Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Tư Mã Tương Như Và Trần Minh Khố Chuối

Bình thơ Giang Hoa và Lu Hà





Khúc Phương Cầu...

Gửi nỗi cuồng si dạo nốt đầu
Say nhìn lãng tử nén buồn thâu
Đàn buông khóc đoạn âm thầm tủi
Thả phím hờn cung lặng lẽ sầu
Gãy đoản hồn thu tràn chén hận
Rơi chùng bóng hạ đổ dòng châu

Tàn đêm lạnh lẽo lời ai oán
Lở dỡ tình ly khúc Phượng Cầu *...

20.03.2016
Thơ: Giang Hoa
* Điển tích " Khúc Phượng Cầu kỳ Hoàng



Bể Khổ Trầm Luân…
họa thơ Giang Hoa: Khúc Phượng Cầu…

Trăng vàng hiu hắt bến giang đầu
Mộng áo khinh cừu trải mấy thâu
Phì mã xe đưa hồn cố quận
Túi cơm bị gậy khói mây sầu
Vinh hoa phú qúy mưa từng giọt
Nghèo đói lầm than lã chã châu
Bể khổ trầm luân đời sĩ tử
Mong chi dưới bóng khí kinh cầu…

21.5.2016 Lu Hà


Tư Mã Tương Như bản tính ngông nghênh ông thề: khi nào không mặc áo khinh cừu có xe ngựa béo ( phì mã ) kéo thì quyết không quay trở lại cây cầu đầu làng này. Nghĩa là phải lập được công danh nhưng ông cứ lẹt đẹt thi trượt và đành phải vay mượn mua chức quan nhỏ. Nhưng ông có biệt tài dẻo mồm tán gái và cái ngón đàn biệt tài dụ dỗ quyến rũ  đàn bà thì tuyệt chiêu. Ông đã chinh phục đuợc trái tim nàng Trác Văn Quân vốn dĩ gúa bụa, đang để tang chồng. Bài thơ của Giang Hoa có nói về điển tích này, nên mới có đầu đề bài " Khúc Phượng Cầu " còn Lu Hà thỉ họa thơ Giang Hoa với ý ngược lại là: " Bể Khổ Trầm Luân " có nói qua về  điển tích Trần Minh khố chuối,

Ngày xưa có tay học trò tên là Trần Minh, học rất thông minh, nhưng nhà nghèo quá, cha mẹ chết sớm, cơm không đủ ăn, quần áo không đủ mặc, phải lấy lá chuối kết thành khố mà đóng, lại phải hầu hạ các bạn đồng học để có cơm ăn. Ban đêm, Minh phải nhờ ánh trăng hay bắt đom đóm bỏ vào cái lọ để đọc sách.

Đến kỳ thi, Trần Minh cũng cứ đóng khố chuối, tay ôm tráp giấy bút như tôi tớ đi theo các bạn thư sinh.

Nhưng Trời không phụ kẻ gắng công, tới lúc xướng danh, các bạn giầu có của Trần Minh đều rớt cả, người đậu thủ khoa lại chính là Trần Minh khố chuối.
Thế nhưng sự đời không phải ai cũng gặp thời như Trần Minh, nếu may mắn gặp quan chủ khảo liêm chính. Giỏi giang tài ba như Tư Mã Tương Như hay Trần Tế Xương mà cứ thi trượt dài dài. Vì quan chủ khảo dốt nát xôi thịt hay ăn của đút lót mà cố ý đánh trượt hiền tài.

Giang Hoa:
“Gửi nỗi cuồng si dạo nốt đầu
Say nhìn lãng tử nén buồn thâu“

Lu Hà:
Trăng vàng hiu hắt bến giang đầu
Mộng áo khinh cừu trải mấy thâu“

Từ xưa đến nay người gảy đàn hay phải có bạn tri âm như Bá Nha và Trung Tử Kỳ. Đàn hay không thể gảy cho tai trâu.
Khúc Cao sơn Lưu thủy một trong 10 bản nhạc lừng danh thuộc thập đại danh khúc cổ nhạc Trung Hoa, gắn liền với câu chuyện về tình bạn tri kỷ và sự tương thông sâu sắc giữa Bá Nha và Tử Kỳ. Cao sơn Lưu thủy tương truyền là bản đàn Bá Nha sinh thời hay tấu, nhưng chỉ Tử Kỳ thụ cảm được.

Nếu không có bạn tri âm thì người sành gảy đàn nên chọn chọn nơi thanh vắng có núi cao hùng vĩ suối chảy chim chóc hoa bướm dập dờn và tự lòng mình gảy cho các vị tiên trời nghe , ăn mặc phải trang nghiêm đàng hoàng. Cầu kỳ còn phải đốt hương trầm cho thơm rồi mới gảy đàn. Có thế mới được như nữ sĩ Giang Hoa viết. Gửi gắm tất cả say mê cuồng si6 mê mẩn ngay nốt đầu, sưa sưa nhìn bạn tri âm mà nén buồn ngăn dòng lệ chảy. Chí khí của các bậc tao nhân nhiều khi rất cay cực khi thời vận chưa đến mộng cộng danh sự nghiệp chưa thành mà buồn rầu cám cảnh trăng vàng hiu hắt bến giang đầu, mợ mộng mặc áo khinh cừu đả mấy thâu. Khinh cừu loại áo bằng lông cừu trắng của giới qúy tộc quan lại ngày xưa.

Giang Hoa:
“Đàn buông khóc đoạn âm thầm tủi
Thả phím hờn cung lặng lẽ sầu“

Lu Hà:
Phì mã xe đưa hồn cố quận
Túi cơm bị gậy khói mây sầu“

Gảy đàn nỗi buồn trong lòng bỗng dưng trào dâng, đành buông tay ra âm thầm tủi phận khóc, các phím đàn các dây thanh âm chùng lại lặng lẽ sầu tuôn, giống như người thất chí mơ màng con ngựa béo gọi là phì mã mang hồn trở về cố quận nơi chôn nhau cắt rốn, không phải vinh quy bái tổ đỗ đạt công danh gì mà tâm trạng như kẻ ăn mày túi cơm bị gậy hồn người vất vưởng khổ đau như mây khói. Nhìn đám tro tàn lơ lửng bay, gánh nợ đời hoài vọng cha mẹ hy vọng về mình đã trả hết nhé từ đây, có thề là từ gĩa cõi đời ...Hay sống đấy mà lửa lòng nguội lạnh, bầu nhiệt huyết chí nam nhi đã tiêu tan. Vì xã hội thời cuộc không có chỗ cho ta. Người ta trọng tiền của hư danh bằng cấp rỏm và có thế lực vây cánh hơn tài năng.

Giang Hoa:
“Gãy đoản hồn thu tràn chén hận
Rơi chùng bóng hạ đổ dòng châu“

Lu Hà:
“Vinh hoa phú qúy mưa từng giọt
Nghèo đói lầm than lã chã châu“

Biết bao dư định kế hoạc cho tương lai tình yêu cuộc sống và sự nghiệp bỗng dưng gãy vụn ra từng mảnh từng khúc từng đoản ứa tràn chén hận, tiếng đàn sầm sập dây chùng cả mùa hạ bóng đổ mưa giăng trộn lẫn đôi dòng châu sa...Vinh hoa phú qúy thì như sa mạc héo cằn như giọt mưa loáng thoáng từng hạt, kém may mắn thành công...Nghèo đói bần cùng lầm than đeo đuổi lã chã mồ hôi nước mắt thậm chí cả máu, từng năm, từng tháng, từng ngày và từng giờ...

Giang Hoa:
Tàn đêm lạnh lẽo lời ai oán
Lở dỡ tình ly khúc Phượng Cầu *...“

Lu Hà:
Bể khổ trầm luân đời sĩ tử
Mong chi dưới bóng khí kinh cầu…“

Giang Hoa:
“ Tàn đêm lạnh lẽo lời ai oán
Lở dỡ tình ly khúc Phượng Cầu *...“

Lu Hà:
“ Bể khổ trầm luân đời sĩ tử
Mong chi dưới bóng khí kinh cầu…“

Khúc phương cầu hay phụng cầu hoàng nguyên gốc là từ tiếng Tàu. Tư Mã Tương Như tự là Tràng Khanh vốn là con người phóng khoáng hào hoa rất mực, ông chán nghề làm quan bé, qua chơi nước Lương, rồi trở về nước Thục. Đến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu.

Trong khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trạc Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài.

Họ Trác vốn có một người con gái rất đẹp tên Văn Quân, đang thụ tang chồng lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc "Phượng cầu hoàng" (Chim phượng trống tìm chim phượng mái).

Chim phượng, chim phượng về cố hương,
Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
Có cô gái đẹp ở đài trang,
Nhà gần người xa não tâm tràng.
Ước gì giao kết đôi uyên ương,
Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.
Nguyên văn:

Phượng hề, phượng hề quy cố hương,
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
Thời vị ngộ hề vô sở tương,
Hà ngộ kim tịch đăng tư đường.
Hữu diệm thục nữ tại khuê phường,
Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường.
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt cương hề cộng cao tường.
Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhà đi theo chàng. Trác ông tức giận, quyết định từ con.
Đôi trai gái đó mở một quán nấu rượu. Vợ chồng cùng cặm cụi làm ăn.


Hoài Cảm Tương Tư

Thang mây lên hỏi ông trời
Duyên tình theo ngọn sóng dồi biển đông
Lòng sầu nức nở thê lương
Biệt ly xứ xở quê hương giống nòi

Mộng hồn khắc khoải chơi vơi
Nửa đời  xa nước lệ rơi đôi hàng
Người xưa chải tóc sang ngang
Hoài lang dạ cổ ngỡ ngàng chiều thu

Cung đàn Tư Mã Tương Như
Văn Quân sáo trúc vi vu điệu buồn
Từng xuân cánh én bồn chồn
Lờ mờ dĩ vãng nụ hôn năm nào

Bụi hồng thương cảm ly tao
Phong ba mấy độ phấn đào còn đâu
Phù du rêu móc chân cầu
Mới đây mà đã mái đầu bạc phơ

Sen vàng lãng đãng như mơ
Phượng rơi cúc nở hững hờ sương rơi!
Trần ai biền biệt xa xôi
Thông reo lá rụng biển khơi trập trùng

Đồi hoang mưa gió não nùng
Chập chờn ánh sáng tận cùng khổ đau
Vấn vương cỏ úa dãi dầu
Kìa ai ngồi bến giang đầu đợi ai…?

viết tặng Vanessa Le
19.4.2014 Lu Hà


Nữ sĩ Giang Hoa đã sử dụng điển tích này, nhưng với một tâm trạng buồn chán bi ai xót xa cho một mối tình đổ vỡ tiếng đàn không còn réo rắt như ru hồn người mà nức nở lệ rơi châu sa lại có thêm thi sĩ Lu Hà tiếp chiêu phụ họa thêm cho người cùng cảnh ngộ cùng hội cùng thuyền, buồn cho kẻ sĩ nam nhi sinh nhầm thế kỷ bể khổ trầm luân còn mong chi vòng nguyệt quế quang vinh nở mặt nở mày trong rừng hoa bóng bay hay kinh khí cầu chào đón mình. Cám cảnh thân tàn ma dại lê gót trên con đường đời cát bụi chông gai thế thái ấm lạnh nhân tình bạc bẽo như vôi.
Theo ý tại hạ đây là 2 bài thơ đường hay, mọi người nên trân trọng. Nếu ai đó dù có cay cú hằn học mà ra công bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu nào là lỗi chính tả nhiều, nào là văn phạm ruờm rà để tấn công tại hạ, thiết tưởng cũng không nên. Nếu mình không thích thì coi thơ Lu Hà như cỏ rác không thèm đọc cũng không sao.

Xin cám ơn các bạn biết thưởng lãm cái hay vẻ đẹp chân thiện mỹ của thơ đường một dòng thơ thất lạc trong dân gian nay đang đưọc hồi sinh sống lại trong nền văn hóa nước nhà.

Xin cám ơn tất cả các bạn đọc chí tình cùng cảnh giới tâm linh!

22.5.2016 Lu Hà







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét