Tôi lại muốn viết bài tâm sự với các bạn cũng chỉ vì trục trặc kỹ thuật trong bài thơ „ Khoe Tài Phiạ“ trong đó có câu: „ Thằng nào cứng cổ đem bắn bỏ“. Vì nguyên tắc niêm luật của thơ đường. Vậy tôi xin bỏ chữ bắn bỏ đi mà thay chữ tra khảo vào. Bắn bỏ hay tra khảo thì ý
Nghĩa cũng thế thôi, đều là áp bức cả, nhưng tra khảo vẫn hợp lý hơn. Vì đương sự mới chỉ có cứng cổ thôi thì chỉ nên tra khảo là đủ, v ừa hợp lý lại thuận cả niêm luật nữa. Nên câu này viết lại là: „ Thằng nào cứng cổ đem tra khảo“.
Khoe Tài Phịa
Nhăn nhở ông cười rất tự hào
Cái tài dê chó dễ hay sao
Văn chương bố láo xoay thời thế
Thơ phú mẹ mìn dỗ trẻ thơ
Đấm bóp cha già mưu chính sự
Nâng bi cụ cố trá gian cao
Bao giờ bốc mả lên hỏi chuyện
Gian dối như ông được mấy bồ?
Ba xạo sư ông tụng mấy bồ
Dao găm sẹo mõm cứ reo to
Hoan hô máu đỏ tràn sông núi
Luá chín xanh mồ sản lượng cao
Yêu nước chính là yêu chủ nghĩa
Thương dân cứ phải hại đồng bào
Thằng nào cứng cổ đem tra khảo
Ngất ngưởng thơ say chén rượu đào
2008 Lu Hà
Nhưng ý nghĩa cuả bài thơ, lại làm cho tôi suy nghĩ và so sánh giưã hai nhà nước cộng sản và nhà nước phát xít Đức. Một điều làm tôi kinh ngạc là họ giống nhau như hai giọt nước. Nhân vật Tố Hữu của Việt Nam và nhân vật Goebbels của Đức rất giống nhau. Cả hai đều những nhân vật chủ chốt trong bộ máy thộng tin tuyên truyền của đảng và nhà nước, cả hai đều có tài nói phét như thần. Goebbels có tài khua môi muá mép, hắn có thể thao thao bất tuyệt hàng tiếng đồng hồ sùi cả bọt mép ra, trước công chúng. Hai tay hắn luôn vung vẩy rất kiểu cách, nhịp nhàng lên xuống, giống như một đưá trẻ con v ừa mới vỡ bọng cứt đang múa theo cô nuôi dạy trẻ ở lớp mẫu giáo.Thỉnh thoảng hắn lại uỡn cái bộ ngực lép kẹp ra để làm dáng hay cố tình ngọ nguậy 5 đầu ngón tay bên hông để ngừng nghỉ vài giây lấy hơi…. Hình như hắn đã bỏ thời gian luyện tập rất công phu, để tạo ra sự hấp dẫn cho vai hề, lưà đảo này. Hắn đã từng giảng giải cho thủ hạ là những sĩ quan SS cao cấp: „Một lần nói dối người ta có thể nghi ngờ, nhưng vạn lần cứ nhắc đi nhắc lại mãi thì nó sẽ trở thành sự thật và niềm tin“.
Tố Hữu cũng vậy hỉ hả cười hềnh hệch:“ Trong thơ tớ phiạ như vậy mà họ cũng tin mới lạ“. Những sự kiện lịch sử, những chi tiết quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp đều được Tố Hữu xuyên tạc, đổi trắng thay đen và mô tả trong thơ để lừa dối cả một dân tộc. Hoan hô đại tướng Võ Nguyên, hoan hô chiến sĩ Điện biên cuối cùng chỉ đáng giá bằng nửa cái cái cười rất thả mãn của y. Trong khi đó y nấp ở xó xỉnh nào vùng đồng bằng, chứ có bao giờ lên Điên Biên
đâu?
„Tin về nửa đêm
Hỏa tốc hỏa tốc
Ngựa bay lên dốc
Đuốc chạy sáng rừng
Chuông reo tin mừng
Loa kêu từng cửa
Làng bản đỏ đèn, đỏ lửa...
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp!
Sét đánh ngày đêm
xuống đầu giặc Pháp!...“
Chế độ phát xít chỉ tồn tại có 13 năm, cũng ngắn ngủi như chế độ độc tài cuả Tần Thủy Hoàng. Những tên đồ tể phát xít trước giờ bị mang đi sử bắn rất tự hào, thoả mãn cho 13 năm ngắn ngủi cầm quyền của mình. Bọn chúng bảo nhau dù sao thì chúng mình cũng đã sống 13 năm thoải mái thừa thãi về vật chất, đáng sống lắm chứ. Phát xít và cộng sản đều tôn thờ Các Mác cả. Hitler cũng đã từng khoe khoang: „Tôi hiểu Mác lắm, tôi học Mác nhiều lắm, tôi thuộc Mác làu làu như cháo chảy“ Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông…. đều là những anh em trong dòng họ tối tăm, tàn ác, độc tài. Thằng nào cũng mắc bệnh tâm thần về cuối đời , kể cả lúc còn trẻ đã có những triệu chứng lâm sàng như anh chàng Hitler chẳng hạn. Họ tuy hâm hâm như vậy, tuy rằng chỉ số IQ rất thấp, nhưng lại rất lắm thủ đoạn mỵ dân, ám toán, sát hại đối thủ chính trị, rất giỏi về khoa nói láo. Nói dối mà người ta tin như thật, mà lại còn sùng bái như thánh thần .
Không thể nói trình độ dân trí nước đó kém cỏi, hay họ là những con vịt giời đáng thương số mệnh đã an bài mà không thể khác được. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, thôi nó cũng là định mệnh cuả từng dân tộc. Tôi không biết nói gì thêm nữa. Tôi không thể nỡ nặng lời trì triết, đay nghiến những người dân hiền lành. Bởi vì sự chân thật cuả họ là đã nhẹ dạ cả tin, mắc mưu trúng bẫy kẻ thù. Chúng nó đã đưa họ vào tròng nô dịch , trở thành tầng lớp nhân dân được thuần hoá cuả bọn độc tài, gian ác lưu manh.
Họ chỉ là một tập thể nạn nhân đáng thương. Ta còn biết làm gì hơn, khi bộ óc và sự thông minh cuả toàn thể dân chúng có bấy nhiêu thôi? Người dân Đức xưa kia như vậy đó,dễ dàng tin lời một ngã mắc bệnh thiên đầu thống từ nhỏ như Hitler. Một kẻ tàn tật, có bộ phận sinh dục không trọn vẹn bình thường. Hắn giống như một con ác quỷ, hành hạ thể xác bà Eva Braun v à cô cháu g ái của mình. Hắn trụy lạc háo dục nhưng lại không thể giao phối bình thường được, vì khuyết tật cuả hắn.
Cái phúc của dân tộc này là chưa bị hủy diệt . Sau chiến tranh họ còn nhận sự trợ giúp của Hoa Kỳ trong kế hoạch Marshall. Hoa Kỳ ngoài trợ giúp kinh tế cho các nước Châu Âu. Nhưng cũng trợ giúp luôn cả cho các nước đã từng là kẻ tử thù cuả mình. Nhân dân không có tội, cái đáng quan trong là nhà nước đó, cái đảng cầm quyền cuả quốc gia đó có biết điều hay không?
Nhờ bài học tự do dân chủ của Hoa Kỳ và những viện trợ kinh tế mà nước Đức ngày nay trở nên giàu có và họ trở thành phòng cứu trợ nhân đạo của toàn thế giới. Tuy một thời họ đã từng tin , gửi gắm tương lai vận mệnh cuả mình cho một gã thần kinh và tôn thờ hắn như Thiên Chuá. Thật quá sức tưởng tượng, nhưng đó là một sự thật của lịch sử. Rồi Trung Cộng, bắc Triều Tiên, Việt Nam, Cu Ba đều là những dân tộc xấu số đáng thương tâm. Độc tài chỉ có cơ hội trỗi dậy nẩy nở trong một mảnh đất mà tầng lớp trí thức bạc nhược, dân chúng bị đầu đầu độc v ề những lời hưá hẹn suông mà u mê tối tăm vì quá tin mà thôi. Nếu họ biết đoàn kết, biết tôn trọng những trí thức sáng suốt thì mọi chuyện sẽ khác, mọi ng ười sẽ sống bình an v à hạnh phúc.
Trình độ dân chúng cuả ta tuy rất cao, vì đã được gom lại truyền thừa từ hàng nghìn năm .Nếu
biết khêu gợi động viên mà đồng loạt ngẩng cao đầu thì độc tài chứ bố độc tài chắc đã làm gì nổi được họ? Hoặc con giun xéo mãi cũng quằn hay tức nước thì vỡ bờ khi mạng sống và quyền sinh nhai của họ bị dồn vào chân tường? Lịch sử bao giờ cũng có đoạn kết của nó theo quy luật sinh trưởng hoại diệt.
Thủ đoạn quen dùng nhất cũng vẫn là biết đóng kịch bằng mọi giá, để mua được lòng dân. Khi phát động chiến tranh toàn nước Đức có diễn ra cái trò „ Nồi Cháo Quốc Dân“. Đặt nấu những nồi súp cực to, rồi múc ra chia nhau từ quốc trưởng, sĩ quan SS, phụ lão, thanh niên, nhi đồng, phụ nữ, đủ các tầng lớp cùng ăn ở ngoài trời. Tuy chỉ lều bều vài củ khoai và mấy khúc xương thôi, nhưng họ hân hoan phấn khởi lắm. Sau đó kéo nhau đi đốt các nhà thờ, cửa hiệu cuả người Do thái.
Ở Việt Nam có già Hồ đi đâu cũng khoe cái dép cao su và tự tay chia kẹo cho các cháu nhi đồng, tặng hoa cho các cháu thanh niên. Mới đây trên trang web Báo Tổ Quốc có đăng hình bần cố nông Nguyễn Minh Triết trong ngày hội“ Điền Thổ“, cũng quần nâu , áo nâu như một nông dân thứ thiệt. Bần nông Nguyễn Minh Triết nghe nói có hàng tỉ Dollar gửi ở ngân hàng noại quốc.
Tâm sự với các bạn như vậy hôm nay đủ rồi, ta hẹn lại lúc khác vậy. Cuộc đời chúng ta như phải trải qua một cơn gió ch ướng phũ phàng của cái gọi l à chấn áp
và mỵ dân. Có bài thơ gọi là cây nhà lá vườn muốn được chia sẻ để cho rõ ý những gì tôi đã hàn huyên với các bạn:
Dân Trí Dần Cao
cảm tác khi nghe hội luận cuả đài sbtn
Đáng mừng dân trí dần cao
Hết rồi hình ảnh Giáp Hồ biểu dương
Dập vùi sóng gió biển đông
Chống Tàu đâu phải khoa trương cờ hồng
Công hàm bán nước hiến dâng
Biên cương lãnh hải chủ trương giặc Hồ
Dân ta bưng bít đã lâu
Mất quyền làm chủ phận bò kiếp trâu
Rủ nhau điểm hẹn toàn cầu
Con Hồng cháu Lạc lệ trào máu rơi
Tự do dân chủ phương trời
Truyền thông hải ngoại ngậm ngùi Việt Nam
Hỡi ai còn có lương tâm
Đồng thanh vạch mặt tà dâm lạc loài
Hồ Đồng Giáp Duẩn tôi đòi
Thọ Chinh Dũng Triết Mạnh Mười bao tên
Chỉ vì tham cuả hám tiền
Đất rừng hải đảo tài nguyên cạn dần
Dân hèn chạy vạy lo ăn
Bon chen kèn cưạ bần hàn tháng năm
Bằng lòng căm chịu tối tăm
Miễn sao yên phận lỗi lầm tại ai?
Châu Phi cách mạng hoa lài
Tân Cương Tây Tạng sục sôi oán hờn
Xót xa cho những cô hồn
Trường Sơn tầm tã nỉ non khóc thầm...!
3.7.2011 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét