Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Đôi Dòng Muốn Bàn Với Bác Phạm Đức Nhì

Trích:MỘT KỊCH BẢN THƠ “XẠO”

Kịch Bản Thơ
Có một số bài thơ ngắn, đơn giản, bày tỏ một “mảnh nhỏ” tâm trạng của tác giả trước một khung cảnh, một tình huống nào đó của cuộc sống. Nhưng cũng có những bài thơ dài hơn, bề thế hơn, nói về một “nỗi lòng” phức tạp hơn, nhiều tình tiết hơn. Lúc ấy, bài thơ sẽ như một vở kịch đời và thi sĩ sẽ vừa là biên kịch vừa là đạo diễn, diễn viên … tất tật.


Vì là thơ nên tác giả sẽ dồn hết sự chú ý vào cảm xúc, những xao động của tâm hồn trước cảnh đời. Cảm xúc muốn có cơ hội phát triển, lớn mạnh cần nương theo dòng chảy của tứ thơ. Và tứ thơ muốn chảy đúng hướng cần phải dựa vào kịch bản của bài thơ.

 Muốn thơ hay, tâm trạng phải thật, cảm xúc phải thật. Đó là điều cốt yếu. Trường hợp kịch bản cũng hoàn toàn thật nữa thì quá tốt; nếu kỹ thuật thơ của thi sĩ nhuần nhuyễn, bài thơ sẽ dễ có nhiều cảm xúc, và nếu hội đủ một vài điều kiện khác nữa, hồn thơ có cơ hội xuất hiện.

Nhưng không phải lúc nào kịch bản của bài thơ cũng “vừa khít” với tâm trạng. Đôi khi thi sĩ phải xê dịch, điều chỉnh chút ít để có sự ăn khớp cần thiết. Là một người làm thơ, thú thật, tôi cũng có một số lần làm như vậy. Chưa có sự đồng thuận của tất cả những người làm thơ, nhưng tôi nghĩ những xê dịch, điều chỉnh chút ít ấy có thể chấp nhận được.

Nhưng đôi khi có những kịch bản bị xê dịch quá nhiều, đi đến chỗ không hợp tình, hợp lý. Độc giả sẽ cho rằng thi sĩ “xạo”, và bài thơ thất bại.

TÌNH YÊU KHÔNG LỜI
Em thuê trọ cạnh nhà tôi
Hương đồng gió thở khoảnh trời cách xa
Mấy mùa cây khế trổ hoa
Hái nhành tim tím sang nhà em chơi
Em hào phóng ban nụ cười
Pha trà rót nước rồi ngồi lặng im
Hồn tôi như mảnh trăng chìm
Bao lời thông thái nằm im trong đầu…
Một lần trời đổ mưa mau
Bỗng dưng em tới gục đầu vai tôi
Lặng yên… Cứ lặng yên thôi
Làn môi khoá chặt làn môi bất ngờ.
Bồng bềnh nửa thực, nửa mơ
Cùng em lạc giữa mịt mờ phiêu linh
Sông mê – bến lú – thuyền tình
Đã trao thì cháy hết mình vẫn trao.
Một lời chẳng nói là sao?
Một từ cũng chẳng… Lẽ nào, người ơi?
Gương trăng nhoà nước mắt rơi
Đưa tôi mẩu giấy, em ngồi lặng im.
Hồn tôi lại mảnh trăng chìm
Lời vô nghĩa hết! Trái tim khóc thầm.
Thương em vừa điếc lẫn câm
Tai ương từ tuổi mười lăm tới giờ.
Trần nhà cánh nhện buông tơ
Tôi ghì em giữa đôi bờ vai tôi.
(Phạm Trung Dũng)

-Lu Hà: Thật ra toàn bộ bài thơ cũng hay đó, chứ không phải viết dở.Tác giả chỉ mắc phải một sai lầm nghiêm trọng về không gian và thời gian bời chữ” Mấy mùa”, nên làm hỏng cả bài thơ đi. Ý kiến bác Nhì cũng rất chí lý. Giá như viết là: Vào mùa cây khế trổ hoa ” thì mạch thơ ý thơ thông thoáng logic hơn. Cô Dương Diên Hồng cứ cắm cúi lao vào bình mà không thấy chi tiết vô lý ngược đời này.

Trích : LẠI BÀN VỀ KỊCH BẢN XẠO TRONG THƠ
Bài viết Một Kịch Bản Thơ “Xạo” mới xuất xưởng được hơn nửa ngày thì tôi nhận được tin nhắn qua Messenger của cô giáo Diên Hồng Dương:

“Anh Nhi Pham kết bạn em đi rồi đọc bài phản hồi ạ. Cảm ơn anh. Có gì đừng buồn nha.”

Chưa biết bài phản hồi mạnh bạo đến cỡ nào, nhưng đọc tin nhắn lịch sự dễ thương như thế tôi đã có cảm tình. Sau khi đọc bài Có Cái Gì Đó Sai Sai Trong Bài Phê Bình “Một Kịch Bản Thơ ‘Xạo’” của cô giáo, tôi càng có cảm tình hơn vì thái độ hiền dịu, lời lẽ nhẹ nhàng, nhã nhặn, và đặc biệt, một tấm lòng yêu mến văn chương tha thiết.

Vì thế tôi viết bài này không để tranh biện thắng thua mà chỉ để làm rõ một số khác biệt trong cách nhận xét, đánh giá thơ ca giữa cô giáo và tôi. Và dĩ nhiên kết luận sau cùng sẽ là của độc giả.



Sự Xuất Hiện Của Kịch Bản

Đã làm thơ, khi chữ nghĩa cùng với cảm xúc tuôn ra, chúng phải “chảy” về một hướng nào đó, bằng một “con kênh” nào đó. Con kênh có thể có trước, cũng có thể xuất hiện cùng thời điểm lúc chữ nghĩa và cảm xúc tuôn ra. (Trường hợp sau thì thơ dễ có hồn hơn). Trong thực tế, ít ai từ lúc cầm bút viết những chữ đầu tiên của bài thơ cho đến khi buông bút là có “đứa con tinh thần” chào đời. Có khi ngày hôm sau, tuần sau, nhiều trường hợp còn lâu hơn nữa, phải quay trở lại tiếp tục công việc đang bỏ dở. Lúc ấy, đoạn sau phải viết sao cho ăn khớp với đoạn trước và phải phù hợp với bức tranh toàn cảnh của bài thơ.

Có điều chắc chắn rằng khi bài thơ hoàn tất, cả thi sĩ và người đọc sẽ nhận ra – có thể độ hiển thị khác nhau – hình ảnh của con kênh đó. Đó chính là bố cục mà riêng tôi có khi gọi là thế trận chữ nghĩa, hoặc kịch bản của bài thơ.

Để bạn đọc mới tiện theo dõi, tôi xin lập lại một đoạn trong bài viết trước:

Muốn thơ hay, tâm trạng phải thật, cảm xúc phải thật. Đó là điều cốt yếu. Trường hợp kịch bản cũng hoàn toàn thật nữa thì quá tốt; nếu kỹ thuật thơ của thi sĩ nhuần nhuyễn, bài thơ sẽ dễ có nhiều cảm xúc, và nếu hội đủ một vài điều kiện khác nữa, hồn thơ có cơ hội xuất hiện. Nhưng không phải lúc nào kịch bản của bài thơ cũng “vừa khít” với tâm trạng. Đôi khi thi sĩ phải xê dịch, điều chỉnh chút ít để có sự ăn khớp cần thiết. Là một người làm thơ, thú thật, tôi cũng có một số lần làm như vậy. Chưa có sự đồng thuận của tất cả những người làm thơ, nhưng tôi nghĩ những xê dịch, điều chỉnh chút ít ấy có thể chấp nhận được.

Nhưng đôi khi có những kịch bản bị xê dịch quá nhiều, đi đến chỗ không hợp tình, hợp lý. Độc giả sẽ cho rằng thi sĩ “xạo”, và bài thơ thất bại.

 Một Số Trường Hợp Xạo Gần Giống Kịch Bản “Tình Yêu Không Lời”

Bài Học Đầu Cho Con

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ…

(Đỗ Trung Quân)

-Lu Hà: Theo tôi bác Phạm Đức Nhi hiểu rất sâu sắc về nghệ thuật làm thơ. Dùng tài năng chữ nghĩa cảm xúc chân thật của mình để vẽ nên những bức tranh sinh động đời thường. Miêu tả cái có thực sảy ra, vì chỉ có thực mới cảm hóa trái tim người ta. Nhưng không nên trần trụi thô kệch kiểu rùi đục chấm mắm cáy. Thơ phải là thơ là văn chương hào hoa bóng bấy các con chữ biết nhảy múa theo vần điệu. Người có trí tưởng tượng cao làm thơ mới hay, trí tưởng tượng kém không nên làm thơ mà nên chuyên tâm vào viết văn hay cao hơn là bình thơ. Người nông phu, giới thợ thuyền xích lô ba gác trí tuởng tượng kém, chủ yếu là chém to kho mặn, vai u thịt bắp mồ hôi dầu, chè Tàu nốc cạn một  hơi, chuyên hút thuốc lào vặt sỉ nước điếu lung tung, ăn hạt mít rồi xì hơi vung vãi, mà ông Mao chủ trương trăm hoa đua nở bắt ép họ phải làm thơ. Không có thơ thì trừ vào công điểm phạt vạ thì sao đáng gọi là thơ? Hay thơ lò rẻn của ông Trường Chinh thơ toé khói lửa thì là thứ thơ gì hở giời? Hay tập thơ nôm na mách qué giải buồn tiêu sầu ghi những thứ tạp nham vụn vặn, dăm ba câu triết lý nhân sinh vô thưởng vô phạt điển hình là cuốn Nhật Ký Trong Tù hay còn có tên gọi là Ngục Trung Nhật Ký sao đáng gọi là thơ?
Trí tưởng tượng cao đến cảnh giới thơ tượng trưng siêu hình càng tốt. Nhưng chớ nên lạm dụng chữ tượng trưng mà thành làm thơ xạo như bác Nhì nói. Xạo tức là chỉ cốt ghép sao cho có vần cốt đọc xuôi tai mà thiếu tính logic.
Con người ta thông minh cuộc đời này đẹp là bởi biết tôn trọng logic. Kể cả siêu hình vô thức cũng nằm trong quy luật của tư duy lo gic.
Bài thơ về quê hương gì đó “ Bài Học Đầu Cho Con “ là do nhà thơ tự thêu dệt lên tại sao gán vào miệng đứa trẻ con đang ở tuổi mẫu giáo hay ông Tố Hữu gán cho câu học nói đầu tiên cho con ông ta tiếng gọi đầu đời là: Stalin.

Tự nhà thơ nói và tự nhà thơ lý giải thì đuợc nhưng không thể lạm dụng miệng đứa trẻ con để bàn về chính trị giống như tổ quốc tức là tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thơ như vậy mất đi cái vẻ đẹp của tâm hồn mà chỉ là những câu chữ tung ra bày bán tuyên truyền cổ động mời chào mà thôi.

Còn cô giáo Diên Hồng bình giảng sai ý thơ của cụ Nguyễn Du:

-Diên Hồng: ” Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”
Ba thu làm sao dọn lại trong một ngày? Thời gian này là thời gian phi lý tính, thời gian của tâm trạng, lấy ý từ một câu trong Kinh Thi: ” Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”. Hổng lẽ đọc Truyện Kiều đến đây, phán cho Nguyễn Du một câu là miêu tả xạo? Thơ vốn dĩ cô đọng, đâu cần phải nói chi tiết đến từng mi li mét để làm rõ tại sao tác giả viết thế này mà không viết thế kia cho logic.

-Theo ý Lu Hà tôi: Ba thu nghĩa là 3 mùa thu tức ba năm, hay thu ba chỉ tính ước lệ thời gian không thể tính. Ý cụ Nguyễn Du là thời gian trôi qua nổi nhớ nhung của Kiều về Cha Mẹ chàng Kim nhiều như nổi sầu ba năm hay còn nhiều hơn nửa dồn tất cả một ngày một giờ mà suy tư buồn thảm mà dài dằng dặc. Tâm viên ý mã như con ngựa truy phong, như con khỉ leo dây làm khổ lòng người ta lắm.

Cụ Nguyễn Du chỉ mượn cảnh mượn không gian thời gian miêu tả tâm trạng con người chứ không phải là triết gia bàn về gía trị thời gian ba mùa thu chỉ bằng một ngày. Nếu đi sâu vào khoa học tốc độ của ánh sáng thì một giờ trên con tàu vũ trụ bằng 3 ngày thì sao? Một năm trên cõi thiên thai của chàng Từ Thức bằng 100 năm trần gian thì sao? Ba thu dọn lại một này dài ghê hay Ba thu dồn lại một ngày dài ghê. Vì câu dưới liên quan cả câu trên nữa tả nỗi sầu kia mà, nhiều lắm như cả ba mùa thu. Tất nhiên độc gỉa đọc thơ phải có cái tâm cái hồn cảm xúc chứ không thể 1+1=2.





Nhân tiện tôi cũng bàn qua về bài thơ cùa anh Đỗ Trung Quân. Lấy tiêu đề bài học đầu cho con về ý nghĩa của hai chữ “ Quê Hương“ là không tưởng cho một em bé ở tuổi mẫu giáo giống như chủ nghĩa Mác Lê , tổ quốc xã hội chủ nghĩa là không tưởng vậy. Bài thơ nôm na này rất phù hợp cho quảng đại quần chúng nhân dân lao động hay những người thất học hiểu biết kém. Cái định nghĩa quê hương theo tôi là gượng gạo gò ép giống như ông Xuân Diệu cũng ngô nghê định nghĩa tình yêu là những buổi chiều vậy. Bài thơ 5 chữ này tác gỉa cố ghép vần bằng ở những chữ cuối cùng như: yêu- nhiều; ngày- bay; đồng-sông; che –hè; tơi- khôi v. v…Theo tôi là cảm xúc èo uột chả có gì sâu sắc đậm nét cả. Quê hương là gì mà cô giáo dạy phải yêu? Vậy quê hương không còn gía trị tự nhiên tự giác, siêu linh nữa mà là cưỡng ép nhồi sọ trẻ thơ bởi chữ “phải“. Người Việt Nam ta ai cũng biết quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là mảnh đất ngàn đời mà tổ tiên ông bà cha mẹ ta sinh sống. Nam quốc sơn là nam đế cư, tuyệt nhiên định mệnh tại thiên thư thì có gì cần phải bàn.

Người ta có thể làm ra những bài thơ bản nhạc ca ngợi quê huơng chứ không nên dùng hình ảnh quê hương cho mục đích tuyên truyền chính trị như kiểu nghị quyết 36 gì đó của đảng câu đồng bào tỵ nạn hay Việt Kiều, nên nhớ, cần nhớ, phải nhớ về quê hương là khúc ruột ngàn dặm mà gửi vàng gửi dollar thật nhiều về cứu nguy cho nền kinh tế đang suy sụp.  Cứ theo kiểu định nghĩa về quê hương bời những hình ảnh trực quan khi đứa trẻ sinh ra nhìn thì những em nhỏ sinh ra ở nước ngoài sẽ hiểu quê hương là tuyết rơi, hồ băng, rừng thông, bánh mỳ, khoai tây, thang máy, v.v… vậy.

Anh không thể lấy thói quen miếng ăn ra làm ví dụ cho quê hương  như bát canh rau muống qủa cà dầm tương. Quả khế, qủa ổi, cánh diều là những kỷ niệm ấu thơ ở trẻ em nông thôn. Nhưng bây giờ 90 triệu dân Việt Nam có mấy ai lấy những thứ sinh hoạt tủn mủn tầm thường đó ra làm trọng? Họ lo cho môi trường hủy diệt, thức ăn độc hại, nòi giống suy kiệt thiếu dinh dưỡng. Người giàu thì qúa giàu người nghèo  lại quá nghèo. Tiêu chuẩn giàu có kinh doanh, danh nhân thành đạt phải là đảng viên hay con cháu các cụ cả, lý lịch thân nhân tốt.

Tác gỉa cả bài thơ tả mây tả gió hoa lá cành mà quên đi những gía trị quê hương cốt lõi lãnh thổ, tổ tiên, nòi giống, sắc tộc, dòng họ, tiếng nói, màu da, truyền thống văn hóa làng xã, nhân văn đạo đức xã hội là những gía trị cơ bản tạo thành quê hương riêng biệt của mỗi người sinh ra trên trái đất này.

Bài học đầu tiên của trẻ thơ không phải triết lý dài dòng mà là tình yêu mẫu tử. Cái vú người mẹ là hình ảnh trực quan là tình yêu đầu tiên là nguồn gốc của tình yêu quê hương.

20.6.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét