Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Bàn Về Tinh Thần Xã Hội Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức Và Các Bạn Facebook



+ Paul Nguyễn Hoàng Đức:
- Các trò thân mến, “trí tuệ là ngôn ngữ”, mà ngôn ngữ cao nhất là đối thoại. Học xong mà không đối thoại được chẳng khác gì học võ xong chỉ ngồi tán hươu tán vượn chưởng nọ - điện kia, mà không dám thi đấu. – Thầy Đivoa nói.


Các chuyên gia cho biết: trong tất cả các cuộc đối kháng, đấu khẩu, ngay cả vợ - chồng là chỗ gối ấp má kề, nhưng người ta đều cay cú muốn hạ đối phương một đòn “tịt hẳn”, chọn gót A-sin mà đánh gục.

Chiến thắng bao giờ cũng tốt hơn thất bại! Đó là điều chắc chắn. Nhưng chiến thắng ai và chiến thắng thế nào là một vấn đề văn hóa chúng ta cần quan tâm, đặc biệt ở vùng Á Đông chỉ quen sống cảm tính này. Nói đến đây, ta bỗng thấy vấn đề mở ra rộng quá, ta có thể giảng ít nhất 20 bài về điều này, nhưng nếu làm thế có lẽ nó sẽ pha loãng chuyên đề biện chứng pháp của chúng ta, nên ta sẽ tóm gọn trong vài đặc điểm:

1- Môi trường đối thoại

Các trò sống ở Á Đông là nơi không hề có môi trường và truyền thống đối thoại. Có nhiều sủng thần được vua chúa ban dầy ân lộc, nhưng đến lúc lâm nguy, vặn hỏi thế nào cũng ậm ừ, hay nói “bệ hạ sáng suốt, thần gan óc lầy đất quyết chí tuân theo…” than ôi, gan óc lầy đất ư, một lời tham mưu cho vua không có, thì cống hiến cái gì?!

Khi vua hỏi, không ai nói, nhưng nếu hiếm hoi có một ý kiến nào đó, thì cả trăm kẻ xúm vào chôm chỉa?!

Có vài hiền giả trốn lên núi cao, tưởng lánh trần thoát tục, nào thấy vua chúa đi qua liền ra đường cái nói vài câu trưng diện, đến khi vua quay lại, bèn biến mất dạng. Cái gì ở đây? Đó là vài câu trưng diện thì có, nhưng ăn nói đầy đủ có hệ thống và trách nhiệm, thì không thể.

Ở phương Đông, hỏi và được đáp lại đúng câu hỏi, một điều giản dị thế thôi mà cũng bất khả. Các trò nên nhớ: ở Hy Lạp xuất hiện triết học đầu tiên chỉ vì: khi Socrate hỏi, giới ngụy biện luôn sẵn lòng trả lời đúng vào câu hỏi. Còn ở phương Đông, nếu có Socrate cũng chẳng bao giờ câu hỏi của ông được trả lời để mà có triết học???!!!

2- Tâm thế đối thoại

Triết gia Platon nói: khi suy tưởng, người ta sống đời của các thánh thần. Vì thế khi được là học giả chúng ta hãy thấy hạnh phúc với điều đó. A-lếch-xăng đại đế khi đi chinh phục thành Babilon, làm được câu thơ nào thường cho vào hộp vàng, gửi về cho thầy mình là triết gia Aristote… Ở đây, ta muốn nói, khi tranh luận các trò hãy tự hào mình là học giả mà không cần tỏ ra hơn ai hay hiếu thắng cả.

3- Đối thoại là để cho chân lý

Triết gia Socrate nói: “Khi bạn đồng ý với tôi, không phải bạn thua tôi, mà bạn chỉ đồng ý với chân lý mà tôi đã nhân danh”. Người Việt có câu “nói phải củ cải cũng nghe” – khi ta phải tức là ta chỉ nhân danh lẽ phải thôi.

4- Tâm lý phổ quát

Trong một cuộc gặp hay một bàn nhậu, có nhiều người nhiều nghề khác nhau, ai cũng có sở trường nghề nghiệp của họ, nhưng triết gia Aristote nói “Nghề nghiệp chỉ là phương tiện kéo dài” – ngay đến cả nhà bác học, nghề nghiệp cũng chỉ để kiếm ăn, không chấp! Cái chúng ta cần là “trò chơi chung” – đó là câu chuyện phổ quát của chung mọi người!

5- Khoa học

Cần chính xác đến chi li. Các trò hãy vận dụng kiến thức cứng đặc biệt là 5 khẩu quyết mới ôn tập.

6- Nghệ thuật

Là làm cho cái thực có bóng ảo cao. Nhưng trong tranh luận thì chỉ nên nghĩ đến hấp dẫn người khác.

7- Văn hóa

Ta vẫn thường nói với nhiều người: khi tôi nhường anh là chỉ nhường về văn hóa, điều đó không có nghĩa tôi nhường về trí tuệ.

Sống ở nơi không có khả năng lẫn thiện chí đối thoại như xóm rách và phương Đông này, ta khuyên các trò chớ bỏ qua kinh nghiệm về văn hóa của ta.

+ Lu Hà: Viết hay lắm không dám bàn gì thêm. Cảm ơn bác Paul. mỗi ngày một tý mưa lâu thấm đất. Học triết kiểu này còn bằng vạn lần vào trường triết, không khéo vào nhầm trường triết rỏm với nhưng tên phình to như con ễnh ương trường lý luận cao cấp, trung cấp, sơ cấp tiến sỹ, giáo sư xậy dựng chuồng trại mà còn phải là thành phần cơ bản hay con em giai cấp bần cốt cán, cha Phèo mẹ Nở ông cố nội mấy đời làm mõ làng. Vậy mọi người trên facebook hãy tận dụng cơ hội học bác Paul không phải đóng lệ phí, nạp đơn, khăn gói qủa muớp ăn chực nằm chờ cha đạp xích lô, mẹ bán xôi chè, hàng tháng gửi tiền cấp dưỡng mà toàn học thứ rỏm cả học lại đồ phế thải.Học bác Paul là cái học thật sự có ích cho đời. Mong mọi người hãy nghe lời khuyên của tại hạ. Chính tại hạ đây cũng miệt mài ngoài chuyện thơ phú ra còn để dành thời gian qúy báu chiêm nghiệm suy tư lời thày Di -Voa giảng giải cho xứ vịt gà.

+ Xừ Heathciff: ĐI-VOA biện chứng vịt gà
Ngày ngày cao giọng ê a góc chuồng
Nghĩ thày tập gáy mà thương
Ổ rơm quả trứng trần truồng nở ra !

+ Hoàng Liên Sơn: Nếu YOU thấy những yếu tố nào chứng tỏ rằng bài giảng này chỉ là "biện chứng vịt gà", là ê a thì hãy chỉ ra cụ thể, đừng chơi trò bỏ bóng đá người, đừng qui kết kiểu chửi đổng. Đám học trò ngan vịt chúng tôi đang chờ YOU đưa ra luận điểm cụ thể đây

+ Xừ Heathcliff: Thế dạy biện chứng cho vịt gà lại nói về khủng long với voi to lớn vĩ đại thì có tác dụng gì nhỉ??

+ Hoàng Liên Sơn:  Khá, ít nhất là phải như vậy. Và tôi phản biện như sau: người ta có thể tầm vóc hiện thời là nhỏ bé, nhưng nếu có ý chí và nghị lực để phấn đấu thì rồi nó cũng khá dần lên, không như khủng long được thì cũng cao hơn được cái trần mặc định của mình. Mà như thế là tốt rồi, tốt hơn ngồi không!

+ Paul Nguyễn Hoàng Đức: Mặt thì mặt nạ tễu, tên sinh ra thì không phải cha mẹ đẻ ra tên là xứ Heathclif, tao cho mày tồn tại vài chục phút nữa, tao sẽ xóa và chặn, Nhục và thương cho đời mày chỉ là cung quăng!

+ Hoàng Liên Sơn: Thưa ngài, hãy để hắn được tồn tại và khi nào tự thấy nhục nhã thì rút lui. Hắn là một phần của bức tranh trong xã hội hiện tại này, và có hẳn cả một lớp người đang u mê như hắn. Hãy để cho hắn có cơ hội giác ngộ.

+ Paul Nguyễn Hoàng Đức: Ok, rất sẵn lòng, về lời khuyên bao dung của bạn. Nó tồn tại được là nhờ sự bao dung của người có thật!

+ Xừ Heathcliff: Đi với bụt mặc áo cà sa,đi với ma mặc áo giấy. Aristotle không cho phép một "triết gia" dễ dàng nổi nóng vì một câu bé mọn

+ Paul Nguyễn Hoàng Đức: Tao là chiến binh, Xứ Heathcliff à, danh chính ngôn thuận, cái tên mày không dám có đừng khuyên ai điều tốt đẹp, Tao là công lý không mất công đi với tà ma. Chúng mày đừng tận dụng sự bao dung của người khác, trình độ như mày nhảy lên xới đi, xem có được 2 hiệp?!

+ Xừ Heathcliff: Đi với bụt mặc áo cà sa,đi với ma mặc áo giấy. Aristotle không cho phép một "triết gia" dễ dàng nổi nóng vì một câu bé mọn

+ Hoàng Liên Sơn: Không có thứ triết học nào ù xọe Bụt với ma, cà sa với giấy cả. Ngay trong cái câu này đã thể hiện YOU thuộc dạng điển hình à uôm không chính kiến, gió chiều nào che chiều đấy. Nếu YOU thực sự có bản lĩnh, nên dùng tên thật - ảnh thật mà đấu với người thật

+ Xừ Heathcliff: Ơ hay,các cụ dạy phải biết "địch",biết "ta",tôi có kiểu chính kiến ÂU như các ngài đang "giảng" đâu mà phải nương theo nhỉ? Nếu thế tôi nói ngược lại triết ý của các ngài làm gì!!

+ Hoàng Liên Sơn: Thôi được, cứ tạm coi như chấp nhận cái mặt ma đi, vậy thử đưa ra luận điểm triết học của mình để bắt bẻ đi xem nào. Và đừng có lôi "các cụ" ra, vì nếu thực sự là của các cụ thì phải là sách nào trang nào, chứ không là mắc tội ngậm máu phun người, các cụ chửi cho đấy.

+ Minh Khuê Nguyễn: Phải đấy! Muốn tranh lý tranh luận thậm chí tranh cãi gì thì cũng phải danh chánh ngôn thuận chường cái dung nhan ra chứ. Không ai đụng chạm đến mình tự dưng vào trang người khác gây hấn. mà còn nấp lùm thì không đàng hoàng rồi.

+ Paul Nguyễn Hoàng Đức: Tao là chiến binh, Xứ Heathcliff à, danh chính ngôn thuận, cái tên mày không dám có đừng khuyên ai điều tốt đẹp, Tao là công lý không mất công đi với tà ma. Chúng mày đừng tận dụng sự bao dung của người khác, trình độ như mày nhảy lên xới đi, xem có được 2 hiệp?!

+ Xừ Heathcliff: Ngài nên hết sức bình tĩnh,như khi làm thơ ấy,văng tục thế có hay ho gì đâu.Xem ngài đấu thơ,à quên,đọ thơ đã đủ khiếp sợ rồi !

+ Hoàng Liên Sơn: Cái trò phải ẩn cái mặt thật đằng sau cái avatar tễu, tên thật đằng sau cái tên ảo ấy mà, hệt như mấy ông đi ở ẩn nhưng thỉnh thoảng đón đường vua đi, thò mặt ra nói đổng vài câu rồi lại chui vào bụi rậm.

+Xừ Heathcliff: Mỗi khi phịa được câu thơ nào là Hoàng Liên Sơn lại đựng vào
di động gửi về cho thày ĐI-VOA gà vịt xem

+ Lu Hà:  Tay Xừ Heathcliff này, tớ khoái nhìn hắn cung quăng vì thấy hắn vừa bẩn vừa hôi nhảy nhót múa may trêu trọc phá quấy nhắng nhít, ỉa bậy, sỉ mũi ngoáy mũi vặt lông nách thổi phù phù cốt cho mọi người nổi nóng là hắn cười ha hả triết gia cũng nói tục văn thi sĩ cũng chửi bậy chả thanh tao nhã nhặn tí nào.
Thấy hắn dùng cái thứ nickma kỳ quái à tự hắn nhổ vào mặt hắn rồi. Hắn viết vậy mà ngồi im là người không có trái tim cương trực ngay thẳng, mắng chửi cãi cọ là trúng mưu vu khống của hắn. Đại để tương kế tịu kế thì mình cứ mắng cho hắn một trận tơi tả chửi tục càng tốt vì hắn có phải con người đâu? Với thú dữ xúc vật mà ta lặng im là người không có tâm hồn. Đây cũng là dịp xem vở hài kịch Chí Phèo tân thời cũng nhảy vào bàn triết học, cứ ù ù cặc cặc như v ịt nghe sấm mà cứ loạn xị cào cào cả lên tớ lại thấy khoái vui vui. Một trận cười giải trí giảm stress về tay hề con rối Xừ Heeathclff này c ũng hay đấy chứ. Hãy tiếp tục xả nước cống vào mặt nó, tắm cho nó một trận nước tiểu cũng vui chứ sao? Tại sao không nhân cơ hội hiếm có này mà dạy cho hắn và tụi d ư luận viên một bài học? Hắn còn làm thơ lục bát cố ghép vần nhí nhố kiểu ban tuyên giáo kiểu Truờng Chinh ngày xưa mới ngộ nghĩnh.

+ Xừ Heathcliff: A,Thị Nở đã bắt đầu màn diễn của mình rồi đây,diễn chung một vở mà cứ giả vờ ngây ngô ^ ^.Xin hãy đọc bài thơ mới nhất của thị để xem nước cống cũng phải chào thua .

Trích: Bơ Vơ Xứ Nào
cảm hứng bài hát của Phạm Đình Chương: Cho Một Thành Phố Mất Tên

Thương em hòn ngọc Viễn Đông
Phượng rơi phố cổ bềnh bồng gió mây
Hết rồi giây phút ngất ngây
Sài Gòn đã mất vui vầy canh thâu…

Hai mùa mưa nắng dãi dầu
Trán nhăn tư lự chân cầu gọi tên
Ngậm ngùi thục nữ thuyền quyên
Lục bình trôi nổi truân triên liễu đào

Trăng lên vàng võ xanh xao
Vũng Tàu sùi sụt nghẹn ngào cánh chim
Hải Âu vùng vẫy đi tìm
Biết bao kỷ niệm đắm chìm biển sâu

Ai ngờ thế cuộc bể dâu
Xuân về én lạc hạt ngâu phong trần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Hà đông tơ lụa bần thần ngẩn ngơ

Bắc Kỳ cô gái huyền mơ
Lại theo cha mẹ bơ vơ xứ nào
Thuyền mây sóng vỗ lao xao
La bàn chẳng có ứa trào giọt châu!

14.7.2017 Lu Hà


Hoàng Liên Sơn và ngài Đức để những kẻ trình độ làm thơ nước cống này vào đọc và khen không phải là nhục lắm sao??

 + Lu Hà: Thằng cha Heathcliff cũng phải cỡ cán bộ gộc đấy chứ không chơi. Thằng này cũng gìa rồi tớ đóan tầm cỡ trên 70, có thể là giáo sư giảng dạy về bộ môn triết học rẻ cùi táo lê bánh bao củ chuối. Lúc này không nên bỏ qua, hấp tấp xóa đi mà cứ để nó đấy cho ta lột dần mặt nạ nó ra. Cũng là một thú vui chứ sao? Thằng này lỳ lợm mặt dày lắm. Vì nó ăn bẫm rồi, đục khoét của dân nhiều rồi, nên nó chiến đấu chống lại luơng tri nhân phẩm lẽ phải đến cùng. Nó cũng lui cui đèn sách ngồi chai đít tập huấn bên Nga và Tau. Nó rất hận bài thơ Bơ Vơ Xứ Nào của tôi cảm hứng từ bài hát của Anh Phạm Đình Chuơng viết về thành Phố Sài Gòn bị đổi tên. Trong trang của nó chỉ mấy qủa khế là đủ chứng minh nó đang cố gắng thực hiện nghị quyết 36 ve vãn đồng bào hải ngoại gửi nhiều dollar về xây dựng quê huơng hát vang bài ca khúc ruột ngàn dặm. Xóa nó đi vì bực tức kể cũng tiếc. Nó đểu lưu manh vô học nhưng rất kiên trì nhẫn nại đóng vai lịch sự lịch thiệp. Nó mong mọi người nóng tiết lên, nó nói năng đểu cáng mất dạy đâm hông chọc tức người ta. Nó rất hiểu tâm lý những người có trái tim có tâm hồn. Bản chất nó ngạ qủy nhưng biết tự kiềm chế viết lách lai rai.

Vậy nó chê bài thơ của tớ không hay thì tớ lại bỏ thời gian phân tích cái hay cái ý nghĩa xâu xa của bài thơ cho mọi người đọc gọi là một đóng góp nhỏ cho cái gọi là mở mang dân trí. Mục đích bác Paul bỏ thời gian lên mạng giảng giải triết học cũng vì tình yêu thuơng dân tộc giống nòi. Muốn mọi người mở mang trí tuệ. Nó thì muốn ngu dân để được huởng trọn ngai vàng tập thể ăn sung mặc suớng vợ chồng con cái nó đề huề hạnh phúc qúy tộc. Vì quyền lợi vật chất nên nó thấy những gì bác Paul viết chả có lợi gì cho nó nên nó cú, nó phản biện sảng, nó chê bai, nó chế riễu, nó nhạo báng. Nó làm đủ trò đủ mánh cốt giữ quyền lực và túi tiền. Nó thừa biết bác Paul viết là sự thật là ánh sáng noi theo bước chân Thiên Chúa. Nhưng nó cứ chống đến cùng phá quấy đến cùng vì nó sợ sự thật, sợ tuổi trẻ thông minh lớn khôn lên.

Hê Hê Mõ Làng
thơ trào phúng cho Xừ Heathciff

Một thằng đểu Xừ Heathcliff
Săn tắc kè bìm bịp bờ tre
Bần nông cốt cán lè nhè
Bánh bao củ chuối gầm ghè nhe nanh

Đàn chó dại tranh giành hơn kém
Sủa gâu gâu lọm khọm thân gìa
Tè he Thị Nở chầu rìa
Lòi dom chổng tĩ đi xia giữa đồng

Bầy cóc ghẻ cậy trông lãnh tụ
Mao lông heo uế xú ỉa đùn
Thân lươn chi quản lấm bùn
Tò te triết học chổi cùn mác lê

Mặt hình tễu ê chề cặn bã
Lên diễn đàn đấu đá ganh đua
Cung quăng lý luận tôm cua
Tanh hôi ruồi nhặng dấm chua nặng mùi

Thơ lục bát vịt gà ngan ngỗng
Có bốn câu trống rỗng ngô nghê
Sa đì dư luận trò hề
Bàn dân thiên hạ hê hê mõ làng

Quen thói nổ vênh vang hống hách
Từ Tân Trào cành kạch thủ đô
Quyết tâm bán cả cơ đồ
Sài Gòn bê của ô hô điếm đàng

14.7.2017 Lu Hà




Cẩu Gìa Lểu Nhểu
thơ trào phúng gửi Xừ Heathcliff

Sợ mất miếng cẩu gìa lểu nhểu
Lưỡi thè lè mặt đểu điên cuồng
Heathcliff xù lông
Điên khùng cắn xé sổng chuồng chạy rông

Sợ sự thật mênh mông trí tuệ
Mới gỉa danh hình tễu rêu rao
Phát ngôn tầm bậy tào lao
Chí Phèo Thị Nở thuốc lào rắm rong

Con bò gộc đỏ lòng xanh vỏ
Mác Lê Nin nứt nở trương phình
Còng queo cái xác hôi rình
Cô hồn ngạ quỷ yêu tinh lạc loài

Hỡi dân tộc bi ai thống khổ
Đã bao đời đấu tố diệt nhau
Qủa cà con cá lá rau
Nhẫn tâm chôn sống đủ màu máu tươi

Hạt giống đỏ đười ươi gieo cấy
Dư luận viên chó cậy bảo kê
Ăn theo xương xẩu ê chề
Đầu heo bã đậu trò hề nhố nhăng

Bầy khuyển mã giàu sang sa sỉ
Bòn của công hú hí điếm đàng
Kiêu binh hống hách ngang tàng
Thiên đường xã nghĩa mơ màng Tàu Nga

14.7.2017 Lu Hà



+ Paul Nguyễn Hoàng Đức :  Đối với tôi Xừ Heathcliff là một thứ rác rưởi, tôi muốn hắn chường mặt ra, để xem có ược bao nhiêu bản lĩnh. Hàng không có nguồn gốc người ta còn không dung, loại không nguồn gốc na chỉ là đổ vô liêm sỉ vô lại!

+ Lu Hà : Thấy kẻ ngu mà không khuyên bảo là người vô trách nhiệm. Thấy đồ căn bã rác rưởi mà còn khiêm nhường lịch sự là kẻ không có trí.Gặp người có trí đức độ mà không trân trọng là kẻ thiểu năng. Biết người ta có lý mà còn cãi chày cãi cối chai lỳ mặt mo là đồ đểu. Đâm bị thóc chọc bị gậy cốt cho người ta nổi nóng là kẻ không có lòng nhân. Kẻ không có lòng nhân khác chi cầm thú. Với cầm thú thì không nên gần gũi mà phải tẩy chay để tránh gây hậu họa cho xã hội là người có luơng tâm nhân phẩm. Né tránh sự thật là ươn hèn. A dua bám đít bợ đỡ kẻ bất tài nhưng có chức có quyền là đồ tiểu nhân khốn nạn. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng làm một công dân tử tế, làm một cái chổi quét rác như bác Phùng Quán mới là người có ích cho xã hội. Chả cần quét rác đâu xa hãy quét ngay rác ruởi cặn bã vào trang nhà của mình trên Faceook đi. Không chỉ đơn giản block đi là xong.Nghĩa là mình không muốn dây với hủi mình muốn yên thân là ích kỷ. Nó gây sự với mình nó cũng gây sự với người khác. Vậy mình phải mắng cho nó tiệt nọc nó đi, như con chó dại mình phải có trách nhiệm tiêm vácxin điều trị nó. Mình để nó chạy rông một con chó điên cắn xé lung tung trên mạng facebook là mình thiếu tinh thần trách nhiệm với sự hài hoà phát triển cho toàn thể xã hội nhân loài đó.

Thằng Xừ Heathcliff này không phải là người nó là con vật. Mình phải giúp nó trở lại thành người mình mới xứng đáng là người có tấm lòng bao la bảo vệ xã hội. Thằng cha Xừ Heathcliff cặn bã rác rưởi thối tha như vậy mà bác Paul bỏ qua. Thì bác Paul mới là người đáng trách. Nhưng may mắn qúa bác Paul giữ đúng khí khái kẻ sĩ và bác mắng luôn. Tôi thấy bác Paul rất có trách nhiệm với sự tiến bộ trong sạch của xã hôi. Xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ.

+ Paul Nguyễn Hoàng Đức: Bình hay triệt để, cám ơn thi sĩ Lu Hà!


Bài thơ “Bơ Vơ Xứ Nào“ là một bài thơ lục bát giàu âm điệu hình ảnh tượng trưng cảm xúc dồi dào bi lụy nói về nỗi lòng người Việt xa xứ dời bỏ quê hương sống nơi đất khách quê người, mỗi khi nghĩ về thành phố Sài Gòn thân yêu nay đã bị đổi tên là nỗi đau chua chát, nỗi nhục của một dân tộc đang tàn lụi có thủ đô mà cũng mất, cái tên gọi cũng mất luôn. Tất nhiên với người cộng sản họ hằn học căm thù anh Phạm Đình Chương đã viết thành bài hát. Tôi lại còn cảm hứng thành thơ. Nếu có thời gian tôi sẽ bình giảng bài thơ này. Tính tôi chỉ thích bỏ công sức ra viết bình giảng khi có người ngâm thôi.

14.7.2017 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét