Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 43


"Nhật Nguyệt Nhớ Thương" và "Lòng Tự Hỏi Lòng".

Lâu lắm không thấy Thu Hà ngâm thơ anh. Hôm nay em ngâm bài “Nhât Nguyệt Nhớ Thương“ cảm hứng từ bài hát “Nhớ Nhau Hoài”. Anh Lu Hà rất vui và xúc động. Chắc chắn anh sẽ viết một bài bình giảng hay theo khả năng và sự cố gắng của anh. Biết đâu đấy nhỉ? Trời biết, đất biết, qủy thần biết, lương tâm con người biết. Anh hy vọng một
ngày nào đó bộ giáo dục Việt Nam sẽ thu lợm tất cả những bài bình giảng thơ của anh để làm thành một giáo trình giảng dạy cho các trường trung học đại học về văn chương. Đối với thơ người khác làm thì anh viết bài bình thơ để bình gía bài thơ khen chê rõ ràng minh bạch. Còn thơ anh làm thì viết bình giảng, mục đích không phải tự khen thơ mình hay mà giảng giải lại từng câu chữ từ trong trái tim tâm hồn cảm xúc của mình.

Còn họ khinh thường đánh gía thấp cũng không sao. Nhưng bình giảng để tri ân Thu Hà là mục đích chính. Bài hát "Nhớ Nhau Hoài", anh Lu Hà cảm hứng thành hai bài thơ: "Nhật Nguyệt Nhớ Thương" và "Lòng Tự Hỏi Lòng".

Ồ lạ nhỉ? Nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà viết bài hát " Nhớ Nhau Hoài" theo lối văn ngẫu biền chỉ có 3 khổ ngắn xuống dòng liên tục ngắt thành 9 câu còn anh Lu Hà từ cái ý tình của bản nhạc biến hóa thành hai bài thơ lục bát gồm 5 khổ và 6 khổ mà nội dung hoàn toàn khác nhau, câu chữ không hề trùng lập chồng chéo nhau.

Thơ là hơi thở của thần linh, là tình yêu của vũ trụ là khát vọng của loài người như bạn Tâm Tịnh Thanh viết comment: " Chúc an lạc hạnh phúc, thật tuyệt vời..."
Anh vẫn chưa viết xong bình giảng mà, chắc là cô ta chúc Thu Hà có giọng ngâm hay, truyền cảm từ tâm huyết của anh. Thơ đã nhẹ nhàng đi vào lòng người như thế đó. Chắc chắn Tâm Tịnh Thanh là một người phụ nữ có trái tim dễ xúc động, một tâm hồn bao la rộng mở một tấm lòng vị tha nhân ái.

Nhật Nguyệt nhớ thương là gì nhỉ? Đây là lối nói nhân cách hóa, thơ tượng trưng dùng mặt trời và mặt trăng để ví von tình yêu đôi lứa.

Mặt trời thì nóng bốc lửa chỉ khí dương của người đàn ông. Mặt trăng thì lạnh chỉ khí âm của người đàn bà. Trai gái yêu nhau vần vũ quần đảo suốt ngày và đêm để quyến rũ loài người, nhưng ông trời vẫn nhẫn tâm ly gián họ. Ban ngày thì chàng mặt trời xuất hiện hừng hực ngọn lửa ái tình và gọi nàng Hằng Nga ơi!
Ban đêm thì mặt trăng xuất hiện mềm mại mát lạnh thủ thỉ gọi chàng hoàng tử thứ 10 là con trai Ngọc Hoàng Thượng Đế: Chàng ơi! Hãy đón thiếp đi.
Tình cảm của họ như Ngưu Lang Chức Nữ vậy. Ngưu Lang Chức Nữ thì trời sai bầy qụa bắc cầu tức là nhịp cầu ô thước, khi đó mưa ngâu tầm tã. Còn mặt trăng mặt trời trái đất khi nào đó tình yêu cao độ sẽ tạo thành một đường thẳng ta gọi là nhật thực và nguyệt thực. Trái đất đã có loài người chúng ta được tận mắt chứng kiến cảnh tình, nhật nguyệt nhớ thương là tên bài thơ của Lu Hà đó.

" Em buồn thiếu vắng nắng xuân
Thu sầu giữa tháng tần ngần đuốc hoa
Đông tàn lá rụng trăng nhòa
Tuyết sương lả tả đẫm tòa thiên hương"

Nàng Hằng Nga ở cung Quảng Hàn buồn lắm, tuy có cây đa vườn quế và anh chàng Cuội nông dân củ mỉ cù mì chỉ làm lao công, gánh nước bổ củi hầu hạ nàng. Hắn không biết tình tán tỉnh bông lơn âu yếm nàng như những chàng thi sĩ chốn trần gian, quanh năm thì băng gía thiếu nắng xuân thiếu trái tim nóng bỏng thiếu ngọn lửa ái tình hực hực của các đấng mày râu tu mi nam tử tang bồng hồ thỉ phong lưu. Mùa thu êm ái thiết tha, màn huỳnh trướng phủ đuốc hoa, dạt dào chén rượu kim bôi của một thời dĩ vãng xa xôi.

Ái ân chẳng được bao lâu thì mùa đông tàn lụi lá rụng trăng nhòa, tuyết sương rơi lả tà đẫm tòa thiên hương chỉ nơi người đẹp ở tức là Đổng Tước Đài.

Đồng Tước, tên của một đền đài nguy nga tráng lệ thời Tam Quốc, nay không còn nữạ. Khi qua sông Xích Bích, Đỗ Phủ đã có bài thơ hoài cổ, trong đó có câu:

"Đông phong bất dữ Châu Lang tiện
Đồng Tước thâm xuân tỏa nhị Kiềụ"

Trần Trọng Kim dịch:
(Gió đông chẳng giúp thuận chiều
Trong đền Đồng Tước hai Kiều khóa xuân)

Tào Tháo tự Mạnh Đức, là Ngụy Võ Đế cho xây đài Đồng Tước trên sông Chương Giang, tỉnh Hà Nam. Trong lễ tiệc khánh thành, Tào Thực, con của Tào Tháo, đã làm bài phú vịnh Đồng Tước đài, chỉ xin tạm trích dẫn 4 câu mở đầu thôi:
" Tòng minh hậu dĩ hì du hề,
Đăng tằng đài, dĩ ngu tình.
Kiến thái phủ chi quảng khai hề.
Quan Thánh đức chi sở dinh ..."

Tử Vi Lang dịch:
" Noi đức sáng thánh quân rực rỡ,
Lên lầu đài hớn hở lòng xuân.
Xem công Thái Thú chăn dân,
Đức cao vời đã thấm nhuần nơi nơi...."

Hay là: "Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say"

Vậy đó, không phải bây giờ Lu Hà tôi mới thấy vẻ đẹp của mối tình âm dương mặt trời và mặt trăng. Từ thời xa xưa Tào tiên sinh cũng đã viết thành thơ rồi.

" Vần xoay nhật nguyệt nhớ thương
Hồn trinh viễn xứ vấn vương quê nhà
Thê lương muôn dặm quan hà
Đại dương sóng vỗ đôi ta xa vời "

Nhật nguyệt nhớ thương nhau vật vã suốt đêm ngày, loan chia thúy rẽ dồn đuổi tìm nhau như sao Sâm và sao Thương vậy. Đến nỗi Cụ Nguyễn Du phải thốt lên:
"Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân"
Sâm Thương, tên gọi trong dân gian là sao Hôm, sao Mai, là hai vì sao chẳng bao giờ trông thấy nhau, một đằng Đông buổi tối, một phía Tây ban sáng,

Điển tích có ghi: Hàng năm, tại Thiên đình có hội Bàn Đào, tiên ông tiên nữ tề tựu dâng lễ vật, hái đào tiên chúc tụng Ngọc Hoàng. Tiên đồng Bảo Sâm theo hầu một tiên ông, ngọc nữ Thanh Thương theo hầu một tiên cô. Hai trẻ tình cờ, gặp gỡ , quen biết nhau rồi sinh tình. Trước ngày mở hội, đôi trẻ có chút thời gian bên nhau tình tự.

Tôi cũng vừa mới sáng tác bài thơ mô tả cảnh ly biệt sầu muộn bằng hình ảnh tượng trưng hai vầng nhật nguyệt.

Sầu Ly Biệt
cảm hứng bài hát của Trường Sa: Bài Tình Ca Cho Kỷ Niệm

Xót xa âm ỉ trong lòng
Biệt ly hoài vọng long đong hải hồ
Bây giờ em ở nơi mô
Hồn trinh bướm trắng nhấp nhô cánh đồng…

Tuần trăng chưa trọn vợ chồng
Loan chia rẽ thúy dòng sông ái tình
Giáo đường ngọn nến lung linh
Trời cao thăm thẳm bóng hình mù sương

Ngậm ngùi ngọn gió tha phương
Con chim lìa tổ cố hương tủi sầu
Đăm chiêu ghế đá chân cầu
Mạch tương lã chã mái đầu muối tiêu

Sâm thương đôi ngả phiêu diêu
Đông tây dồn đuổi cô liêu sớm chiều
Mảnh mai dáng liễu mĩ miều
Chất chồng kỷ niệm bao nhiêu muộn phiền

Hai vầng nhật nguyệt lãng quyên
Một thời ân ái thuyền quyên trai hùng
Trần gian vách quế thẹn thùng
Thư cưu trống mái thủy chung suốt đời…!

12.9.2017 Lu Hà


" Anh mơ như thấy nụ cười
Màn đêm tĩnh mịch chơi vơi hải hồ
Bướm vàng én trắng nhấp nhô
Trái tim thổn thức khi mô em về? "

Khổ thơ này câu chữ không có gì khó hiểu. Như tôi đã nói viết bình giảng để tri ân cô Thu Hà đã ngâm thơ tôi và cũng là chút tình lưu niệm cho các bạn trẻ yêu thơ và thế hệ mai sau. Vậy để mở rộng thêm ý nghĩa của khổ thơ tôi xin đăng trọn bài thơ cũng vừa mới sáng tác. Đọc bình giảng thơ không thể như cưỡi ngựa xem hoa mà phải xuống ngựa mân mê suy tư ngắm ngía từng cánh hoa vậy. Bốn câu thơ tả cảnh tâm trạng ly biệt nhớ nhưng mơ mộng chìm đắm hoang liêu nuối tiếc của người con trai nhớ người con gái xa xưa.

Sầu Mây Khóc Gió Thương Mưa
cảm hứng bài hát của Dzõan Mẫn: Biệt Ly

Em ơi, ly biệt từ đây
Bơ vơ trăng sáng canh chầy thở than
Cầm tay bịn rịn chứa chan
Còi tàu xé ruột hoa tàn nhụy phai

Còn đâu dương liễu chương đài
Giấc mơ hồ điệp thiên thai hết rồi
Cánh chim lìa tổ xa xôi
Lá vàng rơi rụng núi đồi sương sa

Gót sen lầm lũi quan hà
Dấn thân thục nữ xót xa phấn đào
Ái ân hai đứa thuở nào
Giờ thành hư ảo nghẹn ngào giọt châu

Hoàng hôn lẻ bóng chân cầu
Bến xưa hoang vắng mái đầu muối tiêu
Hồn trinh lạc lối phiêu diêu
Người còn nuối tiếc những chiều đò đưa

Sầu mây khóc gió thương mưa
Chân trời xa lạ em chưa lấy chồng
Chỉ là hy vọng thinh không
Lục bình trôi dạt dòng sông điêu tàn…!

11.9.2017 Lu Hà


" Mưa ngâu tầm tã dãi dề
Ngưu Lang Chức Nữ lời thề trúc mai
Bao giờ sẽ có tương lai
Ngẩn ngơ chờ đợi nét ngài thở than"

Mưa Ngâu là những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam hàng năm. Các cơn mưa đứt đoạn, rả rích, sụt sùi.

Ngày xưa có nàng Chức Nữ là con gái nhà Trời suốt ngày chăm chỉ dệt vải. Trời xe duyên với một chàng trai được người được nết tên là Ngưu Lang. Chàng lo chăm sóc đàn trâu của nhà Trời. Hai người sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên chỉ suốt ngày bên nhau cho nên đã chênh mảng công việc Trời giao phó. Khung cửi bỏ không, đàn trâu gầy đói. Trời giận dữ đày cả hai xuống bờ sông Ngâu, nhưng bắt mỗi người ở một bên bờ. Mỗi năm Trời chỉ cho hai người gặp nhau một lần. Có đàn ô thước tức quạ đen bay sát vào nhau bắc cầu. Mỗi khi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, họ đã khóc và nước mắt của họ rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa, đó chính là mưa Ngâu

Tình yêu của Ngưu Lang Chức Nữ là tình yêu của sầu muộn biệt ly chờ đợi khắc khoải muộn phiền. Lời thề trúc mai chỉ đôi trai tài gái sắc thanh mai trúc mã rất đẹp đôi.

Để hiểu sâu sắc ý nghĩa của khổ thơ này xin hãy đọc bài thơ:

Trai Tài Gái Sắc
cảm hứng theo tấm hình vợ chồng Huỳnh Quốc Huy

Trai tài gái sắc bạn ơi!
Xôn xao góc biển chân trời bướm hoa
Thiên hương sừng sững một tòa
Mặt trăng huyền diệu nhạt nhòa sương thu

Lạ lùng gió thổi vi vu
Cây xanh nảy lộc hát ru điệu đàn
Xứ nào ân ái nồng nàn
Trải bao hoạn nạn chứa chan ái tình

Tâm tư rúng động hành tinh
Tạ lòng nhân thế thần linh cảm sầu
Trán nhăn tư lự mái đầu
Trai du gối hạc gái bầu sữa ngon

Còn người còn nước còn non
Cành tùng vách quế véo von chim trời
Lâng lâng rặng liễu lả lơi
Mùa thu cánh én nửa vời xuân tươi...

Dạt dào thục nữ mỉm cười
Cố hương xa lắc chơi vơi lá vàng
Mùa thu hồ điệp mơ màng
Nghẹn ngào trái đất thiếp chàng tha phương!

* Mùa thu nơi vợ chồng Huỳnh Quốc Huy cây lá xanh tươi như mùa xuân vậy.
11.9.2017 Lu Hà

" Bình minh giọt lệ chứa chan
Bâng khuâng hoài mộng giang san mịt mờ
Thuyền ai thấp thoáng bên bờ
Ngọn đèn le lói hững hờ cá bơi…! "

Vì nhớ thương người yêu mà người con trai khóc suốt cả đêm. Lúc bình minh rạng sáng, gà gáy o o, khi những tia sáng mặt trời le lói thì đầm đìa áo gối. Nhìn ra bên ngoài sông dài biển rộng một cõi giang san mịt mờ xa xăm. Buồn thê thảm như con thuyền tình lênh đênh mất la bàn trên đại dương ái tình bao la, không có chút hy vọng quay trở về. Bến đò suông với chiếc lán lá lẻ loi ngọn đèn mờ, nhìn đàn cá bơi hững hờ lục bình trôi lang thang như cuộc đời tha nhân bạc bẽo vậy.

Bình giảng ngày 12.9.2017 Lu Hà


Lòng Tự Hỏi Lòng

Từ bài hát " Nhớ Nhau Hoài " của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà, thì có ngay thi sĩ Lu Hà cảm hứng thành bài thơ lục bát: " Lòng Tự Hỏi Lòng ".

Con người ta sinh ra có cái đầu chỉ trí tuệ, trái tim là tình yêu. Còn tấm lòng cũng mềm yếu bi lụy sầu tang như trái tim vậy, cũng bởi từ nguồn gốc xuất sứ câu chuyện người thợ săn mà ra. Một ông thợ săn nọ bắn trúng một con khỉ mẹ đang ở cữ tức là thời kỳ vú sữa nuôi con. Truớc khi chết con khỉ còn gắng cho con bú rôi trao con cho chồng mới chịu ngã lăn xuống đất. Người thợ săn đó mang con khỉ về nhà làm lông, mổ bụng mới thấy ruột con khỉ đứt thành chín khúc. Nên người Việt ta mới có câu: Ruột đau chín khúc ý nghĩa về chuyện tình cảm, tình thuơng yêu. Nên Lòng Tự Hỏi Lòng tôi lấy tiêu đề cho bài thơ.

" Em còn hương nhụy lả lơi
Mùa xuân bướm lượn hoa cười gió mây
Rừng xanh khao khát ngất ngây
Thôi miên lạc cảnh canh chầy ái ân "

Khi người ta yêu nhau, xa nhau, nhớ nhau và viết thư hỏi thăm nhắn nhủ giận hờn trách móc nhau. Như chàng Hàn Hoành đời Đường hay thơ và kết duyên với một người con gái phố Chương Đài trong thành Trường An là Liễu Thị. Năm sau, họ Hàn về quê thăm nhà, để Liễu thị ở lại Trường An. Không may kinh đô có biến, Liễu Thị bị tướng giặc cướp mất. Khi loạn được dẹp yên, họ Hàn cho người đem vàng bạc và bài thơ "Chương Đài Liễu" để dò hỏi thăm Liễu Thị.

" Chương Đài Liễu, Chương Đài Liễu
Tích nhật thanh thanh kim tại phủ ?
Túng cử trường điều tự cưu thùy
Giã ưng phạn chiết tha nhân thủ "

Dịch:
"Cây Liễu ở Chương Đài, cây Liễu ở Chương Đài
Ngày trước xanh xanh nay có còn không ?
Cho dù cành dài còn buông rũ như cũ
Thì có lẽ cũng đã vin bẻ vào tay người khác rồi ".

Tình yêu Hàn Hoàng và Liễu Thị cảm động lòng người. Về sau, Liễu Thị được trở về với Hàn Hoành.

Trong Kiều Nguyễn Du viết:
" Khi về hỏi Liễu Chương Đài
Cành xuân đã bẻ cho người chuyền tay "

Cách mặt xa lòng làm sao tránh khỏi nghi ngờ e ngại. Bây giờ sống ra sao, còn hương nhụy lả lơi như với anh ngày xưa hay ủ rũ héo hon, mùa xuân về có còn vui với hoa bướm gió mây? Anh tuy xa em như kẻ lạc loài trong rùng xanh khao khát những đêm dài chăn gối ái ân. Chùng ta vẫn còn yêu nhau xanh đắm hay là ân hận nuối tiếc xót xa?

Ân Hận

Khi xa cách không gian làm nỗi nhớ
Để gần nhau gió lạnh gợi hờn căm
Ai đã yêu mà phải chiụ tháng năm
Cho bõ ghét aí ân thành bỡ ngỡ….

Đời chỉ đẹp khi duyên tình cách trở
Đời mất vui thương số phận an bài
Nhớ là mong khắc khoải mỗi đêm dài
Trằn trọc mãi ru thiên sầu vạn cổ

Còn nuối tiếc cho tình yêu dang dở
Phút chia ly biền biệt tháng năm dài
Đừng sững sờ thương giọt lệ trần ai
Mái tóc đã nhuốm thêm màu tang tóc

Yêu là khóc em mất đi dáng vóc
Những ngày vui anh xa vắng bên em
Yêu là ghét còn gói trọn âm thầm
Trên trang giấy em tôi buồn tấm tức

Bao năm tháng vấn vương thành ký ức
Sóng triều dâng làn gió cuả tình thương
Thuyền đời anh vẫn chảy mãi xuôi dòng
Nguyện sau trước xin hẹn về bến cũ

Ngày xưa ấy buớm hoa hoài quyến rũ
Mối tơ lòng vương vấn mãi chưa thôi
Anh ra đi mà chẳng ngỏ đôi lời
Em giận mãi khi thuyền anh lỡ bến…

8 4. 2009 Lu Hà


" Đời trai cát bụi phong trần
Tang bồng hồ thỉ tần ngần hồn thơ
Yêu nhau nào có khi ngờ
Hợp tan bèo bọt đôi bờ đại dương "

Phong trần là đời người gió cuốn bụi đi. Người phong trần là một người nay đây mai đó, như hạt bụi để gió cuốn đi, lang thang tắm mưa gội sương khổ lắm.
Còn tang bồng hồ thỉ nghĩa là tung hoành ngang dọc làm nên nghiệp lớn.Tục lệ bên Tàu, khi sinh con trai thì dùng cung gỗ dâu (Tang hồ) và tên cỏ bồng (bồng thỉ) bắn 6 phát lên trời, xuống đất và ra 4 phương với ý mong muốn đứa con sau này là đấng tu mi nam tử, dám sống dám làm dám chịu, dấn thân cả nơi hiểm nghèo nếu cần và không hèn nhát.
Cuộc rượu nào vui chả có lúc tàn canh. Ai nào muốn chia tay nhưng hoàn cảnh thời thế bắt buộc thì đành phải chịu thôi. Đời người như phù du bèo bọt tan hợp là chuyện thuờng sảy ra nhưng tấm lòng trái tim không thay đổi như hồn thơ thi sĩ vậy.

"Giận hờn oán trách vấn vương
Rưng rưng khóe hạnh đoạn trường bể dâu
Dòm song thấp thoáng bóng câu
Hàng hiên lã chã giọt ngâu não nề"

Vì đây là bình giảng tôi chú trọng nhiều vào việc giải nghĩa từng câu chữ mà tôi đã viết, không muốn bàn nhiều về giá trị nội dung và nghệ thuật, không muốn tự tâng bốc mình lên là làm thơ hay.
Khóe hạnh tức là khóe mắt, nơi có tuyến lệ tiết ra giọt sầu về cuộc dâu bể đoạn trường hay gọi là thương hải tang điền. Ruộng dâu khi xưa hoa buớm yến oanh dan díu trai gái gió trăng mà nay thành biển cả.
Dòm song thấp thoáng bóng câu chỉ thời gian qua nhanh như vó câu vó ngựa phi, ám chỉ đời người ngắn ngủi nhất là đời người con gái.

" Anh buồn lầm lũi sơn khê
Đêm trăng tỉnh lẻ nhớ về cố hương
Chôn rau cắt rốn nõn nường
Sen lòng day dứt môi hường thắm tươi "

Xa em, nhớ em, tự hỏi lòng nhau. Dù chúng ta có đi đâu, tha phương khắp bốn phương trời nơi đất khách quê người xin đừng quên cố hương nơi chúng mình sinh ra lớn lên quen nhau và yêu nhau. Nõn nường là cái ngó sen trắng muốt, dù có bẻ nhưng tơ còn dai dẳng không nỡ lìa nhau như tình yêu trai gái.Trong ý niệm làn môi người con gái mình yêu mãi mãi thắm tươi.

" Dù cho góc bể chân trời
Trái tim thổn thức trọn đời thủy chung
Lỡ mai sóng vỗ chập chùng
Thuyền không về nữa hận cùng ngàn thu "

Khổ này hoàn toàn tả tâm trạng nội tâm sâu thẳm của lòng người. Câu chữ dễ hiểu mong các bạn tự cảm thụ cảm nhận lấy. Tại hạ xin miễn giải nghĩa dài dòng.

"Đồi thông tiếng hát như ru
Sương rơi nấm cỏ âm u gió lùa
Hoàng hôn đồi tím sim mua
Vòng hoa trắng kết chuông chùa sầu ly !"

Đoạn kết này là sự suy tưởng hoang tưởng của tác gỉa là Lu Hà tôi. Nghĩ về sự chết chóc kẻ ở người đi trên thế gian này, nhưng tình yêu chân thành để lại ngàn thu, nghe chuông luân hồi chờ đợi ở kiếp sau.



*Nguyên tác bài hát:

Nhớ Nhau Hoài
nhạc sĩ Anh Việt Thu & Thiên Hà

“Em ở nơi nào, có còn mùa Xuân không em?
Rừng ngàn lá gió, từng đêm nhắc nhở, thì thầm.
Nắng ở trên đầu, nắng trong lòng phố,
Gió ở trên non, gió cuốn mây về.

Sao anh vẫn ngồi mà nghe cô đơn,
mà nghe nức nở trong hồn,
và thương đôi mắt nhỏ em buồn.
Vì mình yêu nhau, vì mình thương nhau nên mới giận hờn,
Vì mình xa nhau, nên nhớ nhớ nhau hoài

Em ở nơi nào, có còn mùa Xuân không em?
Rừng ngàn lá gió, từng đêm nhắc nhở, thì thầm.
Mai lỡ không về, chắc anh buồn biết mấy.
Dáng nhỏ xuân xưa cũng nhớ đêm ngày.“

Bình giảng xong 12.9.2017 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét