Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 45


Bài thơ: “ Ta Phải Xa Nhau “

Ta phải xa nhau, thơ tôi cảm xúc theo nhạc phẩm của nhạc sĩ Nhật Ngân được nhiều ca sĩ hát. Tôi xin tránh miên man bình luận về nội dung bài hát của Nhật
Ngân. Các funny âm nhạc có thể tự tìm trên youtube với nhan đề “ Trách Ai Vô Tình“. Tôi chỉ chú trọng bình giảng ý nghĩa các câu chữ cần thiết của bài thơ mà tôi sáng tác may mắn được cô Thu Hà diễn ngâm.

“Thôi đành ta phải xa nhau
Còn đâu xao xuyến bạc màu ái ân
Ngậm ngùi chi nữa thế nhân
Nhìn dòng nước chảy tần ngần ngẩn ngơ“

Khổ thơ đầu 4 câu lục bát là tiếng thở dài bi ai não nuột của một người thiếu phụ bị tình quân ruồng rẫy phụ bạc. Tôi là một thi sĩ phái nam tự mình phân tâm phân thân trong vai người phụ nữ. Theo tôi thơ không phải viển vông bông phèng như các nhà bình thơ cách mạng ngày xưa từng mỉa mai:

“Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn giây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến”

Năm 1942, tức là khá lâu sau khi bài thơ Cảm Xúc của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng tức Trường Chinh, trong bài Là thi sĩ có nhắc lại những ý thơ Xuân Diệu và "nhại" theo cách viết của Xuân Diệu ở đoạn đầu bài Cảm Xúc và cả ở những bài thơ khác nữa của Xuân Diệu, cũng trong đoạn đầu bài thơ:

Nếu "thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây",
Để tâm hồn treo ngược ở cành cây
Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu…

Theo tôi nhà bình thơ nổi tiếng Hoài Thanh và cả ông Sóng Hồng nữa chả hiểu  gì về thơ. Họ bị cái vòng kim cô ý thức hệ vô thần nghệ thuật vị nhân sinh vị chinh trị khóa chặt. Với tôi thơ là những giọt nước mắt của linh hồn là khoa học của tâm linh. Triết học khám phá bản chất của trí tuệ tư duy. Khoa học thực nghiệm khám phá những hiện tượng tự nhiên sảy ra xung quanh ta có tính chu kỳ, tính quy luật, những tiên đề cần tạm thời giải đáp bằng những công thức toán học trên mặt phẳng, không gian đa chiều thi hiểu biết quá ít ỏi.

Thôi đành ta phải xa nhau, biết làm sao được có thể cả hai không ai muốn, có thế do hoàn cảnh thời cuộc gây ra, có thế sau khi chiến tranh kết thúc anh lên thuyền vượt biển hay băng rừng vượt biên…

Tình nghĩa đôi ta đã hết rồi, ái ân cũng đã bạc màu hương hoa. Cả thiên hạ chao đảo bấp bênh về cuộc sống lo cho cái ăn cái uống. Mặc nhiên vật chất kim tiền đề cao. Tình yêu thành bèo dạt mây trôi. Vậy chỉ còn biết tặc lưỡi chép miệng tự an ủi minh:
Ngậm ngùi chi nữa thế nhân- Nhìn dòng nước chảy tần ngần ngẩn ngơ“

Dòng hải hà đã đưa thuyền anh đi, xa dời quê hương cách trở ngàn trùng, chữ thủy chung chỉ còn là một khái niệm văn chương, đạo đức hay triết học trìu tượng, không còn ý nghĩa cao sang thánh thiện một khi cái đói cái khát cái mất tự do, cái bệnh tật hàng ngày gặm nhấm hủy hoại tinh thần phẩm giá linh hồn con người ta.

Kẻ ở người đi, người đi xa tìm miền đất hứa, đất lành chim đậu có công ăn việc làm, đời sống vật chất dồi dào chất lượng, chắc sẽ có tình duyên mới mà hững hờ phai nhạt tình xưa cũ kĩ. Kẻ ở nhà năm tháng hao gày còm cõi già nua, sương rơi đầu ngõ cành dừa, vào ra tựa cửa cô quạnh bên gốc dưa luống cà thật là buồn thảm

“Trùng dương cách trở đôi bờ
Thuyền theo duyên mới hững hờ tình xưa
Sương rơi lã chã tàu dừa
Chiều tà cô quạnh gốc dưa luống cà”

Khi ánh tà dương dần khuất là khoảng thời gian tranh tối tranh sáng là lúc nhập nhoạng u mê tạm bợ không phân biệt nổi chính tà, là lúc nhà ngói cũng như nhà tranh, là lúc dễ thả lỏng buông xuôi…Người ta thường gọi là hiện tượng quáng gà, chán đời rượu uống say mèm mà nhìn gà tưởng cuốc.

Tiếng gà con chiêm chiếp gọi mẹ thật là cảnh ngộ thê lương. Mẹ của đàn con thơ bây giờ đang ở đâu? Sao mẹ không dẫn chúng con về chuồng hay mẹ còn đang say xưa tranh thủ với bác gà trống bên nhà hàng xóm.

Bản năng sinh tồn cầm thú tự nhiên là vậy. Người buồn cảnh có vui đâu, nhất là buối hoàng hôn, cô đơn một mình biết tỏ cùng ai? Các thi nhân do trí tưởng tượng siêu việt sẽ viết ra những vần thơ gián tiếp miêu tả  tâm trạng người phụ nữ

“Bơ vơ chiêm chiếp tiếng gà
Chập chờn giấc ngủ canh ba não nùng
Làng quê lối cỏ thẹn thùng
Bướm hoa ngày đó thủy chung hẹn thề“

Cuốc kêu khắc khoải giấc ngủ chập chờn mơ thấy hình dáng người yêu trở về thì canh ba bất ngờ gà gáy, bàng hoàng tỉnh dậy thật là não nùng. Nhưng gì hẹn biển thề non một thời chỉ là công cốc hão huyền hư vô mà thôi

Biết bao hoài vọng xốn xang tương lai xán lạn, ai ngờ cơn gió chướng từ phương trời nào xầm xập kéo tới mây đen bao phủ đã nghiền nát xé tan tất cả. Em còn biết trách ai nữa, trách anh cũng tội lắm vì chính anh cuộc sống cũng điêu tàn và anh buộc phải ra đi, buộc phải xa dời em.

“Ai ngờ mưa gió ê chề
Phòng the lạnh lẽo chán chê cuộc đời
Trách ai nói chẳng giữ lời
Cung đàn dang dở chơi vơi nửa hồn“

Biết bao kỷ niệm ân nghĩa hiến tặng cho nhau, cho là mất làm sao lấy lại đòi lại.
Xuân Diệu đã nói đúng về mặt lý trí mà ông suy tưởng ra:

“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
 Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết“

Người thiếu phụ uất hận vì tình yêu dang dở trái tim nàng đã chết, mái tóc xanh đã dần dần ngả sang màu muối tiêu.

Từng trang kỷ niệm vùi chôn
Đồi thông nấm mộ hoàng hôn tủi sầu
Trái tim yêu chết từ lâu
Lửa lòng âm ỉ mái đầu muối tiêu

Trước giờ phút hấp hối đoạn tuyệt của con tim, nàng vẫn nhớ đến bóng dáng người tình quân có thể cũng già cỗi hao gày liêu xiêu trước gió và chàng cũng nhớ tới nàng, cành xanh liễu thắm đã hết tuổi xuân thì. Cái hậu là tìm lại nhau ở kiếp sau chăng?

Chân trời xứ lạ cô liêu
Dáng ai lầm lũi liêu xiêu hao gày
Quê nhà rặng liễu lắt lay
Cành xuân hết thắm đắng cay bồ hòn…!

*Nguyên tác lời bản nhạc: Trách Ai Vô Tình
27.4.2018 Lu Hà












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét