Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Bàn Về Hậu Hiện Đại Theo Hướng Cảm Nghiệm


-Paul Nguyễn Hoàng Đức
Trước hết xin bàn với anh I. Sara về chính tả. Anh viết:

‘Chữ Tây của tôi chả ngon lành gì dù học nó từ bé, nhưng tôi không thấy tiếng Tây có chữ UN TIER, mà chỉ có UN TIERS (có S) = người thứ ba, người ngoài. Có lẽ do anh bạn nghĩ UN (số ít) nên đã bỏ bớt S đi .
Nữa, LE JUGE = thẩm phán, người xét xử, người đánh giá; còn LA JUSTICE mới có nghĩa “công lý”.’


Cám ơn anh đã sửa thêm chữ “s” vào sau từ “Tier –s”. Anh đúng.

Nhưng anh bàn : LE JUGE = thẩm phán , còn LA JUSTICE mới có nghĩa “công lý”.’

Tôi lại thấy không ổn. Le Juge rất nhiều nghĩa, thẩm phán chỉ có một nghĩa thôi. Vả lại, Thẩm phán hay quan tòa muốn xử người thì phài bao hàm có thước đo công lý. Dịch: “công lý là người thứ ba” mới hay, chứ không thể dịch: thẩm phán là người thứ ba.

Ông thầy dạy tiếng Pháp của tôi nói: “Ngoại ngữ không cần nhiều trí thông minh, chỉ cần có trí nhớ và bắt chước như vẹt”? vân vân và vân vân…

-Lu Hà:
Hay thú vị vô cùng, bác Paul viết chí lý lắm. Văn thơ hậu hiện đại cái quái gì, nghe thối vô cùng. Thơ văn là sự trải nghiệm cuộc sống là nước mắt của linh hồn, là tinh thần thời đại. Sống thời đại nào thì mô tả lại các sự kiện xã hội, tâm lý con người thời đại đó mà ta đã sống, đang sống và sẽ sống cả thời đại hoang tưởng viển vông theo kiểu ông Mác, ông Đông, ông Pon Pot, ông Bình, Ông Trọng v.v…
Nhưng nghệ thuật bếp núc thơ văn không thay đổi vì nó là nền tảng văn hóa đi vào truyền thống sinh tồn của dân tộc đó. Thơ đường có luật thơ đường, lục bát, song thất lục bát, thơ mới 7 chữ, thơ 5 chữ, kể cả thơ tự do cũng có lề luật đổi thanh. Chữ viết, tiếng nói không thay đổi, không cải tiến mù quáng xóa bỏ hủy diệt đi thay bộ chữ cóc nhái như kiểu Bùi Hiền, mà chỉ có thể thêm từ vựng vào hay những yếu tố cần thiết mà toàn thể mọi người chấp nhận cho phong phú dồi dào ra mà thôi.

Tớ không có thời gian nghiền ngẫm sâu vào phê bình văn học hay triết lý như bác Paul  và bạn Sara gì đó, mà chủ yếu sáng tác cảm hứng thơ ca là nguồn vui chính. Chuyện tranh luận củ hành củ tỏi, chẻ tư sợi tóc bắt bẻ từng chữ cho đúng phép chính tả tây, ta, tàu, nga, nhật v. v… tớ ít quan tâm. Chủ yếu xem cái tinh thần nội dung cơ bản ý đồ, ý tưởng người viết có gì hay ho đáng học tập không, có bổ ích thiết thực không, có đáng xem không thôi?

Từ lâu tớ thấy các ông thày cò văn chương Việt Nam trong hội nhà văn ấp mái ít sáng tác ra những tác phẩm mô tả cuộc sống bê bối oan ức tức tưởi tăm tối của người Việt Nam ta mà cứ lai rai bàn về hậu hiện đại. Trước hết hiện đại là cái gì? Hậu hiện đại là cái gì cũng mù tịt? Chỉ mang máng đại khái ngày xưa ăn lông ở lỗ, khố chuối, vải bố, sợi đay, bây giờ có tên lửa vượt đại châu, có pupe tình dục giống hệt người, thay tim đổi thận dễ dàng qúa mức, có tàu vũ trụ thăm sao kim sao hỏa. Những thứ khoa học hiện đại này là của nước người ta còn nước mình có chó gì đâu, vẫn con trâu đi trước cái cày theo sau, môi trường thiên nhiên hủy diệt, sản suất hàng hóa trì trệ chuyên gia công các mặt hàng của nước ngoài. Kinh tế quốc gia theo kiểu định hướng vào dạ dày các ông chủ, lão đại, đại ca, anh hai, bác ba như kiểu Tống Giang, Ngô Dụng, Lâm Sung, Võ Tòng…  Sau tới các đàn em lâu la lấy lòng trung thành để chia qủa thực.

Như vậy mà hiện đại à? Đơn giản như quan hệ vợ chồng ân ái cũng khác xưa, thay cho lối chân phương cổ truyền đàn ông nằm trên đàn bà nằm dưới có nghĩa vụ dạng háng ra đúng quy trình. Bây giờ thì đủ kiểu chồng cây chuối, cưỡi bò, phi ngựa, chéo cẳng giò, mò tôm, móc ốc v. v… Những thứ sinh hoạt tình dục này gọi là hiện đại à?

Việt Nam đâu phải hiện đại hàng ngàn giáo sư tiến sĩ mà cái đinh ốc làm không ra. Cái gọi là điện thoại cầm tay, mạng Internet, xe ô tô hạng sang chỉ là hưởng cái xái của người ta thôi. Đấy là tiến bộ khoa học, kinh tế, đời sống toàn cầu . Nếu ta bế quan tỏa cảng không cho xài điện thoại, cấm facebook thì có gì để gọi là hiện đại ?

Chết cười cả văn thơ cũng đòi hiện đại ư? Vì anh bị kiểm duyệt, o bế, anh tăm tối dốt nát mù tịt anh mới bày ra chiêu trò thơ văn hậu hiện đại để mị dân thôi.

Thôi dẹp bỏ cái ý tưởng diên rồ, những mớ chữ rối rắm ù xọa uế xú đó đi. Hãy sống cho thật lòng, biết nói ra lẽ phải, tôn trọng công lý, biết đau, biết khóc, biết than thở cho thân phận kiếp người Việt Nam nghèo hèn mê muội đi. Sẵn có nền nghệ thuật thơ đường, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, ca dao, hát dặm, vọng cổ, vân vân và vân vân … mà sáng tác. Xin các vị ném cái chữ thơ văn hậu hiện đại đó vào sọt rác nhanh nhanh cho tớ nhờ. Chết cười, dấm dớ hội tề. Chả nên tích sự gì cho đời mà chỉ dài dòng khoe mẽ mãi tí học thức ngôn ngữ chôm trỉa ở nước ngoài Nga, Tàu, Anh, Pháp gì đó. Cái chính là dịch sao thoát ý cho người Việt hiểu, dịch sao cho đúng tâm trạng người Việt.
Không thể như Bùi Hiền bị người ta ném đá mắng cho là Tàu khựa,  muốn dân tộc hán hóa, từ chữ viết tiếng nói, văn hoá Việt, mang bộ chữ ăn cắp ra đòi là hiện đại khoa học, đòi  bản quyền… Bây giờ ê mặt mới  khoe tập từ điển Nga- Việt dày cộp trên mạng facebook mà đầu óc anh gìa ấy rỗng tuyếch.

Thôi chào bác Paul, Sara và mọi người trên mạng facebook, tớ đang tranh thủ làm bài thơ trào phúng chế riễu giáo sư chuồng gà Bùi Hiền vể khoản đòi bản quyền cải tiến chữ Việt. Cái bộ chữ chó gặm nham nhở đó ai thèm mà nhà nước cũng cấp bằng bản quyền? Của ăn cắp của người ta từ thế kỷ trước cũng bản quyền? Ôm bụng mà cười vãi cả cơm cháo ra dưa hành mắm tỏi ra.

-Inra Sara:
 Có 2 ý: 1. Bạn viết vậy tưởng là mình "phe" Paul Nguyễn Hoàng Đức, té ra là Anti-Paul Nguyễn Hoàng Đức đó. Chính NHĐ chủ trương cần có lí thuyết (đúng), anh chỉ mỉa nhà văn VN chưa có tầm đón nhận lí thuyết thôi. 2. Văn học Mỹ, Pháp, nói chung lớn và ảnh hưởng thế giới vì họ luôn có "chủ nghĩa", "trào lưu", "lí thuyết"; còn văn học VN ta vì muôn năm dị ứng với "mấy thứ vớ vẩn" đó, mà chỉ tin vào "trải nghiệm" nên nó cứ bị bạn Paul Nguyễn Hoàng Đức... chê!!!

-Lu Hà:
Tớ không dễ mù quáng ủng hộ bác Paul Nguyễn Hoàng Đức hết lòng.  Nói chung những gì bấy lâu nay bác viết tớ đều ưng xái cổ. Vì phần lớn bác ấy viết
đúng hợp với tầm suy tư cảnh giới tâm linh của tớ. Tớ rất khoái, rất tâm đắc. Tớ không dành nhiều thời gian cho triết học lý luận phê bình văn học vương đạo như bác Paul. Tớ quan tâm nhiều vào cảm hứng thơ ca và sáng tạo muôn hình vạn trạng.
Hàng ngày may mắn có facebook, tớ cũng nhởn nha vào đọc các bài bác Paul viết về triết học rất hay thú vị dễ hiểu, dễ học tập. Mưa lâu thấm đất.

Nhưng có những suy nghĩ của bác Paul có nhiều cái trái ngược với tớ. Như bác Paul cho rằng ngôn ngữ Việt Nam gìa nửa ảnh hưởng bởi tiếng Tàu tớ phản đối kịch liệt.

Tớ thì nghĩ ngôn ngữ Việt Nam là của người Việt là sản phẩm tinh thần cha ông ta để lại. Chữ Việt, tiếng Việt khác với Chữ Tàu, tiếng Tàu hoàn toàn.

Còn cái gọi là nhân chi sơ tính bản thiện, tại gia tòng phụ ký gía tòng phu, phu tử tòng tử, hay quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu v.v… Hoàn toàn là chữ Việt theo bảng La Tinh, và tiếng Việt Nam chứ người Tàu có nói và viết như thế đó đâu?

Giống như tiếng Anh, Pháp, Nga thì dịch ra tiếng Việt ta có thể đọc được gọi là chữ quốc ngữ. Ngày xưa cha ông ta không biết những nước này và chưa có chữ cái La Tinh mới sáng chế ra đọc âm thuần Việt như trên tớ đã viết.

Bây giờ trong triết học ông Platon nói thế này, ông Kant nói thế kia thì vẫn phải chuyển dịch sang tiếng Việt chữ Việt, chứ để nguyên si chữ viết lời nói của họ thì ai hiểu mô tê gì?

Quay trở lại chữ Hán mà các cụ đồ ngày xưa vẫn học. Ví dụ: Tại gia tòng phụ, ký gía tòng phu, phu tử tòng tử thì các cụ có thể dịch huỵch toẹt ra: Ở nhà  theo cha, dời nhà theo chồng, chồng chết theo con. Đơn giản như vậy, nhưng các cụ đã nho lại thích nhe ra vẻ có học chữ Hán mới nói cái giọng thuần Việt nào là tại gia tòng phụ, ký gía tòng phu, phu tử tòng tử thật là lôi thôi lem nhem dài dòng mà đâu có phải là tiếng Tàu cho cam.

Đây là một lối dịch chữ Hán sang giọng Việt rất là rắc rối. Chữ thì để nguyên si như người Tàu, nhưng giọng đọc lại thuần Việt. Tôi nghĩ là nửa người nửa ngợm. Nhưng cũng có thể là một sự tinh ma ranh mãnh của các cụ đồ nhà ta. Ừ bắt học chữ Hán thì học nhưng người Việt đọc khác đi để bảo toàn tiếng Việt Nam cho con cháu muôn đời?

Sara hỏi sáng tạo muôn hình vạn trạng là gì?
Tớ trả lời ngay là tự do sáng tác không có vùng cấm, không sợ phạm húy, không bị ràng buộc bởi cơ chế nhà nước, định hướng chính trị, kiểm duyệt, đường ray, lề phải lề trái, triết học, tâm lý xã hội, tập quán lề thói vân vân và vân vân. Thơ phú thể loại nào cũng chơi, văn chương cái gì cũng có thể bàn luận chính trị, tôn giáo, nhân sinh quan thế giới quan hoàn toàn tự do. Muôn hình vạn trạng siêu hình, siêu thực, cụ thể, đơn giản, trào phúng chế riễu tùy theo cảm hứng của linh hồn. Đau bảo đau, sướng bảo sướng không lèo lá mị dân nói không thành có nói có thành không. Ai thích đọc thì đọc, ai không thích thì bước xéo. Không cần Funy, khen đúng thì nghe, khen vờ cười khểnh, chê đúng thì nghe, chê láo thì sẽ trả đũa trả đòn theo tinh thần thượng võ trong trường văn trận bút. Vậy muôn hình vạn trạng là cách nói văn học ví von như thế thôi.

Sara bảo tớ mất bình tĩnh. Tớ chẳng mất bình tĩnh gì hết. Theo tớ Việt Nam nên xóa bỏ cái ngạch phê bình văn học đi. Không nên mở các trường chuyên dạy về phê bình văn học, là cãi bẫy để đấu tố xỉ nhục nhau kìm hãm sáng tác, tiêu diệt nhân tài kiểu Tố Hữu, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên tấn công Trần Dần không theo đường lối chính trị của đảng, văn chương theo chủ nghĩa xét lại, hớt váng tư sản, thối tha ủy mị. Đến mức ông Trần Dần phải dùng dao tự cứa cổ mình.

Hoài Thanh viết lá thư cho bạn gái cũng không viết nổi, thơ không biết làm, trình độ anh ấy qúa kém cũng phê bình văn học. Chuyện bình thơ, bình giảng thơ nên do chính các nhà thơ tự viết, hay các học gỉa uyên thâm tự viết.

Phê bình văn học là nhiêu khê vớ vẩn, chả nên tích sự gì. Mà đã viết phê bình văn học phải là người có khả năng thiên phú tự nhiên, có kiến văn học thức lịch lãm dồi dào. Không nên có trường đại học hay các trại viết do ban tuyên giáo tuyên huấn mở. Chính bản thân tớ viết hàng trăm bài bình thơ, hay bình giảng thơ. Nếu là thơ hay, tớ mới viết. Còn chuyện dùng ngòi bút để răn đe tuyên giáo cho tác gỉa nên viết thế này viết thế nọ mới hay theo ý mình, ý tập thể, ý đảng thỉ nên dẹp đi cho sớm chợ. Không thể mang một mớ chữ nghĩa thuật ngữ tây tàu bao la mà không giảng giải ý nghĩa rạch ròi cho có mạch lạc thì đừng viết. Viết phê bình phải dí dỏm khôi hài chứ không nên dài dòng văn tự, gò ép cho khỏi sai lỗi chính tả mà tóm lại chả biết nói gì, toàn viết nước đôi, nửa nạc nửa mỡ thì nên dẹp bỏ.

18.1.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét