Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Bàn Luận Thêm Về Văn Chương Việt Nam Với Paul Nguyễn Hoàng Đức


-Trích lời Paul Nguyễn Hoàng Đức:
Ngay cả thất nghiệp cũng có nhiều trình độ thất nghiệp. Thất nghiệp ở những nước công nghệ cao, là những công nhân đã được đào tạo tay nghề, khi bị thất nghiệp có thể vẫn ngồi đợi ngoài dây chuyền sản xuất, thấy ai bị đau ốm thì có thể vào thay thế. Tóm
lại, đó là những người có “nghiệp” mà tạm thời “thất”. Nhưng thất nghiệp ở xứ ta, hầu hết là những người chưa qua đào tạo, chưa biết làm gì, nên chưa có cả “nghiệp” để mà “thất”.
Đó là thất nghiệp bàn về nội dung cũng như hình thức, cũng là bàn cái thực hiện bên trong và cái thể hiện ra ngoài. Nhìn một người cầm cuốc trong lao động đơn giản ta khả dĩ thể hiện ngay giống như anh ta. Nhưng nhìn một người cầm vô lăng ô tô, thì sự thể hiện không hề đơn giản chút nào, không thể cứ cầm vô lăng xoay qua xoay lại, vớ vẩn chạm phải chìa khoá khởi động, xe lao đi, toi mạng như không. Cũng vậy nhìn người ta cầm bút, thể hiện cầm lấy ngay cũng dễ, nhưng để thực hiện viết văn, làm thơ, hay phát minh những công trình thì thiên khó vạn nan, người cầm bút phải chất chứa thiên kinh vạn quyển trong đầu. Thế vẫn chưa đủ, người Pháp nói: “Cái đầu biết hành động quý giá hơn cái đầu chỉ đầy ắp chữ” (Mieux vaut une tête bien faire qu’une tête bien pleine).
Sự thể hiện và thực hiện khác nhau như hoa nhựa và hoa thật. Hoa nhựa có mọi thứ như hoa thật có và giống hệt mẽ bề ngoài, chỉ tội không có sức sống ở bên trong và hoa thật có sức sống, có hạt mầm ở trong, nó có thể lên mầm một cây hoa mới lớn gấp tỷ lần, cây ấy lại tiếp tục ra hạt mãi mãi không ngừng. Vậy thì nhìn nhà văn, nhà thơ (Các nhà khoa học nữa), thì thấy dù nổi tiếng đến mấy cũng chỉ viết được vài chục truyện ngắn, mấy tập thơ mỏng đến mức con kiến nằm vắt ngang gáy bìa không đủ chỗ, hay viết được một cuốn tiểu thuyết “một lần vắt kiệt thành bã”, còn các cây bút trẻ thì hầu như không có ai có được bóng cây toả lan sau tuổi ba mươi, khiến mọi người phải nghĩ đây là những măng non chặt sớm đòi đóng nhãn xuất khẩu nên không lớn thành tre được, hay là hạt giống đem đồ thành xôi - làm oản để ăn ngay nên không thể gieo hạt, hoặc những bông hoa chưa kịp nở đã tàn... Như vậy đủ thấy các cây bút ở ta phần đông mới chỉ viết ở mức thể hiện, mà chưa đạt đến tầm “thực hiện”

-Lu Hà: Bác Paul viết hay lắm, hoa sớm nở thì chóng tàn. Thương hại nhất những đóa hoa phù dung sáng nở rực rỡ thì chiều tối cũng tàn lụi mất rồi. Những cái gọi là thần đồng gì đó chỉ là hư danh. Albert EinStein là nhà bác học Do Thái lúc sinh thời 5 tuổi ông vẫn chưa biết nói, đi học thì trày trật 3 năm vỡ lòng nhưng rồi khi đã trưởng thành, bộ não phát triển hoàn chỉnh thì ông lại là người thông minh nhất thế thế kỷ 20 bởi chỉ số I Q cao, ở Việt Nam có anh chàng Trần Đăng Khoa do từ nhỏ được bà và mẹ hay hát dân ca ru con mà biết làm thơ, thơ thiếu niên bọ bẹ vì dám chủi tống thống Mỹ ngu nên được Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên tranh nhau đỡ đầu, tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn xa báo đài quảng cáo dân ngu cu đen tàu xe tập nập đổ về Hải Dương xem mặt, đi bộ đội rồi sang Nga học trường Gorki gì đó, cuối cùng chỉ là thần đất sét chả có tài cán gì về văn chương hết. Có những thiên tài âm nhạc ở Phương Tây bị dồn nén sức sáng tạo nhưng tuổi thọ không cao khoảng 30 tuổi là ngỏm củ tỏi rồi.

Ở Việt Nam có những nhà thơ lừng lẫy trên văn đàn quá sớm 13 tuổi đã biết làm thơ như Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, nhưng Nguyễn Bính 40 tuổi đã ra đi, Chế Lan Viên lúc trẻ thơ thiếu nhi thơ thanh niên khá hay, sau trở thành nhà thơ lò rèn thơ tuyên truyền bồi bút cùng Xuân Diệu. Còn các anh Hàn Mạc Tử, Bích Khê, Đinh Hùng tuổi thọ thấp vì dùng qúa nhiều sức lực năng lượng để làm thơ, có người chỉ một bài nổi tiếng “Em đi Chùa Hương “ như Nguyễn Nhược Pháp thì sớm qua đời.

Do qúa trình tích lũy kém, khả năng tiếp thu trao dồi kém, năng lực sáng tạo yếu, nên nhiều người viết một hồi thì hết vốn như bác Paul nói rất đúng.

Bản tính người Việt tham lam háo danh nên thích trò chơi thần đồng.

- Trích lời Paul Nguyễn Hoàng Đức:
Viết văn phải thực hiện những gì? Tri thức sống! Khát vọng sống! Thực tại sống! Lý tưởng sống! Nhân cách sống! Phẩm chất sống! Nhưng các nhà văn xứ ta hầu hết mới chỉ bày tỏ một ít hiện thực sống và ao ước sống. Ao ước chưa phải là khát vọng! Mà mới giống người thuyền chài lười biếng thả lưới lại nằm ao nước có con chim rụng cánh xuống thuyền mình, thế là chỉ cần nướng lên ăn. Có không ít nhà thơ, viết được vài bài thơ ngắn trong tầm trang giấy, mà đã ước ao biết đâu lúc nào trúng số độc đắc, giải Nobel sẽ rơi vào giữa những vần thơ tinh lọc của mình. Hay có nhà văn, viết được một cuốn sách, mà hàng năm đến kỳ xét giải Nobel lại cùng bầu bạn uống rượu chờ đợi biết đâu đó ban giám khảo đã bỏ phiếu cho ta. Thật là hy vọng hão huyền. Các giải thưởng lớn không bao giờ người ta chỉ bỏ phiếu cách cầu may, mà người ta phải xét duyệt quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn đó. Nhưng mới chỉ có một cuốn sách làm sao thấy được quá trình? Nhiều cây bút “thấp bé nhẹ cân” sở trường chơi đồ hàng thường biện hộ: “Hay cốt gì dài”.

-Lu Hà:
Mọi ngả đường dẫn tới kinh thành La Mã, tớ và bác Paul cùng một dòng suy tư: “Văn Thơ Là Cái Đạo Làm Người“

Viết bằng thơ hay văn là cái quyền của người ta. “văn dĩ tải đạo” :văn để chở đạo, “văn dĩ quán đạo”: văn để quán triệt đạo, “văn dĩ minh đạo”: văn để sáng tỏ đạo), “thi ngôn chí”:thơ để nói chí, bày tỏ tâm trạng sướng khổ buốn vui.

Theo tớ: Văn thơ là một cặp sinh đôi của văn chương. Văn chương là để chuyển tải cái đạo làm người. Chuyển tải cái chính danh của người nam nhi sinh ra trong trời đất này. Nếu danh chẳng chính thì lời nói chẳng thuận; lời nói chẳng thuận thì công việc chẳng thành. Nếu công việc chẳng thành thì lễ giáo phép tắc chẳng thịnh, xã hội trở nên bát nháo hỗn loạn như luật rừng. Nếu luật lệ không công bằng thì hình phạt chẳng đúng, sẽ có bọn đầu cơ trục lợi tham nhũng. Vì vậy dân sẽ chẳng biết đường nào mà lần. Từ đó sinh ra tăm tối ngu muộị, khổ đau, thậm chí có thể bị diệt vong.

Tiền nhân là những người sinh trước ta. Tiền nhân gồm có chánh vương đạo và bá vương đạo. Tôi là người chỉ trọng kính chánh vương đạo. Vì vậy theo thuyết chính danh thì họ là tiền nhân cuả tôi, lưu danh muôn thuở tiếng thơm muôn đời.

Còn kẻ tiểu nhân, ô trọc thì coi bá vương đạo là tiền nhân là quyền cuả họ. Cho nên cũng chả lạ gì bây giờ vẫn có kẻ coi Lê Nin Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông là tiền nhân. Nghiã là coi hạng tội nhân thiên cổ lưu xú vạn niên là tiền nhân. Đơn giản chỉ là sinh trước họ, vậy có phải là mù quáng không? Ai coi họ là tiền nhân là quyền cuả họ. Còn tôi không coi họ là tiền nhân cuả tôi, mà họ chỉ là loài ma quỷ sinh ra trong trời đất này, họ có phải là con người đâu mà gọi tiền nhân? Hàng triệu sinh linh đang đòi lại mạng sống từ bàn tay đẫm máu cuả họ. Họ không xứng đáng gọi là tiền nhân, mà chỉ coi là nghiệp chướng đã sinh ra để đày đoạ chúng sinh mà thôi

Văn là chồng, thơ là vợ. Văn thơ là duyên nghiệp cuả Đạo Đức. Theo Lão Tử : Đạo là khối hỗn mang chưa phân, là tĩnh tại và cũng là sự vận động vĩnh cửu mà ta không thể cảm, không thể biết. Nhưng Đạo là căn nguyên cốt lõi của muôn vật. Muôn vật đều khởi từ Đạo, phóng ra hào quang trí tuệ và trở về Đạo. Đạo không sinh không diệt, không có khởi đầu và cả tận cùng. Đạo có trước trời đất và muôn loài vạn vật. Đạo sinh ra một. Một sinh ra hai. Hai sinh ra ba, bốn và muôn loài tạo vật. Đức hiếu sinh là cái lý của Đạo để gìn giữ sự sống. Ta coi Đạo như là cái quy luật cuả tự nhiên. Còn Đức đây không phải là tư cách đạo đức mà là dưạ theo, thuận theo cái lý của Đạo mà thôi, để mà tồn tại. Văn thơ là ngôn từ cuả loài người là phương tiện vận chuyển cái Lý, cái Đức đến cho Đạo.

Văn là chồng, gọi là dương chỉ tính chất lý trí, trí tuệ, thông minh, sắc sảo, cứng rắn và nóng rát như lưả.... Thơ là vợ, nên ta thường coi như âm tính, mềm mại, chỉ phần hồn cuả người, ướt át thiết tha như dòng nước chảy....

Có văn mà không thơ lý trí dễ miên man, khô cứng mà làm ta mệt mỏi. Nếu có tí thơ vào sẽ làm cho tâm hồn ta cảm thấy dí dỏm, thoải mái, vô tư mà tự tủm tỉm thú vị và tự cất ra tiếng cười. Nếu người hẹp hòi hay đố kỵ thì trái lại họ chẳng cười mà lại còn miả mai và cáu gắt.

Nếu chỉ có thơ mà không văn, dễ làm cho người ta uỷ mị sa đà. Vì thơ là tâm hồn, là thơ thẩn dễ bay bổng mà bay đi lạc hướng. Vậy cô vợ trẻ thơ yêu kiều phải có anh chồng văn giàu lý trí và từng trải ở bên cạnh thì mới kìm chân được cô nàng hay làm nũng, hay khóc và dễ sa ngã trước cám rỗ của người đời. Nhưng ngược lại nhờ có thơ mà anh chồng văn cũng bớt hung khí, độc tài gia trưởng và nghe theo vợ mình mà trở nên khôn ngoan, khiêm tốn, nhã nhặn và bình tĩnh hơn. Từ cái lý đó, theo tôi thơ văn chả là vợ chồng rồi còn gì?

 Cho nên các đoạn văn, comment đểu cuả các vị dư luận viên cấp cao cấp thấp chống phá tôi, hay chống phá bác Paul từ lâu.  Tôi có gưỉ ý kiến phản hồi bằng những bài thơ là cái lý đó mà thôi. Không phải để phô tài làm thơ làm gì. Cuộc đời thế mới vui, mới thuận theo cái lý của trời đất. Trời là cha, đất là mẹ. Cha sinh mẹ dưỡng là như vậy để giữ cái Đạo làm người.

Người cộng sản rất ghét thơ, vì thơ ngắn gọn dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Họ thích thơ tuyên truyền như khẩu hiệu. Cộng sản thích giáo điều, thích những bài văn tràng giang đại hải khuân sáo, để để xuyên tạc cái chính danh, hòng dùng bá đạo để nô dịch con người. Diễn đàn tự do mà cấm phản hồi bằng thơ mà chỉ viết văn thôi có phải là lẩm cẩm không? Văn hay thơ đều dùng chữ viết để diễn tả, kiểu gì thì cũng là tiếng nói, ý kiến cuả một người. Thơ dù hay hoặc dở cũng là thơ. Văn hay thì người ta đọc, văn dở thì người ta chê. Tại sao thiên hạ có những hạng người căm thù thơ như vậy? Nhất là người cộng sản hay nguỵ công tử rất sợ cái gì dễ nhớ và sợ cái chính danh.

19.10.2017 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét