Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Câu Đối Chùm 3


Giai Thoại Về Một Câu Đối Khó Nhất Việt Nam

Tôi vừa mới đọc trên mạng Internet có kể giai thoại giữa nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm và ông Cống Quỳnh mà trong dân gian gọi là Trạng Quỳnh.

Nữ sĩ ra một vế đối mà ngót hai thế kỷ nay, chưa ai đối chỉnh:

“ Da trắng vỗ bì bạch “


Tôi không được học mấy về chữ Hán chỉ hiểu đại khái: Da là danh từ tiếng Việt, trắng là tính từ gộp lại là tính danh từ. Vỗ là động từ, bì tiếng Hán cũng gọi là da chỉ danh từ. Bạch cũng là tính từ tiếng Hán nghĩa là trắng. Bì bạch mang tính từ xu hướng động nên tôi gọi là tính động từ phát ra tiếng kêu, hay là một phó trạng từ bổ nghĩa cho động từ vỗ. Bì bạch còn là danh tính từ nữa cho nên vế thách đối của bà Đoàn thị Điểm cầu kỳ rắc rối đa nghĩa thâm sâu vô cùng mà cho đến nay, đã làm biết bao nhà nho, nhà văn, nhà thơ phải tốn bao công tốn sức tìm câu đối lại mà chưa ai đối chỉnh, như đắp cái chăn che kín đầu lại hở chân, kín chân lại hở đầu thì làm sao mà còn hy vọng được hú hí, khúc khích cười với cô Điểm đây? Da trắng cũng có nghĩa là bì bạch được nối với nhau bởi chữ vỗ, chính bởi chữ vỗ mà tạo ra một ngữ cảnh cực hay trong cảnh người phụ nữ đang tắm. Nếu viết da trắng là bì bạch, hay da trắng nghĩa là bì bạch. Thì không còn gọi là văn chương câu đối nữa.

Ông Trạng nhà ta đối lại là:
“ Trời xanh màu thiên thanh “

Theo tôi chưa ổn vì màu là hư từ, từ nhẹ không phải là thực từ chỉ động từ, từ mạnh như vỗ. Trời là thiên như Trạng nói là được nhưng thiên thanh đối chưa chỉnh với bì bạch vì bì bạch có âm thanh nhưng thiên thanh chỉ là hư từ, như hư không. Màu thiên thanh rất khó xác định như bì bạch là da trắng. Trời xanh là màu thiên thanh thì ai mà chả biết, lúc trưa nắng hè là trộn giữa hai màu xanh biếc, xanh nuớc biển hay xanh lơ rất khó xác định. Trạng đối: Trời xanh là thiên thanh hay trời xanh nghĩa là thiên thanh, hay trời xanh màu thiên thanh thì có khác gì nhau? Nên câu vế đối của trạng tôi chê dở bởi chữ màu. Nếu ông Cống Quỳnh còn sống tôi xin ông phải thay vào đó một động từ nào đó cho hợp với ý đồ mơn trớn ghẹo gái của ông, phải bỏ chữ màu đi mới được. Tôi xin đề nghị: “Trời xanh thấm thiên thanh “ hay “ Trời xanh cực thiên thanh “ hay “ trời xanh nhuốm thiên thanh “  hay “ Trời xanh nựng thiên thanh “dứt khoát nên bỏ chữ màu đi để chữ màu thành ra vô duyên. Làm hỏng cả cái hay cái thâm thúy tinh tế tình tứ của câu đối đi. Có thể ông còn nấn ná bởi thanh âm vì vỗ thanh trắc nên ông gò luôn chữ màu thanh bằng vào. Nên nhớ câu đối này thuộc tiểu đối vì chỉ có 5 chữ thôi, nên người ta thường chú ý nhiều thanh dấu trái ngược nhau ở chữ cuối cùng. Cụ thể đây là chữ bạch, hay một câu đối phú dài dằng dặc nên đối ngược thanh âm sau mỗi đoạn ngắn, được ngắt bởi cái dấu phảy.

Thật lòng mà nói không phải có ý xấc xược coi thường vô lễ với tài văn chương  của tổ tiên đâu.  Ông Trạng Quỳnh nghe nói là người rất tinh nghịch có nhiều chiêu quái dị để ve vãn tán tỉnh đàn bà, nhưng đọc vế đối này, tôi cảm thấy ông ấy quê một cục. Người ta đang da trắng vỗ bì bạch là một hình ảnh kích dục thâm thúy nhưng anh chàng lại ngớ ngẩn phán luôn một câu trời xanh màu thiên thanh xa vời vợi chẳng làm cô Điểm hưng phấn, phấn chấn lên chút nào. Trời xanh màu thiên thanh hoàn toàn rất nghiêm túc, đạo mạo đối không được với ngữ cảnh người ta đang trần truồng tắm, hay đang mặc nửa kín nửa hở. Nghe nói anh chàng đang muốn vào sàm sỡ kia mà? Vấn đề ở chỗ mọi ham muốn thích thú dục vọng đều toát ra từ cơ thể người đàn bà thì anh ít ra anh cũng phải tìm ra cái đặc điểm nào của cơ thể của anh hay của cô ta để đối lại chứ?

Ông Nguyễn Tài Cẩn là một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thì đối:

“ Rừng sâu mưa lâm thâm “

Theo tôi vẫn chưa ổn vì rừng là danh từ, sâu chưa hẳn là tính từ chỉ trạng thái màu sắc, có thể gọi là mạo từ? Cũng chỉ là một hư từ? Lâm cũng là từ Hán chỉ rừng tương tự như bì với da, hay thiên với trời theo tôi là hay đấy. Lâm thâm theo tôi là một tính từ ở thể tĩnh không phát ra tiếng động như bì bạch. Còn mưa chưa hẳn là một động từ như vỗ, mưa rất có thể là một danh từ, sự vật rất cụ thể tồn tại trong không gian và thời gian. Rừng sâu không phải là lâm thâm như da trắng tức là bì bạch. Nếu thêm tí mưa vào có thể gọi là lâm thâm. Đồi hoang, trái nhà, đồng cỏ, mảnh vườn cũng mưa lâm thâm kia mà. Theo tôi có thể đối là: “ Rừng sâu móc lâm dâm “ liệu có được không? Thay chữ mưa bằng chữ móc là một động từ đối với vỗ của cô Điểm. Đằng ấy vỗ thì tớ đây móc chứ có kém gì. Móc còn có nghĩa là hạt mưa, mưa móc mà. Đằng ấy bì bạch thì tớ đây lên cơn lâm dâm. Lâm cũng có nghĩa là rừng, chữ dâm là dậm đọc trại đi để ghẹo cô Điểm. Rừng sâu chả là rừng dậm là gì? Còn mưa theo tôi là một danh từ chứ không phải động từ. Nói đến mưa là người ta nghĩ đến tên gọi như các danh từ mây gió hoa lá cỏ cây sông núi v. v…

Thật ra tôi ngẫm  thấy ông Nguyễn Tài Cẩn đối còn nhỉnh hơn cụ trạng Quỳnh tí xíu nổi tiếng hay chữ nhà ta.  Theo tôi ông cống Quỳnh chỉ là người lanh lợi láu cá trong đám dân đen tầng lớp bình dân. Ông luôn luôn đứng về phía tầng lớp dân đen để làm thơ đả kích chống lại bọn vua chúa quan lại cường hào mà người ta phong ông là Trạng chứ văn chương của ông tôi đã đọc so với các ông trạng thật Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn kém một bực.

Suy đi xét lại tôi vẫn phải nói: Rừng sâu không đối được da trắng. Nếu là: Rừng xanh thì may ra còn tạm được.
Rừng- Da là danh từ. Nhưng rừng lại vần bằng và da cũng vằn bằng. Phép đối không cho phép vì một câu tiểu đối chỉ có 5 chữ thôi thì luật lệ rất khắt khe. Xanh - Trắng đối nhau .

Lâm thâm đối chưa chuẩn với bì bạch. Lâm và bì là hai danh từ Hán. Lâm là rừng, bì là da. Nhưng cả hai đều vần bằng cả. Còn thâm và bạch tuy đối âm nhưng hình tuợng tính từ chỉ màu sắc còn mù mờ. Nói đến bạch là da trắng thì rõ quá, da đàn bà vốn trắng. Còn rừng ( lâm ) có màu thâm là màu gì? Rừng xanh, rừng úa, rừng khô, rừng vàng, rừng héo ta luôn có . Rừng thâm, tốí nghĩa. Nhưng nói đít thâm, đùi thâm, môi thâm hay cái nồn thâm là rõ nghĩa.

Vỗ là động từ còn mưa chưa hẳn là động từ. Ví dụ: Mưa gào, gió thét, người kêu, vượn hú. Cho nên câu đối của nhà ngôn ngữ học Việt Nam tôi thấy chưa đạt. Phải nói bà Đoàn Thị Điểm ra vế đối cực hóc hiểm. Lu Hà có lần lượt đưa ra 12 giải pháp mà vẫn chưa ổn thì có lẽ một nghìn năm sau câu đối của bà Điểm vẫn treo trên ngọn cây thôi. Chả có ai đối nổi.

Cho đến thời điểm này đọc trên mạng thấy hàng hà sa số các vế đối của các vị văn nhân trí giả thuộc sĩ với cô Điểm, ai cũng bảo là vế đối của Trạng Quỳnh và ông Nguyễn Tài Cẩn là chuẩn nhất.

Tôi ở nước ngoài đã lâu có thể tiếng Việt chưa sành sỏi mong các vị cao minh chỉ giáo cho. Cho nên đối lại được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cánh mày râu chúng ta có lẽ đành phải chắp tay lạy cô Điểm thôi. Không đối được thì làm sao hy vọng được bồng bế nàng để mà hôn mà nựng đây?

Tôi xin đối lại “ Da trắng vỗ bì bạch “ tàm tạm là:

 Vế đối 1: “ Lông đen điểm mao hồng “

Vì mao cũng là lông như bì và da. Lông đen đối với da trắng, điểm đối với vỗ, mao hồng đối với bì bạch. Đặc biệt tôi dùng ngay chính tên cô Điểm làm động từ điểm để ghẹo cô. Giá như cô ấy còn sống thì cũng đến chết thôi với Hà mỗ này.

hay là: “ Lông đen điểm mao tuyền “

Mao tuyền còn có nghĩa là suối lông, suối lông đối với sóng nước vỗ bì bạch làn da trắng muốt hồng hào của cô Điểm là chết tươi ông cụ nhà tôi rồi.

hay là :“ Lông đen điểm mao hắc “?

Mao hắc đối với bì bạch thì đối được ý chỉ hiềm nỗi hắc và bạch đều vần trắc cả. Trong câu đối nhiều khi người ta bỏ qua yếu tố trắc bằng nếu ý đối được hay.

Nhưng nếu ta gọi: “ Lông đen điểm hắc mao “ ? Liệu cô Điểm đã chịu ngả bàn đèn chưa? Mao đối với bạch chữ cuối thành ra là bạch mao.
 Cô Điểm thành ra là Bạch Mao Nữ rồi, không khéo bị cô ta cho mấy cái guốc vào mặt. Vì dám tỉa cô ấy là lão bà bà, trên rừng xanh núi đỏ. Bạch Mao Nữ là một nhân vật trong truyện cổ dân gian của Tàu.



Vế đối 2:  “Bướm vàng xuyên điệp hồ “

Vì bướm cũng là điệp từ Hán, hồ - vàng chỉ màu sắc. hồ còn nghĩa là bột hồ màu trắng.

Bướm vàng đối với da trắng, động từ xuyên đối với động từ vỗ, điệp hồ đối với bì bạch


Vế đối 3: “ Suối vàng ngập hoàng tuyền “ Suối vàng cũng có nghĩa là hoàng tuyền, màu vàng cũng gọi là hoàng tiếng Hán, suối và tuyền cũng là hai danh từ chỉ khác tiếng Hán đọc ngược lại mà thôi.

 Suối vàng đối với da trắng, ngập đối với vỗ, hoàng tuyền đối với bì bạch.


Vế đối 4: “ Tơ hồng mọc sợi non “

Tơ là sợi, hồng là non. Tơ hồng đối với da trắng, mọc đối với vỗ, sợi non đối với bì bạch.


Vế đối 5 : “ Bướm hồng động chi lan

Bướm hồng chữ hán gọi là hồ điệp, còn chi lan hồ điệp là loại hoa lan hình con bướm hồng. Bướm hồng mà nhuốm động mùi thơm của hoa chi lan hay hoa lan thì làm gì mà chả ngây ngất lòng người quân tử kia chứ?


Vế đối 6 :“ Mây rồng rung vân long “

Vì mây rồng nghĩa la vân long.  Mây rồng đối với da trắng. Nếu ta nhìn lên trời sẽ thấy nhiều khi những đám mây hình con rồng trắng như bông, đã làm rung chuyển cả hoàng cung của cô Điểm. Động từ rung đối với động từ vổ, Con vân long cũng có nghĩa con rồng mây trắng đang ngọ nguậy vờn lên cơ thể trắng muốt của nàng Hằng Nga Đoàn Thị Điểm. Vân long đối với bì bạch.


Vế đối 7: “ Lông rồng chen mao long “

hay: Lông rồng điểm mao long

Lông rồng tiếng Hán là mao long tương tự như da trắng nghĩa là bì bạch.

Lông rồng có thể đen hay trắng đối với da trắng. Chen đối với vỗ. Mao long có thể nâu, đen, trắng, hồng v. v…tùy ý đối bới bì bạch.

Lông rồng mọc xồm xoàm tua tủa rất dài tiếng hán gọi là mao long. Lông rồng là thứ của qúy hiếm chỉ những bộ râu của các hoàng đế vua chúa ngày xưa. Nghe nói nếu được một nhúm lông hay râu vua có thể giải độc cho các hoàng hậu vốn được gọi là chim phụng, chim mái bên cạnh phượng hoàng là con đực chỉ nhà vua. Vì vua hay ăn các thứ sâm nhung tổ yến, những chất béo bổ nên râu vua cũng là thứ rất qúy giá để đốt thành tro than làm một phương thuốc giải độc cho các hoàng hậu?

Vấn đề vế đối của  cô Đoàn Thị Điểm trở nên rắc rối bởi chữ “ bì bạch “. Chữ bì bạch hiểu theo tiếng Hán cũng đúng là da trắng thật. Nhưng nếu ta bỏ qua phần Hán tự đi thì bì bạch trở nên thuần Việt như phì phạch, phò phạch, bì bõm, lạch bạch, bành bạch  v. v…



Vế đối 8: “ Hồng Hà tràn Cống Quỳnh

Hồng Hà nghĩa là sông Hồng Hà hay chính là biệt danh nàng Đoàn Thị Điểm
Cống Quỳnh là một cái cống ở Quỳnh Lôi hay cũng là biệt danh Trạng Quỳnh. Hồng Hà và Cống Quỳnh hiểu là danh từ chung hay danh từ riêng cũng được. Hiềm nỗi không phải là tính từ hay trạng từ, phó từ gì cả. Nhưng nếu lấy ý để trêu ghẹo đối với da trắng vỗ bì bạch  cũng có thể chấp nhận được. Vì đây là câu tiểu đối chứ không phải hoàn toàn là đối thơ.


Vế đối 9: “ Suối tiên tuôn cam lồ “

hay là: Đào nguyên tứa cam lồ

Suối tiên đối với làn da trắng lạch đào nguyên của cô Điểm, cam lồ tự ưá ra mà thôi từ nguồn suối vô tận cũng phải nhờ vào khả năng của ông Cống Quỳnh nữa.
 Nguồn suối tiên cũng có nghĩa nước cam lồ chảy ra nhờ Phật Bà Quan Thế Âm dùng cành dương liễu vảy ra từ một cái hồ lô


Vế đối 10: “ Nón da loe chóp hồng “

Nón da chỉ cái mũ các anh lính thú ngày xưa đôi trên đầu có cái chóp hồng hay đỏ tiá, lưng phải đeo bị đạn nặng rất là khổ sở, không kém ông Cống Quỳnh chầu trực trước cửa buồng tắm nhà cô Điểm


Vế đối 11:  “ Điểm hoa thách quỳnh chơi “

Hoa quỳnh có những điểm để mà lôi kéo hấp dẫn.  Điểm còn nghĩa là tên cô Điểm. Quỳnh còn nghĩa tên Trạng Quỳnh. Bông hoa quỳnh có thời kỳ nở nhụy điểm hương lôi kéo quyến rũ, phải nhờ vào sự nhanh trí lanh lợi của anh chàng Cống Quỳnh mới có thể nhận ra được.

Điểm hoa đối da trắng, vì trên hoa quỳnh có những điểm nhụy hương lấm tấm. Thách đối với vỗ còn quỳnh chơi tức là hoa quỳnh được lôi kéo vào giấc mộng thiên thai, ái ân, giao hoà, hoan phối, vui chơi… Còn có nghĩa là thách đối. Đối được thiếp mời chàng vào cùng tắm cho vui.



Bây giờ ta lại quay trở lại vế đối nửa Việt nửa Hán có động từ ở giữa.

Vế đối 12: “ Sen hồng điểm bạch liên “

Sen hồng tiếng Hán cũng có nghĩa bạch liên hay sen trắng. Sen hồng đối với da trắng, động từ điểm đối với động từ vỗ, bạch liên đối với bì bạch. Vẫn lấy tên cô Điểm làm động từ điểm để ghẹo cô. Câu này ý bông sen hồng thơm còn có mùi vị của hoa sen trắng

Gọi là cây nhà lá vườn quấy quá vài chữ cho vui. Nếu có thời gian và có hứng Lu Hà tôi tìm câu khác đối lại nàng Đoàn Thị Điểm .



14.4.2014 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét