ nhìn cái bản mặt nó là biết ngay tiểu nhân hay quân tử, thi nhân thật sự hay cò mồi bồi bút.
Tất nhiên trong biển cả đại dương thơ mênh mông thì lẫn lộn kim cương ngọc bích sỏi đá là chuyện bình thường. Hàng văn nhân trí gỉa thực thụ thì biết tìm những viên kim cương ngọc bích thưởng lãm. Tụi tiểu nhân vô học tự nhận mình là thi nhân dù có vài chục bài thơ rẻ rách dù có in ấn chăng nữa chúng nó bao giờ cũng chọn một hai viên sỏi đá của lão phu, chê lão phu làm thơ lục bát không vần. Nó muốn làm giảm uy danh của tớ để làm đòn bẩy nâng nó lên. Lão cười khinh bỉ viết lách gì thì lão phu mặc xác các anh các chị. Lão phu có thèm đọc đâu mà lại lân la con cà con kê sang thơ văn của lão. Các vị viết lách cái gì thì đã có các quảng đại các fun ngu, quảng đại số đông Chí Phèo Thị Nở cổ võ rồi. Vì cớ gì lại nhảy vào thơm thối điều ra tiếng vào về thơ văn của lão phu? Nước sông không phạm nước giếng thơ văn ai người ấy viết, tình ai người ấy hưởng. Thơ tớ tặng cô nào thì cô ấy hưởng chứ tớ có làm thơ tình ve vãn tán tỉnh yêu thương bà cố nội, mân mê cái gái mẹ các vị đâu mà tự nhiên châm chọc đả kích tớ chỉ vì chút tình mọn của tớ viết thành thơ tặng cô gái nào đó. Tớ có tranh cướp mất tình yêu của các vị dành cho cô gái đó đâu? Nhiều đứa bị tớ dùng ngòi bút thần diệu thơ châm biếm vả cho rụng hết răng mà tự biến ra khỏi facebook mất mặt luôn hay dùng nick khác? Thơ tình cũng là tình cảm riêng của tớ chứ dính dáng gì mà các vị vô cớ xấn sổ sỉ nhục tớ? Vậy cứ viết toạc móng heo treo móng lợn ra là lòng mình thanh thản. Chỉ tội cho những đứa không quen nói thẳng cứ dấp dính nể nang hay biển lận xảo trá mới khổ. Thân tâm không thanh sẽ tự phát sinh ra ung nhọt. Vậy cái tâm thanh tịnh là sướng nhất. Muốn thanh tịnh thì phải học nói thẳng sống chân thành và biết yêu thương tha nhân. Đơn giản thế thôi. Thơ cũng có nguồn gốc sâu xa từ cái tâm thanh tịnh sảng khoái mà ra chứ chẳng có tài cán quái gì nếu anh mang cái tâm địa tiểu nhân hạ lưu bần tiện thì xin quên thơ đi mà lăn vào thầu khoán lo mà kinh doanh làm giàu. Mình sướng cái gì thì nói tớ đang sướng đây, tớ mơ được ngủ với cô A cô B và tớ làm thơ về cô ta. Tớ thích cô C làm thơ hay qúa làm trái tim tớ rỉ máu lửa tình tớ sôi sục. Tớ đang bực bội phẫn uất đây, tớ ghét thằng D con H là đổ điếm đàng cặn bã lưu manh mất dạy dưới đáy của xã hội dám vô cớ xúc phạm tớ, tớ oán thằng C bắt nạn đày đọa dân nghèo v. v…. Thơ văn cứ tình thực nổi lòng khổ đau, những u uẩn đắng cay cứ thế mà viết. Mình không viết thì mình tự gánh chịu mình viết ra cho người thứ 2 đọc là lòng mình thanh thản rồi.
Nhiều đứa tớ biết nó hằn học kèn cựa căm thù tớ vì tớ là một ngã địa chủ phú ông giàu thơ văn quá mà tinh thần tâm hồn tớ không nghèo kiết xác ra. Nên nó hay xỉa sói bóng gió một vài bài thơ viết vội viết ẩu của tớ còn những bài lục bát, song thất lục bát, 7 chữ trứ danh khác nó lờ tịt đi. Có đứa bảo: trời anh Lu Hà làm thơ hay quá, đáng tiếc anh cứ cho vào từng chùm nên mọi người không biết. Nó muốn lão phu bỏ đại dương đi trở về ao làng với vài con tép riu để thi thố tài năng thơ phú với nó. Bụng tiểu nhân gian manh nó nghĩ tâm địa tối tăm của nó chỉ mình nó mới biết, chẳng ai đủ tài đọc nổi ý nghĩ trong đầu nó. Nó đâu biết lão phu chả cần nghe nó nói hay viết gì chỉ nhìn cái bản mặt nó là biết ngay tiểu nhân hay quân tử, thi nhân thật sự hay cò mồi bồi bút.
Người quân tử đa phần mắt to nhìn thẳng, nhân trung trường
nụ cười rộng rãi phóng khoáng. Tiểu nhân hạ lưu thì hay cười nửa miệng, nhếch
mép, mắt nhìn lấm lét ít khi nhìn thẳng. Có đứa gian ngoan sợ lộ bộ mặt gian
ngoan chó má xảo quyệt thì hay đeo kính râm. Người quân tử dáng đi thế đứng như
hùm beo, dáng ngồi vũng vàng như Phật toạ thiền. Giọng nói sang sảng oang oang
hùng hồn hùng biện, tiểu nhân thì khúm núm nói cái gì cũng lí nhí cũng lấp lửng nửa nạc nửa mỡ. Nó là
gống hạng tiểu nhân nhìn qua lão phu đã
biết tỏng tâm địa của nó rồi, tự nhiên nó lại mở miệng viết lách comment nữa
thì lão càng dễ nhận ra.
Lão phu không thích comment trên mạng bất kỳ thơ văn của ai chỉ một cái like là đủ nếu lão thích ai. Chỉ trừ triết gia văn sĩ Paul Nguyễn Hoàng Đức là người cùng tầm cỡ tư duy với lão phu, thì lão phu mới chịu hạ bút viết comment nhận xét bài viết có ý bàn thảo rộng ra.
Chúng nó ngu nó không hiễu nước sông Dương Tử khác sông Hồng, sông Thu Bồn khác Cửu Long Giang, nước Hồ Tây khác cái ao nhà nông choẹt.
Lão phu không thích comment trên mạng bất kỳ thơ văn của ai chỉ một cái like là đủ nếu lão thích ai. Chỉ trừ triết gia văn sĩ Paul Nguyễn Hoàng Đức là người cùng tầm cỡ tư duy với lão phu, thì lão phu mới chịu hạ bút viết comment nhận xét bài viết có ý bàn thảo rộng ra.
Chúng nó ngu nó không hiễu nước sông Dương Tử khác sông Hồng, sông Thu Bồn khác Cửu Long Giang, nước Hồ Tây khác cái ao nhà nông choẹt.
Mỗi người có cái tạng bút pháp của người ta có dòng thơ
riêng. Ngay đến đại thi hào Nguyễn Du ai đó có tỉ mẩn mà truy tìm các câu chữ
giống nhau được lặp đi lặo lại của Cụ trong tập Truyện Kiều Dù, huống chi lão phu
là cả một đại dương mênh mông. Ai đó làm chỉ có một hai chục bài mà câu chữ lặp
lại mới nên đáng trách chứ? Dòng thơ lão phu chẳng dễ trộn với ai lúc thì có
hơi hướng Tản Đà, lúc thì hơi hướng Nguyễn Bính, lúc thì là Hồ Dzech, Hàn Mạc Tử
v. v…. Nhưng lão phu vẫn là lão phu riêng biệt hẳn một cõi trời thơ. Dù cho ai
đó muốn trộm cắp thuổng thơ Lu Hà cũng
khó, sẽ bị vạch mặt lộ tẩy ngay. Lão phu lo xa nên làm nhiều Blogs và cho thơ
văn vào các USB stick hàng chục cái gửi tặng bạn bè thân quen ở Mỹ, Đức, Pháp
v. v....
Phòng xa lão phu chẳng may về quê hương vĩnh hằng với các
nàng tiên hay bị đày xuống suối vàng thì thơ tớ bố bảo đứa nào dám chôm chỉa.
Lão phu rút kinh nghiệm Hàn Mác Tử cả đời gò lưng làm thơ bệnh tật tình yêu khổ
hạnh vậy. Có sổ tho trao cho ông bạn thân Quách Tấn và Quách Tấn để thất lạc mất.
Sao họ Hàn không sao lục ra vài cuốn nhờ vài người giữ hộ cho?
Trong thâm tâm tớ nghĩ mình làm thơ đây cho thế kỷ sau, thế
hệ này ai thích thì đọc không thích thì biến cho khuất mắt lão phu. Lão phu cóc
cần khen cần like lão trên mạng facebook, nhưng lão phu thích các tao nhân mặc
khách trí gỉa văn thi nhân vào trang lão thật lòng tặng like cho lão.
Còn chuyện phổ nhạc ngâm thơ ai là quyền thiên hạ cho tha
hồ mà thổi ống đu đủ tâng bốc nhau, dù họ phớt lờ thơ lão phu không thèm ngâm
thèm phổ nhạc lão cũng mặc xác. Bởi vì lão nghĩ cái gì cũng có gía trị thật của
nó thuận theo đạo lý. Có đạo trời đạo vũ trụ và đạo làm người. Đạo vũ trụ là
cao nhất, từ không sinh ra một và một sinh ra hai, từ đó mà hằng hà sa số. Vũ
trụ ban đầu là không u minh đặc quánh nhờ vụ nổ bigbang mà làm ra các dải ngân
hà hành tình trái đất. Còn đạo làm người do các giáo phái chủ thuyết tạo ra.
Cao nhất là đạo Phật và Đạo Giáo cũng chỉ xếp hàng thứ hai sau đạo vũ trụ huyền
bí mà thôi. Đạo vũ trụ cũng phải tuân theo sự thật, Mà sự thật có gía trị bất
biến theo không gian và thờ gian. Vậy chuyện phổ nhạc ngâm thơ in ấn quảng bá
vì vụ lợi mà gía trị thật không có sẽ bị đào thải theo quy luật của đạo lý.
Có cô ngâm sĩ chat với lão phu: Anh Lu Hà đừng buồn, thơ
anh em không muốn ngâm vì lộn xộn qúa phải là thơ anh A, anh B, anh D nổi tiếng
trên facebook em mới ngâm kia. Lão phu nghĩ bụng: Tôi muốn ỉa xoẹt vào mồm cô vừa
ngu lại vừa bẩn tính, biết quái gì về tính logich và ý tứ thâm trầm của lão
phu. Không ngâm thì cút xéo, còn nói năng bố láo mất dạy hỗn hào như vậy là
không được với lão phu. Cái đầu bã đậu tăm tối của cô có tu đến vạn kiếp cũng
chỉ là thứ con hát kỹ nữ rẻ tiền thôi chứ biết quái gì về thơ mà cũng nói. Giọng
ngâm vô học của cô như búa đóng đanh vào
tai người ta toàn ngâm thứ thơ vô học, dù có luyến láy chỉ là trò bịp bượm rẻ
tiền mà thôi. Có gân cổ cò ngâm thơ cho ngã nào đó dù là nhân tình nhân ngãi để
nâng bi cho người ta thì là chuyện riêng tình cảm của cá nhân cô, chứ dính dáng
quái gì đến tôi mà khoe khoang so sánh với tôi? Bảo thật: Nên sớm biết điều bỏ
cái nghề ngâm thơ vớ vẩn này đi, mau mau đổi sang nghề khác mà kiếm cơm nuôi
cái lỗ miệng còn chắc ăn hơn. Chứ ngâm thế này chỉ có tụi thối tai bại não liệt
dương liệt kháng trí tuệ cùn rỉ nó mới thích nghe thôi. Mong đừng dày dạn
truơng cái mặt dày lên mạng mà ngâm thơ nữa mới là người khôn biết tỉnh ngộ. Rõ
đồ khỉ.
Trong các thi nhân Việt Nam tớ thương anh Hàn Mạc Tử Nhất.
Cho đến nay tớ thấy Hàn có khoảng gần 206 bài thôi đăng trên google, Nguyễn
Bính, Xuân Diệu gì đó vân vân và vân
vân… Mỗi người chừng 300 bài? Thơ các vị đó thật ra chỉ bằng cái móng tay của
lão phu, đa số các bài hay nhất của các vị đó lão phu đã cảm đối, cảm tác, cảm
hứng từ đời tám hoánh nào rồi. Kể cả cỡ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương cũng cảm
tác hết. Còn thơ thế hệ trẻ ngày nay như cô Mai Hoài Thu thì tớ cũng cảm đối cảm
tác ra tặng cô Thu 451 bài chia thành từng chùm Lu Hà và Mai Hoài Thu. Để tránh
xập xí xập ngậu nên đa phần tớ không họa lại vần, cô Thu làm lục bát thì tớ cảm
đối ra song thất lục bát, thơ tự do, thơ 8 chữ của cô Thu thì tớ cảm đối thành
lục bát, song thất lục bát hay 7 chữ trường thiên. Hình như cô Thu sáng tác ra
khoảng 200 bài, đa số cô thuê phổ nhạc và ngâm nga hết vào đĩa CD bày bán quảng
bá rộng rãi trong và ngoài nước. Thơ cô Thu hay và tớ cũng viết bài tựa và bình
thơ cô khá nhiều đó.
Vài dòng tâm sự tri kỷ tri âm với nàng thơ Lương Cẩm Quyên. Thiên hạ có đọc ké bàn luận linh tinh mong cô bỏ ngoài tai cho.
Chả dấu gì cô hiện nay lão phu là một trong các vị hàng đầu
trong ban trung giám khảo chấm thi thơ văn hàng năm cho cơ sở văn hóa lạc Việt
đó: www.banmeonline.org.
Nếu cô Quyên có thơ hay muốn dự thi cứ bí mật gửi bài vào
đó, không gữi những bài đã in ấn đăng báo đăng mạng. Và không gửi riêng cho lão
phu để tránh tư vị. Lão phu là người công tâm công chính. Vậy mong cô hiểu cho.
Mấy năm nay thơ không có giải nhất chỉ có văn thôi. Giá tiền thuởng cho các hạng
nhất, nhì, ba, tư cũng rất cao còn kèm theo tấm bằng danh dự.
Chúc cô Quyên vui vẻ sáng tác nhiều thơ hay. Đôi dòng tâm sự chân tình của kẻ quê mùa miệt vườn này.
Chúc cô Quyên vui vẻ sáng tác nhiều thơ hay. Đôi dòng tâm sự chân tình của kẻ quê mùa miệt vườn này.
14.8.2016 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét