Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Tri Kỷ Hồng Nhan



Bình Thơ Giang Hoa và Lu Hà


Tình Tri Kỷ...

Đối ẩm đôi vần khảm bút trao
Đàm thơ mượn gió ngữ tuôn trào
Dương cầm mộng nhớ người tri kỷ
Dệt áng tơ lòng nghẹn ý trao ...


24.05.2016
Thơ: Giang Hoa



Hồng Nhan Tri Kỷ
cảm đối từ 4 câu thơ của Giang Hoa: Tình Tri Kỷ

Phác họa đôi vần mộng gửi trao
Cẩm nhung đối cảnh ý thư trào
Biển tình thăm thẳm trùng dương vỗ
Sông ái trầm luân sóng đảo trao…

Tri kỷ kìa ai tay dạo nhạc
Giai âm nào kẻ gót phong trần
Châu nhòa chén rượu đêm sầu lạnh
Ngọc chảy quỳnh tương ngẫm tủi thân

Phong lưu chẳng toại cùng thu nguyệt
Khanh tướng công hầu hỡi cố nhân
Hư danh lạc bước đường cô quạnh
Gió Sở đằng vân vượt ải Tần

Thôi nhé từ nay về cố quận
Vườn thanh tao nhã nở quỳnh lan
Giao đài hội ngộ vầng trăng ngọc
Văng vẳng cung đàn khóc thế nhân

Giun  dế ngoài sân mưa rả ríc
Phong the giá lạnh má hồng nhan
Đồng tâm đàm đạo bao thương nhớ
Vắng bóng tùng quân lệ ứa tràn…!

25.5.2016 Lu Hà

Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu.Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành. Làm thơ tứ tuyệt cực khó, vì chỉ có bốn câu thôi, các câu trên dưới phải đối nhau. Nếu đuợc cả 4 câu thì tốt, không thì phải có 2 câu đối nhau.

Bài thơ chữ Hán nổi tiếng này là kiểu mẫu của thơ tứ tuyệt

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "

Hai câu 3 và 4 đối nhau chan chát. Còn 4 câu tứ tuyệt của Giang Hoa và Lu Hà về nguyên tắc đều đảm bảo phép đối:

"Đối ẩm đôi vần khảm bút trao
Đàm thơ mượn gió ngữ tuôn trào
Dương cầm mộng nhớ người tri kỷ
Dệt áng tơ lòng nghẹn ý trao ..."

và:
Phác họa đôi vần mộng gửi trao
Cẩm nhung đối cảnh ý thư trào
Biển tình thăm thẳm trùng dương vỗ
Sông ái trầm luân sóng đảo trao…"

Riêng của tại hạ bài thơ có 5 khổ 20 câu, vì dài nên khổ 3, 4 và 5 không đối nữa mà chỉ làm theo lối thơ mới bình thường. Thơ mới chẳng qua là ghép hai câu đầu và hai câu cuối của một bài thất ngôn bát cú đường luật lại. Còn thơ tứ tuyệt ghép cả 4 câu trong bài thi đường 3, 4, 5, 6 dĩ nhiên tất cả đều đối nhau cả phải không? Riêng Giang Hoa chỉ cần câu 3 và 4 đối nhau là đủ.

Bây giờ tôi sẽ bình luận về ý nghĩa cả hai bài thơ Giang Hoa và Lu Hà tôi đã đối ẩm với nhau như hồng nhan tri kỷ. Người đàn ông và đàn bà ở trong cõi đời luôn có 3 đối tượng quan tâm: Vợ, người tình và hồng nhan tri kỷ. Vợ là một ngôi nhà, là một nơi chốn tổ ấm để sinh con đẻ cái. Người Tình là gánh nặng của ngôi nhà,vì tham lam mà ta không muốn vứt bỏ. Hồng Nhan Tri Kỷ là để tô điểm cho ngôi nhà, cho cuộc đời ta thêm đẹp, để cho ta khỏi cảm thấy cô đơn. Đàn ông cả đời đi tìm không phải là vợ, cũng không phải là người Tình mà là hồng nhan tri kỷ. Hồng nhan tri kỷ trong lời thơ ý nhạc thật qúy biết chừng nào là người bạn có cùng cảnh giới tâm linh tâm hồn trái tim trí tuệ.

Giang Hoa:
“ Đối ẩm đôi vần khảm bút trao
Đàm thơ mượn gió ngữ tuôn trào “

Lu Hà:
“ Phác họa đôi vần mộng gửi trao
Cẩm nhung đối cảnh ý thư trào “

Cổ kim xưa nay trong ăn uống, khi nói đến rượu và trà mới dùng chữ nhắm và thưởng lãm:

“Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
Nhân bất đồng tâm bán cú đa “
Tri kỷ gặp nhau, rượu uống trăm ngàn chén vẫn là ít. Người chẳng cùng lòng, nói nửa lời cũng đã là quá hay hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.

Từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo. Đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật, người Tàu hay người Việt sành điệu muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật một đạo lý với ý nghĩa đích thực. Hiển nhiên ở đây trà đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách: trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm tính, nuôi dưỡng tính cách đẹp và đạt tới giác ngộ. Cái quan trong là có người đối ẩm tri kỷ tri âm làm thơ ngâm nga xướng vịnh

Uống trà làm cho ta cao hứng châu tuôn ngọc nhả tạo vần thơ như những bức điêu khắc khảm xà cừ, hay phác họa một bức tranh màu tranh sơn dầu gửi mộng thả bao điều ước mong vào trong đó làm cho tâm hồn mình như cánh hạc bay cao, thêu dệt những bức thảm nhung cẩm trướng đối cảnh, đối tình ý thư trào ra lai láng...

Giang Hoa:
“ Dương cầm mộng nhớ người tri kỷ
Dệt áng tơ lòng nghẹn ý trao ...“

Lu Hà:
“ Biển tình thăm thẳm trùng dương vỗ
Sông ái trầm luân sóng đảo trao…“

Dương cầm hay còn gọi là piano, đàn có bộ máy dùng búa gõ vào dây liên kết  với các phím. Ta thường nghe ở các giàn nhạc giao hưởng hay trong nhà thờ đệm với thánh ca ( phúc âm).
Tiếng đàn thánh thót du dương kỳ lạ dễ đi vào lòng người, tâm hôn mênh mông lạc vào cõi mộng thi nhân nhớ người tri kỷ. Ngổn ngang trăm mối dệt sợi tơ lòng ý nghẹn lời trao. Nhưng cõi đời thường không bằng phẳng biết bao trắc trở thuơng hải tang điền. Biển tình sông ái thăm thẳm trầm luân ngụp lặn tan hợp duyên khởi trùng trùng không biết bao giờ dừng nghỉ.



Khúc Nhạc Diệu Kỳ

Đêm thương ái cho hoa hồng nở
Em về đây thổ lộ đôi lời
Hồn trinh tuổi mộng hai mươi
Thướt tha yểu điệu bồi hồi ngẩn ngơ

Anh đắm đuối vẩn vơ giăng gió
Bến cô liêu tầm tã mưa bay
Nói đi từng ý đang say
Sóng lòng rạo rực vơi đầy nỉ non

Vòng tay xiết bồn chồn nhịp thở
Phút mê ly huyền ảo nụ cười
Dạt dào nỗi nhớ em ơi!
Bao đêm thao thức dòng đời ngược xuôi

Nghe xao xuyến biển khơi lồng lộng
Trong chiêm bao vọng tưởng u hoài
Lâng lâng khúc nhạc rung trời
Long lanh từng mảnh sao rơi ngọc ngà

Kià vũ trụ nhạt nhoà thổn thức
Gió mơn man lồng ngực phập phồng
Xiêm y mây vén nét hồng
Nôn nao toà ngọc non bồng là đây

Anh ngây ngất hồn say ánh mắt
Như thuở nào da diết nhớ nhung
Bướm ong dìu dặt núi rừng
Xôn xao mai trúc rưng rưng sương trào

Lời tình tự nghẹn ngào thánh thót
Hẹn ngàn sau thảng thốt chư tiên
Ghi lòng tạc dạ chẳng quên
Vùi chôn huyệt mộ tơ duyên vẫn còn

Đêm thân ái cùng muôn hoa nở
Đoá hồng nhung chan chưá lòng anh
Ân tình dạ khúc chân thành
Côn trùng hoà điệu đan thanh diệu kỳ!

cảm tác khi đọc thơ Đinh Hùng: Ân Tình Dạ Khúc
1.11.2012 Lu Hà


Lu Hà:
"Tri kỷ kìa ai tay dạo nhạc
Giai âm nào kẻ gót phong trần
Châu nhòa chén rượu đêm sầu lạnh
Ngọc chảy quỳnh tương ngẫm tủi thân"

4 câu thơ này coi như là cắt ra từ khúc giữa của một bài thất ngôn bát cú mà thành tứ tuyệt.Theo tại hạ là trên dưới đối nhau cả.

Tri kỷ giai âm có Bá Nha và Tử Kỳ là đôi bạn tri âm thời xuân thu chiến quốc. Bá Nha làm quan nước Tấn, Tử Kỳ là tiều phu nước Sở.
Ba Nha phụng chỉ đi sứ nước Sở, khi trở về đến cửa biển Hán Dương
vào một đêm Trung Thu, trăng sáng vằng vặc, Bá Nha cho dừng thuyền dưới chân núi Mã Yên để thưởng ngoạn. Cảm thấy hứng thú, muốn dạo chơi một vài khúc đàn, Bá Nha liền sai lính đốt hương trầm . Bá Nha trịnh trọng so dây vặn trục, đặt hết tâm hồn đàn lên một khúc réo rắt âm thanh, quyện vào khói trầm, chưa dứt, bỗng đàn đứt dây.

Bá Nha giựt mình tự nghĩ, dây đàn bỗng đứt thế nầy ắt có người nghe lén tiếng đàn, bèn sai quân hầu lên bờ tìm xem có ai là người nghe đàn mà không lộ mặt. Quân hầu lãnh lịnh lên bờ thì bỗng có người từ trên bờ lên tiếng:

– Xin đại nhân chớ lấy làm lạ, tiểu dân là tiều phu kiếm củi về muộn, trộm nghe được khúc đàn tuyệt diệu của Ngài.

Bá Nha cười lớn bảo:

– Người tiều phu nào đó dám nói hai tiếng nghe đàn với ta, sao ngông cuồng thế?

– Đại nhân nói sai quá vậy. Há chẳng nghe: Thập thất chi ấp, tất hữu trung tín . Nếu đại nhân khinh chỗ quê mùa không người biết nghe đàn, thì cũng không nên có người khảy lên khúc đàn tuyệt diệu.

Nghe đáp xong, Bá Nha hơi choáng váng, hối hận những lời vừa thốt ra, vội bước ra mũi thuyền, dịu giọng nói:

– Người quân tử ở trên bờ, nếu thực biết nghe đàn, biết vừa rồi ta khảy khúc gì không?

– Khúc đàn đại nhân vừa tấu đó là: Đức Khổng Tử khóc Nhan Hồi, phổ vào tiếng đàn, lời rằng:

Khá tiếc Nhan Hồi yểu mạng vong,
Dạy người tư tưởng tóc như sương.
Đàn, bầu, ngõ hẹp vui cùng đạo,

Đến cuối câu ba thì dây đàn đứt, còn lại câu bốn là:
Lưu mãi danh hiền với kỹ cương.

Bá Nha nghe xong, đúng quá, mừng rỡ sai quân hầu bắc cầu lên bờ mời người quân tử xuống thuyền đàm đạo.

Ngày nay Hà thi sĩ cũng thở than thiếu bạn hòa đồng tâm linh nên châu sa lệ chảy nhạt nhòa chén rượu quỳnh tuơng là rượu qúy mà tủi thân hận thời gian vô vị vò võ cây cỏ héo hon.
 Quỳnh tương uống từng ngụm nhỏ trong miệng, rượu thấm dần từ từ trôi vào cổ họng… tận hưởng mùi dịu, ngọt cay cay, thơm mà không ngát, dịu dàng và luân lưu, cảm giác như mơ mơ hồ hồ có cả âm điệu và màu sắc hương quỳnh. Rượu quỳnh và người thưởng thức là đôi bạn tri kỷ không để hoa quỳnh toả hương thơm ngào ngạt trong đêm rồi héo rũ ban ngày mà tiếp tục kéo dài đời hoa.

Lu Hà:
“Phong lưu chẳng toại cùng thu nguyệt
Khanh tướng công hầu hỡi cố nhân
Hư danh lạc bước đường cô quạnh
Gió Sở đằng vân vượt ải Tần “

Ngày xưa đã gọi là đấng trượng phu tài trai tu mi nam tử là phải biết rùi mài kinh sử đặng thi cử đỗ đạt cao, tuy  không hy vọng là trạng nguyên thám hoa bảng nhãn thì cũng là thủ khoa tiến sĩ cử nhân thực thụ không phải là hư danh sáo rỗng bằng cấp rỏm. Nhưng cũng không thiếu kẻ là con mọt sách dăm ba bài thơ để bịp đời đã tưởng mình là ghê gớm lắm. Phong lưu không bền chặt cùng trăng thu nguyệt bạch, khanh tướng công hầu cũng chỉ làm dáng đỏm, cái vỏ bên ngoài mà trong bụng rỗng tuyếch kiến thức sơ thiển. Bả vinh hoa phú qúy làm mờ mắt lạc vào ngõ cụt cô quạnh chưa nói là chết gìa mà chả làm nên trò trống gì,  không vợ không con tài sản tiêu tán lê tấm thân cò còm cõi thảm thê thay...

Trong truyện Kiều có đoạn:

“Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa

Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao mày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì“

Tống Ngọc, người nước Sở đời xuân thu. Trường Khanh tức Tư Mã Tương Như, người đời nhà Hán. Sở, Tần là hai nước mạnh đời xuân thu chiến quốc. Hai nước xa cách nhau. Núi non hiểm trở. Cũng giống như Tư Mã Tương Như  chàng Tống Ngọc có tài văn chương qua các thiên "Chiêu hồn", "Ðại chiêu", "Cửu biện" và nhiều bài phú như "Ðăng đồ tử hiếu sắc phú" , "Cao đường phú"... Chỉ có biết chắc chắn  là người đẹp trai, lãng mạn, đa tình...

Thi sĩ Lu Hà muốn nói: Đưòng công danh như đằng vân cảnh ảo là đường mây hoạn lộ trắc trở gian nan hiểm nghèo chưa nói là mất mạng chết sớm vì tụi tiểu nhân luôn muốn hãm hại ghen tỵ đố kỵ mà sinh lòng oán hận thâm thù vô cớ.

Lu Hà:
“Thôi nhé từ nay về cố quận
Vườn thanh tao nhã nở quỳnh lan
Giao đài hội ngộ vầng trăng ngọc
Văng vẳng cung đàn khóc thế nhân“

4 câu này là muốn nhắn gửi bạn tao nhân mạc khách hồng nhan tri kỷ tri âm, sau qua kể ra nỗi niềm tâm sự nhân tình thế thái ấm lạnh. Hãy thôi mơ mộng viển vông công hầu vương bá doanh nhân tài tử hão huyền hãy trở về quê huơng mà vui vầy nhàn nhã không ham danh lợi quyền qúy kết giao với các bạn thơ thuơng cảm xót xa cho biết bao cảnh ngộ thế nhân tài ba mà trầm luân khổ hạnh.

Lu Hà:
"Giun dế ngoài sân mưa rả ríc
Phong the giá lạnh má hồng nhan
Đồng tâm đàm đạo bao thương nhớ
Vắng bóng tùng quân lệ ứa tràn…!"

4 câu kết này là nỗi lòng của bạn má phấn hồng nhan là các đích chính của bài thơ mà Hà thi sĩ cảm đối cảm hứng với 4 câu thơ tứ tuyệt của Giang Hoa đó. Chia sẻ vô về hiểu cho trái tim người thục nữ.
Ngoài sân mưa rơi rả ríc tầm tã, phong loan án thư gía lạnh cô quạnh buồn thiu. Biết ai là kẻ đồng tâm đồng đạo cùng hội cùng thuyền, ngọn đèn leo lắt vắng bóng tùng quân tình quân mà giọt lệ ứa tràn...

26.5.2016 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét