Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

BÌNH THƠ MAI HOÀI THU: TÌNH ĐIÊN








Tình Điên

Trăng khuya soải bóng bên thềm,
Ngỡ rằng bóng dáng... môi mềm run run...
Tìm đâu nỗi nhớ khôn cùng,
Gió khuya xao động muôn trùng cách xa...

Lần theo từng hạt sương sa,
Chỉ còn ta lại mình ta với mình ...
Tương tư ôm ấp bóng hình,
Đời vàng héo úa ngây tình mê say.
Tháng ngày tóc bạc đâu hay?
Rượu nồng chuốc lấy men cay phủ phàng...
Đêm nằm tỉnh giấc bàng hoàng,
Đời như một cõi màu tang muộn phiền.
Trách mình nghiệp chướng oan khiên!
Cớ sao ôm cuộc tình điên não nề?
Kiếp đời rong ruổi đê mê,
Mịt mù mây phủ, bốn bề vây quanh.
Còn đâu tháng lạ ngày xanh,
Tình điên cứ mãi hoành hành cõi tâm,
Trải qua bao cuộc thăng trầm,
Tình điên mãi cứ… lặng thầm… tình điên!

San Jose, 01/30/08


Mai Hoài Thu viết bài Tình Điên. Bài thơ này được phổ thành nhạc và đang được người ta hát. Về âm nhạc thì xin miễn bàn, tôi chỉ muốn viết đôi điều về nội dung cuả bài thơ. Mai Hoài Thu viết bài thơ này vào năm 2008 ở lưá tuổi là một người thiếu phụ, sau khi trải qua nhiều thăng trầm chìm nổi đắng cay cuả cuộc đời.Tôi chưa hề gặp Mai Hoài Thu mà chỉ biết cô trên ảnh chụp là một người đàn bà còn trẻ có khuân mặt khả ái, đôi mắt huyền trong sáng dễ thương và phải nói là rất đáng yêu. Một người như vậy đáng lý ra thì nàng phải sống rất hạnh phúc mới phải, nhưng ông trời ăn ở bạc bẽo bất công cho số phận nghiệt ngã cuả một bậc nữ lưu hồng nhan, để cho nàng than thở về một mối tình điên...

Tình điên không có nghiã là mối tình cuả người điên. Ngày xưa Hàn Mạc Tử anh cũng gọi dòng thơ cuả anh viết lúc cuối đời là dòng thơ điên. Nhưng tôi đọc kỹ: thì chẳng thấy điên chút bào cả. Thơ cuả anh giàu trí tuệ và trí tưởng tượng, phải nói là siêu thăng vô cùng. Ở đời những người điên thực sự thì lại rất sợ hãi chữ điên. Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Lê Nin, Đỗ Mười v.v... là những tên phát xít, cộng sản điên khùng thì luôn sợ người khác biết rõ bệnh lý cuả mình và họ hay tìm cách bắt bớ khủng bố, vu cáo những nhà trí thức đối lập là bị bệnh điên và tống giam họ vào nhà thương điên.Không điên cũng tiêm thuốc cho điên. Điển hình như Hitler, bản thân y sinh ra chỉ có một quả cà, y không có khả năng phối ngẫu với đàn bà, nên y rất ghét những người đàn bà xinh đẹp người Do Thái. Bản chất ghen tỵ cuả một người sinh ra gần như quái thai nó kinh khủng lắm. Cho nên ta cũng rất dễ hiểu bọn bác sĩ thần kinh phát xít rất thích những chuyện mổ xẻ bộ não các trẻ em Do Thái, hay biến người ta đang khoẻ mạnh xinh đẹp trở nên dị dạng xấu xí đi  thì chúng nó mới hả dạ cho sự kém cỏi bần tiện cuả mình. Anh chàng Xuân Diệu thường lên mặt chê bai thơ cuả Hàn Mạc Tử là dòng thơ cuả người khùng, người điên, mất trí : Như vậy Xuân Diệu là một gã bố láo thiếu hẳn tư cách cuả một tâm hồn thơ. Thử hỏi thơ cuả anh chàng đồng tính luyến ái này có cái quái gì đâu gọi là tình yêu? Chỉ gào lên yêu, yêu, yêu... nhưng yêu ai? Thì chả có ma nào nó yêu cả thì đúng là yêu ở cái lỗ mồm thôi .Nhưng những bài thơ cuả chàng tóc xoăn này viết trước năm 1945 vẫn có thể chấp nhận được vì chàng gieo vần rất chuẩn. Thơ phú hồi đó chưa nhiều nên người ta hâm mộ, vả lại sau này chàng trở thành một cai thơ cộng sản kếch xù, đấu cha chửi mẹ nguyền ruả chính bố đẻ mình. Gọi thẳng bố mình là thằng Thu ở Bố Hạ. Nên  ở miền Bắc dưới sự lãnh đạo cuả đảng, văn hoá văn nghệ là mấy anh chàng cù lần dốt đặc cán mai như Trường Chinh, Tố Hữu, và người ta ca tụng chàng Xuân Diệu thơ hay là phải. Nhưng cái phần được coi là tinh tuý nhất thì chính chàng lại tự đốt đi, nguyền ruả nó là vớt  cái váng cuả giai cấp tiểu tư sản thì đúng chàng mới là điên chứ đừng vội chê Hàn Mạc Tử là điên nhé.

Bây giờ chúng ta hãy thả hồn mơ mộng cùng với cô Mai Hoài Thu để thưởng lãm cái thi vị cuả thơ mà cô gọi là "Tình Điên". Điên thật, điên giả hay là một cảm giác siêu thăng cuả những giác quan và trí tưởng tượng đến một cảnh giới giưã say và tỉnh khó mà phân biệt nổi: ta đang ở chỗ nào đây trong cái thế giới cuả thực tại hay là ảo mộng?
Trăng khuya soải bóng bên thềm là khi ánh trăng với mới le lói chớm bờ thềm thì nàng đã thấy như có người nào đó nằm sõng soài ở đó là ảo ảnh cuả một cô gái hay là một chàng trai nào đó. Nếu là cô gái chắc hẳn là nàng Hằng Nga vì chán cảnh cô đơn gối lẻ ở nơi cung Quảng mà đích thân xuống hạ giới để tỉ tỉ, muội muội với Thu đây. Nếu cái bóng đó là một chàng trai thì đích thực phải là người tình năm nảo năm nao cuả Thu giờ quay trở lại với nàng và nằm đợi Thu ở cái chõng tre đầu hè, bờ môi cuả nàng đã run run mềm mại và muốn ôm hôn chàng rồi...

"Trăng khuya soải bóng bên thềm
Ngỡ rằng bóng dáng...môi mềm run run...
Tìm đâu nỗi nhớ khôn cùng,
Gió khuya xao động muôn trùng cách xa..."

Thật là lãng mạng vô cùng trong cảnh gió khuya sao động muôn trùng cách xa... Cái bóng trăng huyền ảo chập chờn hư hư thực đó, tìm lại lối xưa trong một nỗi nhớ da diết khôn cùng và nàng cũng tự hỏi không  biết có phải chàng đã về đấy không hay là tỉ tỉ Hàng Nga ở trên cung Quảng xuống thăm muội đây? Bây giờ chúng ta hãy cùng theo tâm hồn nữ thi sĩ lần theo cái bóng trăng đó để tìm lại người mà mình yêu dấu năm nào...

" Lần theo từng hạt sương xa
Chỉ còn ta lại mình ta với mình
Tương tư ôm ấp bóng hình
Đời vàng héo uá ngây tình mê say."

Trong cảnh màn đêm tĩnh mịch chỉ có tiếng côn trùng rên rỉ chỉ thấy một người con gái xoã tóc bước đi như mây như gió là lướt theo từng hạt sương, nếu người yếu bóng viá mà nhìn thấy cảnh này cũng đủ hết hồn rồi mà co rúm tứ túc lại. Nhưng đây là thơ, tâm hồn cô Thu đã có phút giây lià khỏi xác để đi tìm người yêu mà khi tỉnh lại nàng gọi là tình điên thật cũng chẳng ngoa chút nào. Chờ khi thần trí đã trở lại nàng biết rằng chỉ vì sầu nhớ quá mức mà thành tương tư ảo ảnh mà thôi. Và nàng tự than vãn cuộc đời mình cứ thu này qua thu khác lá vàng cứ thi nhau héo uá nhưng tình vẫn chưa hết ngây ngất mê say. Quả là một người con gái yêu hết mình, cho đến khi chiều tàn xế bóng thật là cảm động lắm thay.

" Tháng ngày tóc bạc đâu hay
Rượu nồng chuốc lấy men cay phũ phàng...
Đêm nằm tỉnh giấc bàng hoàng
Đời như một cõi màu tang muộn phiền..."

Đọc đến đây chính chúng ta đã bàng hoàng tỉnh lại chính cô Thu đã dẫn chúng ta vào giấc mộng, lúc đầu ta cứ ngỡ là một đêm trăng sáng nào đó ở trạng thái nưả tỉnh nưả mơ mà cô Thu đã xuất thần ra thơ với cảnh trí huyền bí. Nhưng đên đây té ra chỉ là một giấc mơ mà thi sĩ gọi là tình điên. Say mê trong giấc mộng tình đến mức tóc bạc đâu hay để rồi nàng cảm thấy đời như một cõi màu tang muộn phiền. Có thể chỉ là một chút thất vọng bi quan về tương lai mà thôi chứ ngoài đời Thu đâu có tóc bạc? Tôi nhìn trong ảnh thấy cô vẫn còn trẻ trung lắm, tóc mun đen nhánh tin là tóc thật chứ không phải là tóc nhuộm. Thế mới biết nghệ thuật cuả thơ lục bát đa sầu, đa cảm vô cùng. Ai dám bảo thơ lục bát là ê a ề à như một số người lầm tưởng. Nếu như làm thơ không thả có hồn mình vào trong đó mà đừng theo đường lối chính trị cuả đảng thì  thơ lục bát đúng là những bài vè ê a ề à thật. Nhưng thơ lục bát viết về tình yêu về những cảm giác siêu thăng cuả linh hồn là những giá trị văn hoá tinh thần cuả người Việt Nam chúng ta, rất đáng được trân trọng và phát triển.

Tương tự như cô Thu , tôi cũng từng sau khi ngủ dậy mà viết xong bài thơ ( Giấc Mộng Đêm Qua). Xin được phép trích ra vài đoạn để chúng ta cùng nhau tham khảo:

"...Đêm qua lại nằm mơ
Thấy một người con gái
Bên bờ sông hoang vu
Đi tìm bông hoa dại

Anh đã nhận ra em
Đôi chân như níu lại
Mắt ngước nhìn xa xăm
Sững sờ không tiếng gọi

Bóng hình em bay xa
Trong màn đêm âm u
Anh giật mình thức giấc
Thì ra là chiêm bao….

À ra thế là yêu
Biến anh thành mộng mị
Thương em gái ngày xưa
Cuả một thời dĩ vãng..."
                        Lu Hà

" Trách mình nghiệp chướng oan khiên!
Cớ sao ôm cuộc tình điên não nề?
Kiếp đời rong ruổi đê mê
Mịt mù mây phủ, bốn bề vây quanh."

Đọc 4 câu này thì chúng ta  biết rõ nữ sĩ là một Phật tử nên nàng tin vào nghiệp chướng oan khiên. Thiết tưởng chúng ta cũng nên xem qua vài nét tổng quan về vũ trụ quan và nhân sinh quan cuả người Phật giáo. Câu hỏi đặt ra: Con người từ đâu tới? Sanh ra để làm gì? Sống đây rồi sau khi chết thì đi về đâu?
Một số tôn giáo cho rằng vũ trụ và con người do một " tạo vật chủ" dựng nên.Bà La Môn giáo nhận con người từ đấng Phạm Thiên sanh ra, khi chết lại trở về Phạm Thiên. Thiên Chuá giáo cũng đồng quan điểm với Bà La Môn giáo cho rằng con người do Đức Chuá Trời sanh ra và khi cuộc đời ở thế gian chấm hết lại trở về trời dự tiệc với Chuá và các thiên thần...
Đạo Phật không đặt sự sáng tạo con người vào một vị thần linh vạn năng nào, vì theo Phật vũ trụ vạn vật hữu diễn vô thỉ vô chung. Mọi sanh khởi đều ở trong định luật nhân duyên theo cái vòng tuần hoàn chìm nổi luân hồi: thành, trụ, hoại, diệt theo lịch trình cuả luật nhân quả. Nhân sanh ra quả, rồi quả lại làm nhân. Nhân duyên cuả kiếp này là tiền định cuả kiếp trước. Cho nên cô Thu chỉ còn biết trách cho tiền định cuả kiếp trước mà thôi: " Trách mình nghiệp chướng oan khiên, cớ sao ôm cuộc tình điên não nề?" Nàng tự biết rằng cứ vẩn vơ ôm mãi một mối tình vô vọng này thì đời nàng khổ lắm, những mối tình mới thì nàng không tin tưởng ai. Nên mới có cảnh: Kiếp đời rong ruổi đê mê, mịt mù mây phủ bốn bề vây quanh. Có thể còn biết bao nhiêu người đàn ông khác dở trò ong bướm tán tỉnh cô để lại dẫn cô vào vòng đê mê oan trái như những đám mây mù sương phủ cho một tương lai không chắc chắn, cho một cuộc tình cảm gá tạm , nhạt nhẽo vô vị trên đường đời...?

" Còn đâu tháng lạ ngày xanh
Tình điên cứ mãi hoành hành cõi tâm
Trải qua bao cuộc thăng trầm,
Tình điên mãi cứ... lặng thầm... tình điên!"

Người ta thường nói: tâm viên ý mã. Cái tâm cuả con người nó cứ lăng xăng như khỉ leo dây, suy nghĩ thì vùn vụt  nay chỗ này  rồi lại chỗ kia bốn ngưạ đuổi không kịp. Người có tí nho học thì bảo là: tứ mã nan truy . Cho nên các vị đại sư tu tập ngồi thiền để giữ cái tâm cuả mình lắng đọng, không bị  cái căn thức trần ai quấy nhiễu là vậy.Cái gốc cuả khổ đau là ái dục. Diệt bỏ ái dục là diệt tận gốc cuả sự khổ đau.
Mai Hoài Thu không phải là ni cô, nên cái tâm cái mộng ái tình nó làm nàng khổ sở là như vậy đấy. Biết làm sao được cha mẹ đã sinh ra nàng là một con người đa cảm. Cũng may là nàng còn biết làm thơ để giải thoát cái tâm xao động cuả mình để trở về thế giới bình an và nàng đã thưà nhận đó là một mối tình điên. Mai Hoài Thu còn  theo học ngành tâm lý học nên cô hiểu rất rõ  phương pháp điều trị  bệnh nhân về  Psychotherapie và Physotherapeuten chứ không chỉ là một nữ thi sĩ. Thường ở đời ai dám nói ra cái nổi đau , nỗi khổ, nỗi buồn cuả mình cho người khác nghe là mình đã tự giải toả bế tắc và mình sẽ tư khoẻ mạnh lại. Tự do ngôn luận , tự do báo chí cũng chính là một sự đòi hỏi giải thoát tâm linh. Một dân tộc chỉ có những tâm hồn lành mạnh thật sự khi có tự do ngôn luận và tự dobáo chí. Cấm đoán tự do phát biểu chính kiến, quyền tìm luật sư bào chưã là thủ đoạn huỷ diệt tâm hồn con người.

1.2.2011 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét