Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

LUẬN BÀN VỀ MỘT BÀI THƠ CẢM TÁC TỪ MỘt BỨC ẢNH POST TRÊN MẠNG FACEBOOK



Foto




Ông Bạn Ca Sĩ Sợ Gì Kia Chứ ?

Nào ai lấy mất của ông?
Hai tay giữ chặt trái hồng đào tiên
Long lanh ánh mắt thề nguyền
Quyết tâm bảo vệ thuyền quyên suốt đời

Thiên thần cũng phải mỉm cười
Xôn xao thiên hạ lả lơi dáng chiều
Đông Ngô xưa có hai Kiều
Việt Nam chi kém mĩ miều tuyết băng


Đào nguyên lạc lối thiên đàng
Cung Nga xao xuyến dịu dàng nước mây
Càng nhìn càng ngắm mà say
Giai nhân tứ hải ngất ngây mộng tình

Lu Hà sầu thảm phận mình
Kiếp nào thỏa ước lưu linh điệp hồ
Thơ đề lá thắm hững hờ
Lênh đênh sóng nước bến bờ nào đây?

Đào tiên hai trái đắng cay
Hận người giữ chặt mâm đầy thịt xôi
Trùng dương xa cách chân trời
Hàng thông nức nở chơi vơi biển gào…

cảm tác từ một bức ảnh một cô gái và bạn trai đăng trên mạng Facebook
4.3.2014 Lu Hà

Phản Hồi Của Mai Yến Vy: Hà Lu....thứ 1 e kg thích a dùng những từ ngữ thơ văn của a .....hai trái đào tien j đó...nghe kg lọt lo tai rùi...thứ 2 a ấy kg phải bạn trai của e....e đã delete " xóa" cái comment hồi nãy của a vì kg thích...bây giờ còn viết dài hơn....e viết lại cho a đọc xong sẽ xóa cả 2 ....nếu có comt trên hình ảnh của e hay bất cứ cái j trong trang fb của e, thì xin hãy dùng từ nhã nhặn , lịch sự....nghe thanh nhã...cám ơn a nhiều....

Lu Hà Trả Lời: Bởi vì Yến Vi có gan đăng tấm hình đó lên nhưng lại không có gan nhận thơ từ cảm xúc ngôn ngữ . Mai Yến Vy phải học và nên biết: thơ như một bức tranh miêu tả. Trong thơ có tranh có hình tượng, người xem tranh xem ảnh cũng có thể thi hứng thành thơ. Đọc thơ mà biết được bức họa đó vẽ gì? Thơ là một bức tranh của tâm hồn không màu, không mực tự cảm mà ra. Bài thơ này vẫn có giá trị nhân văn. Nhưng vì Yến Vi đã yêu cầu, Lu Hà tôi sẽ bỏ chữ Mai Yến Vy đi nhé. Còn Mai Yến Vy tự xóa đi trong trang của mình cũng không sao. Nhưng bài thơ đã ra đời vì thi nhân cũng phải động não suy tư mới làm được. Bây giờ nó trở thành tài sản tinh thần chung của nhân loại. Quân tử nhất ngôn cửu đỉnh viết gì nói gì từ tư duy trí tuệ của mình dù hay dù dở thì cứ để đó cho người đời bàn luận.

Nhiều người muốn viết muốn tả chân như thế dù cho có tu mấy kiếp cũng không làm được, chớ có coi thường là dâm tục dâm đãng. Người đời bình thường, Lu Hà tôi tin cũng khó viết được huống chi họ chỉ cảm thấy là dung tục. Được rồi, Yến Vi cứ xóa không sao vì Lu Hà tôi là một người phóng khoáng, lãng mạn, vô tư có tâm hồn thi sĩ siêu thăng vượt thời gian và không gian. Những suy tư của Lu Hà hôm nay có lẽ chờ đến thế kỷ 22 may ra mới được nhiều người chấp nhận cảm ngộ ra.

Cũng lạ ảnh thì chấp nhận thơ thì không? Người đó không phải bạn trai của Yến Vy tức là không phải người yêu người tình chứ gì? Nhưng người đó được quyền ôm ấp, ấp lòng bàn tay lên long nương của Yến Vy và cô cười rất thoả mãn, sung sướng mãn nguyện. Không lẽ cả hai đều vô tình vô tâm không chú ý đến tiểu tiết này ? Trong tâm hồn nhất định có nhiều uẩn khúc, nhưng thôi Lu Hà không nên bận tâm nghiên cứu sâu thêm nữa vào tâm hồn trạng thái cảm xúc của nữ ca sĩ Mai Yến Vy làm gì, để dành thời gian cảm hứng cảm tác thơ ca với các cô nương khác vậy. Cứ yên tâm Lu Hà sẽ xóa chữ Mai Yến Vi đi thì ai biết đó là đâu. Chưa biết chừng 100 năm sau sẽ có người phổ nhạc vào thơ mà hát lên thành bản tình ca bất hủ đó. Lúc đó xương cốt Lu Hà này đã hóa thành thạch cao thành đá vôi mất rồi, tiếc lắm thay, tiếc lắm thay.

Người ta bảo: Tâm làm chủ của thần linh, tâm suy thì thần nhược, tâm trong thì thần khí tươi tỉnh. Tâm đục như mặt nước hồ lầm bùn thì cá tôm nổi lên. Người ta chẳng cần quăng chài thả lưới làm gì, chỉ cần thò tay xuống là túm được ngay con cá to sụ. Bài thơ của tôi tả tình tả chân có gì quá đáng đâu so với bức ảnh? Nhưng Yến Vy chê nó là dâm dục bởi chữ đào tiên ẩn ý  cái vú người đàn bà là phạm thượng phạm húy, bởi vì trong tâm của Yến Vy xao động bởi ma chướng bởi nhục dục nên Yến Vy sợ. Nếu Yến Vy cứ thản nhiên lòng xuân không động như mặt nước hồ phẳng lặng trong suốt, lạnh lùng mỉm cười thì Yến Vy mới cảm thấy cái hay cái ý tứ bông đùa của tâm hồn thi sĩ phong phú.

Khổng Tử ngày xưa căm hận đàn bà vì tình duyên trắc trở nên ông chỉ dạy người quân tử chỉ nên: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà bỏ mất đi chữ ái. Tôi muốn thêm chữ ái nữa mới đủ phẩm chất của đấng mày râu tu mi nam tử. Trong nhà Phật không chối bỏ chữ ái mà chuyển sang thành chữ từ bi. Cho nên vài nghìn năm nay thơ ca không dám viết dung tục hơi một tý bị lên án là dâm đãng sa đọạ nên họ tìm thú vui bởi nghề ca kỹ lầu xanh. Cung đình hàng nghìn cung tần mỹ nữ chỉ là làm vợ cho một ông Vua thì Khổng Tử lại bảo vệ. Tư tưởng trọng vọng Khổng Tử là nguyên nhân ngăn cản thơ ca tình tứ lãng mạng, hàng nghìn năm nay bị chôn vùi bởi thơ đường luật niêm luật chặt chể, không dám vượt ca cửa ải của ái tình dục vọng. Bị kìm hãm như vậy nhưng tội ác những vụ hiếp dâm cưỡng dâm, cuồng dâm bạo dâm lại gia tăng.

Các cô kỹ nữ lầu xanh xưa nay vẩn lải nhải chỉ bán nghệ chứ không bán thân. Luôn luôn đề cao cái đoan trang tiết hạnh của người đàn bà vì ông Khổng Tử mà ra. Nhưng tôi thì ngược lại bán thân chứ không bán nghệ, tấm thân của tôi nào ai có hứng thú gì, xấu trai lắm. Nên tôi phải học anh Hàn Mạc Tử làm thơ tình ái vì lý do trên.

Lu Hà và Mai Yến Vy là hai thế giới tâm hồn nghệ sĩ nội tâm và hình thức khác nhau một trời một vực, chắc chắn Lu Hà này chẳng có thời gian vào trang của cô đâu, cứ yên tâm.

Chúc vui vẻ hạnh phúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét