Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Nói Chuyện Với Trần Oanh Về Cảm Xúc Thơ


Thương Những Cánh Hoa
cảm hứng bài hát của Phạm Duy: Hái Hoa

Này các bạn nam nhi quân tử
Trán thanh cao tư lự trầm ngâm
Hái hoa phải lựa từ tâm
Nâng niu âu yếm thương thầm phấn hương


Bông nào héo thê lương vất vưởng
Mở tấm lòng nhân nhượng vị tha
Bao dung độ lượng hải hà
Trầm luân kiếp phận sa bà khổ đau

Cơn gió chướng nát nhàu tàn phá
Nỗi niềm ai khó tả làm sao
Thương hoa tiếc ngọc nghẹn ngào
Nỡ nào ruồng rẫy liễu đào xuân nương

Bầy bướm trắng nụ hường phảng phất
Hoa mỉm cười chân thật yêu thương
Tâm hồn trong trắng vấn vương
Thủy chung ân ái đoạn trường biệt ly

Kìa lũ trẻ kiêu kỳ ngạo nghễ
Ngắt hoa rồi còn bẻ gãy cành
Tiết trinh vùi dập sao đành
Đa sầu cổ lụy duyên lành tàn phai…!

29.9.2017 Lu Hà


-Trần Oanh: Bạn là Nha thơ hả sau làm thơ hay vậy?

-Lu Hà: Tớ không phải là nhà thơ mà là thi sĩ

Tôi Là Thi Sĩ
ngẫu hứng trả lời Trần Oanh

Tôi không phải nhà thơ
Sinh ra làm thi sĩ
Trái tim hồng rên rỉ
Với bạn tình mến yêu

Hỡi cô gái yêu kiều
Rằng có thích tôi không?
Dìu lên cõi tang bồng
Đôi ta cùng chan chứa

Này cô em răng rứa
Giờ sống ở nơi mô?
Cơn sóng lòng nhấp nhô
Thuyền bơ vơ cập bến

Bông hoa đời dâng hiến
Chỉ một mình tôi thôi
Nghe thổn thức bồi hồi
Châu sa dòng lệ chảy

Ngọn lửa lòng bốc cháy
Cánh đồng Mê Xi Cô
Con nai vàng ô hô
Đám tro tàn lơ lửng

Thần vệ nữ tưng hửng
Văn nhân không có tuổi
Chỉ thương hoài đắm đuối
Hồn trẻ mãi không gìa...!

30.9.2017 Lu Hà


-Trần Oanh: Bạn làm thơ tuyệt đỉnh Xin lỗi Cho mình hỏi bạn nhíu tuổi rồi có gđ chưa và hiện tại sống ở đâu. Mình o bít làm thơ đáp lại bạn thông cảm nha
Hơi anh chàng Thi sĩ viết tặng Cho mình một bài thơ về mình đi

-Lu Hà: Không thể viết được đâu, nếu không xuất xứ từ một nguồn cảm xúc nào. Lu Hà có thể làm thơ tặng Trần Oanh với điều kiện phải làm gì đó cho trái tim rung động, như ỏn ẻn thỏ thẻ trên khung chat chẳng hạn. Hay viết lách gì những câu chữ khiến Hà thi sĩ nổi hứng. Còn ngồi đó mà bảo tớ làm thơ đây, có thể ghép vần tùy tiện nhưng hồn thơ trống rỗng. Không thể làm thơ như viết khẩu hiệu kiểu Tố Hữu, Xuân Diệu sau năm 1954 và Phạm Tiến Duật, Trường Chinh v. v... Để phục vụ nhân dân lao động sản xuất và chiến đấu được. Thơ là tiếng nấc của trái tim tâm hồn, là tình cảm riêng tư ân ái nam nữ mơ mộng cành chim lá bướm hay hoàn cảnh xã hội điêu linh tang thương hay tình yêu cha mẹ ông bà quê hương chòm xóm, không phải chuyện bông phèng phù phiếm viết cho vui để câu like, câu những cái đầu trống rỗng đặc quánh vô cảm trên mạng facebook này chỉ thích xem tranh xem hình, hay những bài thơ nhí nhố ba lăng nhăng hợp khẩu vị vừa mũi số đông cằn cỗi xơ cứng. Chỉ thích like cho loạn thông tin rối loạn xã hội như người ta vẫn làm trên facebook này cô Trần Oanh ạ. Thi sĩ không biết nói dối, nói dối không thể làm thơ được. Nên tôi viết thật lòng như vậy, không chỉ cho cô đọc và còn cho hàng trăm hàng nghìn người trên facebook này cùng đọc mà suy ngẫm.

-Trần Oanh: Cảm ơn vì tất cả. Nhà thi sĩ của tôi ơi

-Lu Hà: Nhà thơ và thi sĩ khác nhau. Lu Hà tôi không có thời gian viết một bài luận dài giảng giải phân tích ý nghĩa của hai cụm chữ này? Còn gọi nhà thi sĩ là cô Trần Oanh viết thừa chữ " nhà " đó.

Cả chữ nhân dân và đồng bào, quốc dân, hay công dân cũng khác nhau. Phản động, tạo phản khác nhau, đồng chí và đồng tâm khác nhau. Nhiều nhiều lắm tràn ngập nhầy nhụa trên báo đài các cổng thông tin đại chúng.

Việt Nam mình từ khi có ông ké Hồ xuất hiện, và ban tuyên giáo chủ trương bóp méo đánh tráo rất nhiều khái niệm.

- Trần Oanh: Xin lỗi Thi sĩ Hà lu được chưa...
Đúng là Thi sĩ

-Lu Hà: Cô lại càng sai, làm tôi buồn lắm. Cô viết chữ Hà to, lu nhỏ đi là có ý gì? Hà Lu chỉ là nickname của thi sĩ Lu Hà. Lu coi như là họ và Hà là tên gọi. Rành mạch như vậy mà cứ nhầm lẫn.

Thơ tôi làm tặng cô ký tên là Lu Hà rất rõ ràng kia mà. Nỡ lòng nào cô gọi tôi là Hà lu như một sự mỉa mai?

-Trần Oanh: Lại một lần có lỗi với Hà Lu.

-Lu Hà: Có lẽ tôi nên block cô đi thì tốt hơn. Cô càng viết càng làm tôi buồn mất vui đi. Cô hãy chứng tỏ mình là một người phụ nữ hay cô gái Việt Nam đáng yêu chân thành, viết gì, nói gì làm cho tôi cảm động đi? Theo tôi cô nên cố gắng im lặng, có viết gì tôi cũng không trả lời, và tôi cũng chẳng xóa đi, mặc kệ không thọ nhận. Cô đã có ý định gài bẫy tôi ngay từ cách đặt câu hỏi về tôi và đăng tải bài thơ " Thương Những Cánh Hoa ", Liệu cô có hiểu thật sự ý nghĩa bài thơ đó không? Tấm lòng tôi rất bao la quảng đại khác với Phạm Duy hoa tàn héo thì bỏ qua trong bản nhạc " Hái Hoa " của ông ta. Tôi thì ngược lại rất thương xót thông cảm cho những bông hoa bị vùi dập tàn héo. Còn cô không biết nên xếp vào loại hoa nào thì cô tự hiểu lấy? Khi cô hỏi tôi nhưng tôi vẫn mở rộng tấm lòng viết tặng cô bài thơ thay cho sự trả lời vì tôi trân trọng cô là một người phụ nữ Việt Nam.

Cô đừng tưởng những lắt léo quanh co dấp dính của cô tôi chả hiểu quái gì? Tôi là một thi sĩ chuyên khám phá ra những bí mật của tâm hồn thiên thần và ác qủy. Thật lòng cô chẳng qúy hóa gì tôi. Cô khen thơ tôi là kiểu khen vút đuôi; hay là cách tốt nhất để tiếp cận tôi, khai thác những thông tin về tôi, tìm những sơ hở để vặt lông tôi?

Cô chả cần viết tôi đúng là thi sĩ, thừa thãi cô ạ. Bởi vì mấy năm nay tôi là một trong 10 vị thuộc ban chung giám khảo chấm thơ văn của các thi sĩ, văn sĩ hay cả các nhà văn, nhà thơ như cô quen gọi từ trong nước cũng như hải ngoại gửi tới trung tâm văn hóa Lạc Việt do Anh Chính Nguyên làm chủ tịch. Trung tâm này gồm những vị giáo sư học gỉa, văn thi sĩ thời miền Nam cộng hòa, còn lớn hơn nhiều lần cái hội nhà văn kỳ nhông cắc ké ở Việt Nam do ông Hữu Thỉnh làm chủ tịch. Tôi chả hứng thú gì cái trọng trách chấm thi cho điểm, nhưng Anh Chính Nguyên đề nghị, nên tôi phải làm, thơ văn tôi cho điểm đúng gía trị thực, công bằng không có chuyện cảm tình chiếu cô nhất thân nhì quen như ở Việt Nam.
Cũng may cho cô kiếp trước trọn đường tu mà kiếp này được tôi ưu ái tặng thơ. Tôi tâm sự với cô thật lòng, mắt tôi đã kém mắt chả hơi sức đâu mà rà soát lỗi chính tả. Tụi dư luận viên Chí Phèo Thị Nở chỉ rình mò xem tôi viết gì? Có chữ nào bỏ nhầm dấu, có sai lỗi chính tả nào không? Chúng bất cần ý nghĩa nội dung thâm sâu của đoạn văn. Hy vọng cô là một người không thuộc số họ. Cô là một bông hoa đẹp nhân hậu nhân bản của cuộc đời này.

Chúc cô và gia đình an khang.

Thân mến,


-Trần Oanh: Mình là người dân quê ít ăn ít học có gì ophải mình mong bạn bỏ qua cho mình dù sao bạn cũng là anh chàng Thi sĩ còn mình mới học hết lớp 9 chấp mình làm gì

Bạn nói về mình ban có đứng về phương diện mình o những lời bạn nói thật hay mình thì chẳng có ác ý gì cả tu bạn nghỉ vậy thôi.

-Lu Hà: Thôi được tạm thời như vậy. Không biết Trần Oanh là người đáng thương hay đáng ghét? Nhưng với Trần Oanh cũng như hàng trăm hàng nghìn độc gỉa khác trên facebook này, Lu Hà tôi không hề coi họ là bạn bè chi hết. Lu Hà tôi coi họ là những người chơi facebook cùng liên kết trong danh sách tạm dịch ra chữ Việt là bạn bè, nhưng thực tâm trong lòng Hà mỗ này không hề coi họ là bạn mà chỉ là những độc gỉa, bạn đọc thơ Lu Hà mà thôi. Còn được Lu Hà đối xử như bạn bè đúng nghĩa thì khó lắm. Tất nhiên cũng có dăm ba chục người Lu Hà tôi yêu thương trân trọng như bạn bè ngoài đời. Còn với Trần Oanh thì bạn bè từ khi nào, mà cứ bạn nói về mình thế này, bạn nghĩ về mình thế kia, mình không ác ý.... Vậy Trần Oanh cứ yên tâm mà vào trang Lu Hà mà đọc thơ, Lu Hà không xóa tên cô đi? Cách xử sự như vậy có được không.

Chúc cô vui vẻ hạnh phúc

-Trần Oanh: Bạn mhin mình thử xem đáng thương hay đáng ghét. Bạn cứ Xi vả mình vậy mình o ác ý như bạn nghỉ đâu
Mình cảm thấy Hà viết thơ hay thì mình nói hay vậy thôi người dân quê mình đơn giản nói bạn hiểu mình hơn. Mình o phải thi no hay chi phèo gì đâu.

-Lu Hà: Ai xỉ vả, xỉ vả cái gì? Chỉ là những bày tỏ nghi vấn thôi. Lu Hà tôi không thích giao tiếp với phụ nữ Việt Nam ở quốc nôi. Nếu như người con gái khác thì họ im lặng từ lâu, nhưng Trần Oanh cứ dai dẳng phân bua tranh luận như đỉa đói giống như luận viên vậy? Ở hải ngoại có cô Trần Kiều Ngọc là một luật sư ở Úc Đại Lợi có kêu gọi các bạn trẻ tổ chức đại hội “Con Đường Việt Nam Nhân Bản“ Chỉ một câu nói: Chúng ta đừng dùng từ chống cộng nữa, nghe cổ hủ, có nói đồng bào quốc nội nhiều người không hiểu, mà ta nói đơn giản là chống cái Ác. Thế mà dai dẳng mấy tuần nay nhóm dân chủ cuội, chống cộng rỏm, cộng sản rỏm cứ dai dẳng phân tích con cà con kê Trần Kiều Ngọc là tay sai cộng sản Việt Nam, là đảng Việt Tân nên cô ta nói không chống cộng mà chỉ chống cái Ác.

Cô Lệ Quyên là một danh ca nổi tiếng ở Việt Nam vào khung chat nói chuyện cũng vặn vẹo y hệt cô Trần Oanh: “Xin lỗi ông là ai, bao nhiêu tuổi rồi mà dám gọi tôi là cô em?“
Gọi cô em thì đã chết ai? Dù có bằng tuổi ông cố nội, là bố cô Lệ Quyên cũng không thể gọi là cô em cho nó có tâm hồn nghệ sĩ được à, việc gì phải dở trò lễ giáo khắc khổ thế? Muốn biết tuổi à? Lục thập nhi nhĩ thuận rồi đấy: Chê gìa à. Thì thôi không nói chuyện nữa. Tìm một cốm trai nào đó mà nói chuyện, lão phu cóc cần sẽ có ngay các cô kiều nữ khác tiếp chuyện với lão phu, có khi họ  còn ném toẹt cái tuổi tác đi và  gọi lão phu là anh, rồi cành chim lá gió ong bướm lả lơi mà tuôn châu nhả ngọc làm đẹp cho đời thơ phú ca nhạc v. v…

-Trần Oanh: Anh triết lý hay lắm em cũng thích nghe gọi anh một tiếng có chết ai đâu. Tại em đấy o biết mới hỏi vậy mà Anh cũng trách móc em hoài.

-Lu Hà: Ok, gọi gì cũng được tùy lòng mình cảm thấy thế nào thì nói thế đó. Bởi vì văn là người, nhìn cách hành văn người ta có thể phán đoán người đang nói chuyện với mình là ai? Không thể cẩu thả, hay cầu kỳ quá mức, cứ đơn giản mộc mạc chân tình. Cái quan trọng là phải chân thật từ tấm lòng mình, nói gì cũng phải thẳng thắn, dối trá, lươn lẹo người ta biết ngay, nhất là khi nói chuyện với loại người có kiến văn cao. Ở Việt Nam cái văn hóa giao tế ứng xử rất kém, cũng do giáo dục mà nên. Mà bộ giáo dục là một bộ tậm tịt nhất với một ông bộ trưởng vô học, bao che cho cấp tỉnh điều động cô giáo làm tiếp tân cho đoàn cán bộ về thăm, nghề làm đĩ trá hình mà bảo vui vẻ một chút. Một xã hội xô bồ nhố nhăng, đạp lên nhau mà sống, vô cảm thờ ơ, a dua, nịnh bợ, những cái gì giả dối lại lên ngôi. Không biết tôn trọng nhau, biết mình biết ta. Người thì năm bảy hạng người. Cho nên Trần Oanh đọc thơ Lu Hà phải hiểu qua những bài thơ này là cả một tâm hồn rộng mở bao la. Không nên cá mè một lứa ù xoẹ được. Cái yêu thì yêu, cái ghét thì ghét. Nói như Phùng Quán: Không thể nói yêu là ghét, đổi ghét thành yêu. Tóm lại ta cứ chân thành giản dị thật lòng mình thì chả sợ gì hết.

- Trần Oanh: Anh Hà ơi tại anh ko biết Oanh đó thôi chứ Oanh rất chân thành và mọc mạc. Thật tình hơn cả chữ thật tình. Anh nói rất đúng oanh đã tu mấy kiếp nên bây giờ mới gặp được anh Oanh cảm nhận Hà là người tốt. Bởi vậy Hà mới tiếc ngọc thương hoa tại vì mình là một số trong số loài hoa tàn héo mà anh đã thả hồn vào đó

- Lu Hà: Cô Oanh nói hay lắm, rất văn chương, nghe rất thú vị. Tại sao ngay từ đầu không viết như thế cho người ta vui? Đăng một bài thơ tình của người ta lên vì lý do gì? Vì mình cảm ngộ thấy tấm lòng vị tha bao dung ưu ái nên mình thích. Mình thấy tác gỉa là người không hề quen biết nhưng làm bài thơ nói đúng tâm trạng mình. Thì mình phải viết lách những gì từ đáy lòng mình để tri ân tác gỉa đó chứ. Cái đó là quan trọng nhất, còn chuyện dò hỏi về đời tư cá nhân của tác gỉa làm gì? Hỏi về tuổi tác vợ con gia đình nơi cư trú để người ta nghi ngờ mình là công an văn hóa, người của ban tuyên giáo. Viết hay như vậy là cô Oanh tự mình tôn trọng mình, tôn vinh vẻ đẹp của mình lên và người đọc cũng cảm thấy vui thấy đẹp lòng.

-Trần Oanh: Cảm ơn anh đã hiểu về oanh. Oanh o có ý dò hỏi gì về lý lịch của Anh mà oanh chỉ muốn biết nơi nào đã sinh ra chàng Thi sĩ? Mà cảm thông được những nỗi niềm của cảnh phụ nữ của chúng em. Em nói thật lòng. Cũng vì một chữ yêu mà 18 năm sương gió cảnh đời cùng cực mãi đeo mang. Bởi thấy anh thông cảm với kiếp hồng nhan. Em mới thật sự chảy lòng trong dòng chữ.

30.9.2017 Lu Hà










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét