Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Tâm Sự Âm Nhạc Thơ Ca Với Nguyễn Kỳ Duyên




Giấc Mộng Thần Tiên
Cảm hứng từ một tấm hình chị em Kỳ Duyên sau đêm biểu diễn

Chị em ca hát mệt nhoài
Vui vày cũng được một vài trống canh
Hồn mây đỉnh giáp núi xanh
Điệp hồ ướt cánh cũng đành chịu thôi


Trần gian ghét kẻ ăn hôi
Thả câu nước đục nổi trôi thân cò
Mê man phơi rốn khò khò
Vườn thanh gío mát thập thò xóm thôn

Xôn xao ong bướm bồn chồn
Dính vào nhựa mít chẳng buồn rãy ra
Bâng khuâng cành cải gốc cà
Yếm hồng phấp phới gật gà hỏi thăm

Tiên cô ánh mắt lá răm
Nét ngài vẻ ngọc trăng rằm ngẩn ngơ
Kẻ nghèo hàn sĩ đâu ngờ
Ôm cây đàn gảy tình thơ tuôn trào

Xập xình âm nhạc dạt dào
Nghê thường vũ điệu nghẹn ngào phong vân
Tiếng gà Đinh Dậu xa gần
Cầm tay níu áo tần ngần chia ly!

Sương mờ huyền ảo kinh kỳ
Hồ ly ma mị nhung y dịu dàng
Nam Kha trở giấc mơ màng
Paris night gọi dở dang má đào

30.1.2017 Lu Hà

-Nguyễn Kỳ Duyên: ” Wow!!! Tuyệt vời!! Bái phục bái phục!! Cám ơn Hà nhiều!!”




Thật lòng mà nói: Cách đây mấy năm tớ có làm thơ tán tụng cô Kỳ Duyên và hai người bạn gái
của cô trong một tấm hình trên facebook. Có người cũng là ca nhạc sĩ trách tôi. Tưởng anh Lu Hà mang tâm Phật nhưng anh lại làm thơ về Kỳ Duyên, cha con nó bám theo cộng sản phản bội lại chính nghĩa quốc gia đó.

Mình nghĩ bụng cái anh chàng này tâm hồn nghệ sĩ gì mà lạ lùng vậy? Phải có lòng vị tha rộng mở chứ? Ông Tướng Kỳ là một nhân vật của lịch sử, cả một thời tung hoành ngang dọc trong chiến trường miền Nam dũng cảm hơn cả ông Thiệu. Ta cũng không nên phủ nhận công lao của ông ấy. Cuối đời ông ấy gìa cả lẩm cẩm về Việt Nam là sai lầm của ông ấy. Tớ không ghét ông Kỳ đến mức lây sang cả cô Kỳ Duyên. Tớ cũng chẳng gần gũi thân thiện gì với cô Kỳ Duyên cũng chả mấy khi nghe ca nhạc Paris by night gì đó gọi là Fan âm nhạc của Kỳ Duyên. Bản tính tớ là thi nhân thấy vui có cảm hứng thì tớ làm thơ  liền miễn là con gái Việt Nam đẹp và chả có gì qúa đáng mất thiện cảm. Tớ chả có thời gian đâu mà theo dõi hoạt động chính trị chính em của cô Kỳ Duyên ấy. Chuyện nếu cô ta có thân với cộng sản thì đã có người khác phê phán rồi, còn tớ chỉ biết làm thơ và làm thơ. Bản thân cô ta chả nói năng gì làm mất lòng tớ. Trái lại có những cô kiều nữ tớ qúy như em gái cũng a dua theo thiên hạ mà hàm hồ nói năng linh tinh nhận xét, xét đoán sai về tớ.

Tụi cộng sản bất nhân tớ cũng làm thơ mắng mỏ nhiều lắm chứ. Tính tớ ngay thẳng, chuyện nào ra chuyện ấy chứ, có hào sảng thì tâm hồn mới thoải mái, có vui nhộn mới có hứng cảm mà làm thơ. Bạn nào đó là ca nhạc sĩ mà còn trách tớ có tâm Phật rồi cả tâm ma nữa là cố chấp, không nên nói như vậy với tớ. Nghệ thuật chẳng qua từ cái tính dâm mà ra. Tất cả các ngành nghệ thuật hát hò, hội họa, mỹ thuật, kiến trúc, khoa học, triết học, vân vân và vân vân cũng từ cái nguồn dâm tình mà ra. Dâm tình khác với dâm đãng trụy lạc sa đọa vô đạo đức. Dâm tình hay nói văn vẻ là hứng khởi cảm xúc cảm hứng. Một anh chàng liệt dương hay một cô nàng mắc bệnh trầm cảm sẽ không thể có sáng tạo nghệ thuật thơ ca hay âm nhạc. May ra anh có thể sáng tạo khoa học, nhựng não bộ vẫn tiết ra hormone dâm tính làm kích thích tố, các hoạn quan mất phăng của qúy đó nhưng cũng thích đàn bà vì trong não vẫn tiết ra hormone khoái cảm, kể cả các vị đại sư cũng cực dâm nhưng các vị đó biết chuyển hóa sang dạng thiền định nhờ tu tập mà thành công.

Xét đoán người khác là một sự bất công hàm hồ, thay cho xét đoán người ta nên tự xét lại chính mình. Con người ta có xu hướng thích  nhìn về những hành động việc làm của người khác mà hàm hồ phê phán và chủ quan cho rằng mình luôn đúng, ý nghĩ của mình  nhất định phải đúng. Vậy muốn không khỏi bị đoán xét tốt hơn đừng nên xét đoán về ai, bởi vì cảm xúc tình cảm của mỗi người sinh ra khác nhau. Tớ cũng ngán ngẩm cái anh chàng nhạc sĩ này suy nghĩ còn hời hợt nông cạn, tình cảm huynh đệ đang qúy mến, tự nhiên thấy tớ làm thơ tán tỉnh cô Kỳ Duyên và bạn gái cô ta lại muốn xa lánh tớ, viết lách linh tinh xét đoán dớ dẩn về tớ, làm như tớ với cô Kỳ Duyên cùng hội cùng thuyền không bằng. Cô ấy là ca sĩ làm MC là người của công chúng lấy nghệ thuật sân khấu làm nghề nghiệp mưu sinh. Còn tớ là văn sĩ cả một thế giới quan nhân sinh quan có thể rất khác với cô Kỳ Duyên.

Cho nên thấy anh bạn trẻ ấy nói thế tớ cũng ngao ngán. Có lúc tớ nghĩ: Mình thân mến chú em này, biết đâu chú em này chả phổ cho ông anh một bản nhạc vào thơ tình nhỉ.  Ông anh Lu Hà có hơn 4 0 0 0 ( hơn bốn ngàn bài thơ tình ). Nhưng thôi thơ Lu Hà bây giờ có người ngâm thơ cho rồi, có khi ngâm còn qúy gía hơn cả phổ nhạc. Vì thơ mình làm rất chuẩn mực niêm luật vần điệu. Chuyện  phổ nhạc vào thơ, theo tớ chỉ nên phổ vào thơ tự do, còn thơ người ta làm nghiêm chỉnh như vậy cứ để nguyên si còn có gía trị bài thơ, tư nhiên phổ cái anh nhạc Tây vào làm hỏng bài thơ đi. Nói vậy, nhiều bài thơ  phổ ra nhạc cũng rất hay

Như bài “Màu Máu TiGon“ của Thâm Tâm có 16 câu. Việt Dzũng phổ thành nhạc cho  Ái Vân hát, tớ thấy xuyên tạc cả nội dung bài thơ đi, Tâm Tâm trách cô Khánh bạc tình thì Việt Dzũng đảo lại Khánh trách Thâm Tâm bạc tình.
Nhưng tớ cảm dịch ra “Cung Đàn Dang Dở “ cô Thu Hà ngâm mà cảm động rơi nước mắt. Còn bản nhạc đang từ thơ mới của Thâm Tâm, dòng họ thơ đường thơ tứ tuyệt trường thiên không đối chữ, lại hát theo nhạc Tây nó thế nào ấy. Mặc dù Ái Vân là một ca sĩ nổi tiếng có giọng hát rất hay.

 Cái anh thơ mới tự nó đã có 6 thanh dấu trong thanh âm tiếng Việt rồi  là các nốt nhạc Á Đông theo nhịp hồ cầm sáo nhị đàn bầu, tự nhiên lại cho mấy nốt nhạc Tây vào hát nghe phều phào chán qúa.

Nhạc Tây có xu hướng cho lớp trẻ hiếu động nhảy nhót quay cuồng hay nội dung bài hát theo lối dân ca tình tự như kiểu các nhạc sĩ miền Nam viết về cảnh lính tráng nơi biên thùy, em gái hậu phương câu chữ lâm ly có cần cứ phải ràng buộc như thơ phú đâu? Bởi vì ngôn ngữ lời hát theo cung điệu tần số của âm thanh, còn ngôn ngữ thơ là cảnh giới trác việt của vần điệu khác hẳn nhau.

Phổ nhạc vào thơ không phải đùa, phải cỡ các nhạc sĩ sành sỏi lão luyện như Nhạc Duy hay nhiều vị lão thành khác tớ không biết tên hết. Còn những bài thơ trác việt cảnh giới uyên bác trí tuệ cao, cổ kính thâm trầm, cao cấp thượng đẳng không nên phổ nhạc Tây vào thơ. Còn muốn phổ nhạc nên phổ vào những bài thơ dớ dẩn trình độ kém, chỉ cốt lấy lời lấy ý mà hát mới hay. Không nên làm chuyện râu ông nọ cắm cằm bà kia, lợn lành chữa thành lợn què. Thơ người ta viết như vậy lại cho cái anh nhạc Tây ríu rít líu lô vào. Vì thơ Việt phần lớn theo các thanh bằng như nước thủy triều lên xuống nhịp nhàng thanh thoát nỉ non. Còn nhạc Tây là những cơn bão giông sầm sập lồng lộn điên cuồng. Cô Kỳ Duyên thấy tớ nói như vậy có hợp lý không?


Cung Đàn Dang Dở
cảm dịch từ thơ Thâm Tâm: Màu Máu TiGon

Chao ôi! Thiên hạ còn bàn tán
Hoa máu TiGon chán cảnh đời
Nỗi niềm sầu hận chơi vơi
Năm châu bốn biển lệ rơi đôi hàng…

Mấy thập kỷ dở dang đàn hạc
Theo bước chân lưu lạc chốn nào?
Hồng nhan bạc mệnh má đào
Trăng vàng sẻ nửa nghẹn ngào Khánh ơi!

Quên sao được mùi hơi thở nóng
Phả làn da tê cóng trái tim
Yêu em mải miết đi tìm
Ngược xuôi trần thế cánh chim hải hồ

Hồn thi sĩ bơ vơ lạc lối
Thuyền ra khơi sóng dội biển gào
Cánh buồm nâu rách lao đao
Thân tàn sức kiệt ly tao kiếp người

Hai sắc hoa đất trời xứ lạ
Giọng ca ngâm chan chứa xót xa
Chín tầng mây trắng bao la
Có nghe tiếng nấc Hằng Nga tủi hờn

Biết bao kẻ đòi cơn rền rĩ
Mộng ái tình thủ thỉ canh thâu
Hàng hiên lã chã giọt ngâu
Trán nhăn tự lự mái đầu hoa dâm!

12.1.2017 Lu Hà

Nguyên tác của Thâm Tâm:

Màu Máu TiGon

Người ta trả lại cánh hoa tàn
Thôi thế duyên tình đã dở dang
Màu máu tigon đà biến sắc
Tim người yêu cũ phủ màu tang

K. hỡi, người yêu của tôi ơi
Nào ngờ em giết chết một người
Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ
Hình ảnh em hoài, mãi thế thôi

Quên làm sao được thuở ban đầu
Một cánh tigon dạ khắc sâu
Mỗi cánh hoa xưa màu kỷ niệm
Nay còn dư ảnh trái tim đau

Anh biết làm sao được hỡi trời
Dứt tình sao nổi, nhớ không thôi
Thôi, em hãy giữ cành hoa úa
Kỷ niệm ngàn năm của cuộc đời.

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Việt Dzũng phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Năm mới nói chuyện dông dài với cô Kỳ Duyên cho vui.
20.1.2017 Lu Hà






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét