Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

HIỆN TƯỢNG THƠ RỎM HOÀNG QUANG THUẬN PHẦN 71 VÀ 72



Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 71


 




Trích: Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn
Trung vua yêu nước một lòng nhân
Ngàn thu hương khói đền HIỂN thánh
Sử XANH danh TƯỚNG của VUA Trần

Hoàng quang Thuận


Đếm được 4 lỗi cơ bản. Vua Trần nào lại nỡ mớm thơ kiểu này cho ông Thuận?

Hưng đạo đại vương Trần quốc Tuấn- Trung vua yêu nước một lòng nhân? Câu thơ ngang phè phè, trung vua yêu nước là đủ còn một lòng nhân. Nhân là người, còn lòng người thì ai cũng có không phải lòng người thì là lòng lang dạ sói rồi? Câu thơ thừa thãi chả ra sao cả, có quái gì đáng gọi là thơ?

Ngàn thu hương khói đền hiển thánh? Ông Trần Hưng Đạo hiển thánh bao giờ khi nào trong trường hợp nào? Gọi là viết lấy được chuyên lải nhải suốt hai cặp chữ thần tiên và hiển thánh một cách vô vị nhạt nhẽo theo kiểu ca ngợi tâng bốc như cộng sản một cách nói lấy được a dua ăn theo.

Sử xanh danh tướng của vua Trần thì có gì là đặc biệt. Ông ta là hộ quốc công thần là danh tướng của triều đình nhà Trần và dân tộc Việt Nam chứ có phải là danh tướng cho của một ông vua đâu. Ngán nhất chữ " của ". Viết vậy hóa ra sỉ nhục vua Trần và cả ngài Hưng Đạo Đại Vương chia bè phái vây cánh trong triều đình. Làm như Ngài Trần Quốc Tuấn như là của riêng của vua để củng cố ngai vàng và quyền lực mà quên mất chuyện vua Trần Nhân Tông đi tu và nhường ngôi cho con, kể cả Trần Thái Tông cũng vậy.

Người này quen thói sùng bái cá nhân, quen thói tung hô lãnh tụ như kiểu Hồ Chí Minh. Thực ra vua Trần ngài đã xuống tóc đi tu trọn đời cống hiến cho Phật pháp. Ngài đâu cần danh vọng chức tước hão huyền làm gì? Hưng Đạo Vương vì nước quên chuyện lục đục trong hoàng tộc do thái sư Trần Thủ Độ gây ra. Hưng Đại Vương là danh tướng của nước Đại Việt, chứ không phải là công cụ, hay tay sai của vua Trần. Viết bậy bạ lếu láo như vậy mà cũng viết cho bằng được, chỉ có 4 câu thôi sai niêm luật, ý nghĩa thì thối hoắc lên ai mà chịu được?


Vậy xin có thơ sau:


Hưng Đạo Đại vương

Vì nước thù cha đành gác bỏ
Anh hùng lấy chữ nghĩa làm đầu
Giết giặc trừ gian làm đại cuộc
Đôi vai đè nặng gánh sơn hà

Thái sư thượng phụ công thần quốc
Danh tướng vương triều sáng sử xanh
Ân oán xả buông tình chú cháu
Nghìn thu vằng vặc ánh trăng thanh

Đại vương con cả An Sinh Vương
Văn võ song toàn dậy núi sông
Binh thư yếu lược yên thiên hạ
Yêu nước thương dân trọn tấm lòng!

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Đại Vương Trần Quốc Tuấn
30.8.2012 Lu Hà


Trích: Trần quang Khải

Thượng tướng thái sư Trần QUANG Khải
Văn thơ võ tướng lại song toàn
Vì NƯỚC bỏ QUA hiềm KHÍCH cũ
Dốc hết toàn tâm chống ngoại bang

Hoàng quang Thuận

4 lỗi cơ bản nhét vào 4 câu tủn mủn.

Thượng tướng thái sư Trần quang Khải- Văn thơ võ tướng lại song toàn? Câu thơ này ngô nghê như trẻ con tập tọe nói tiếng Việt. Văn thơ võ tướng lại song toàn là câu chữ thừa thãi lủng củng. Nghĩa là văn thơ võ tướng là một vế sau đó là: lại song toàn là vế thứ hai. Hai vế này khác nhau về ý nghiã nên mới có chữ " lại " để gắn lại. Chính chữ "lại" này đã làm cho Trần quang Khải là một người mập mờ, dớ dẩn chứ có phải là hổ tướng văn võ song toàn quái đâu?


Vì nước bỏ qua hiềm khích cũ? Nếu không vì nước vì có giặc ngoại xâm thì hiềm khích vẫn còn? Nói như vậy có khác chi bảo Trần quang Khải là kẻ tiểu nhân tủn mủn hẹp hòi? Vì giặc Nguyên tràn đến mà buộc liên minh với Trần Hưng Đạo để cùng nhau dẹp kẻ thù chung? Thực ra Trần quang Khải và Trần quốc Tuấn là hai anh em con chú con bác chơi với nhau rất thân từ nhỏ, họ chẳng có hiềm khích thù hằn quái gì nhau hết mà họ chỉ giận nhau từ thuở thiếu thời: Nghe nói hai anh em cãi nhau về một cái đồ chơi và họ giận nhau mãi không nói chuyện với nhau thôi. Sau này lớn lên cả hai đều ngượng mà ít gặp nhau. Ông Thuận viết như vậy là bậy bạ vu cáo anh em họ Trần đấy. Ông còn bảo vua Trần nhập thần đọc cho ông viết như vậy. Thơ ông xuyên tạc vu cáo lịch sử, bôi nhọ nhân cách của tiền nhân một cách trơ trẽn bỉ ổi, đểu giả vô cùng.

Vậy xin có thơ sau:


Thượng Tướng Thái Sư

Quang Khải hổ oai thượng tướng quân
Thái sư binh pháp hội tao đàn
Sát cánh kề vai cùng QuốcTuấn
Riêng tư gạt bỏ đại công thần

Kià bến Chương Dương Hàm Tử Cốc
Chiến bào nhuộm đỏ lưỡi gươm nhoà
Xông pha trận mạc ai bì nổi?
Xác giặc ngổn ngang chớp sáng lòa

Thái bình muôn thuở nên ra sức
Đố kỵ hẹp hòi phải dẹp tan
Anh em thúc bá cùng Hưng Đạo
Cốt nhục tình thâm dòng họ Trần!

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Trần quang Khải
30.8.2012 Lu Hà 







Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 72

Trích: Bích Động

Lung linh ngọc quý của trời Nam
Động XANH ngọc BÍCH ghép TÊN vàng
Ngũ nhạc triều quy Long hội tụ
Thanh tao thi vị cảnh thôn trang.

Hoàng quang Thuận

Bài thơ có 3 lỗi cơ bản về niêm luật thơ.

Lung linh ngọc qúy cuả trời Nam? Trời Nam nào cả vùng phiá Nam Á hay sao? Tối nghĩa không nói rõ lãnh thổ chủ quyền của ai? Cái gì là ngọc quý? Một câu thiếu chủ ngữ, câu thơ cụt.

Động xanh ngọc bích ghép tên vàng? Một câu thơ vô duyên? Cái động đó ghép tên vàng? buồi cười ngớ ngẩn lố bịch bởi chữ ghép, ghép cái bảng đề tên động ngọc bích cái tên bằng chữ vàng? Một câu thơ vô cảm tối nghĩa mù mit của kẻ thiếu chữ thiếu trí tuệ cảm hứng thơ.

Chùa Bích Động nguyên có tên "Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng" Mang ý nghĩa một ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Đây là một kiểu động làm chùa phổ biến ở Ninh Bình.

Ngũ nhạc triều quy long hội tụ? Không biết thuổng câu chữ Hán vô duyên nào ở đâu đây ? Ngũ nhạc là 5 nhạc là cái nhạc khỉ gì ở trong động này? Triều quy là cái gì ngớ ngẩn vậy là thủy triều dâng ? Cái hang này nước biển ở đâu có thể tràn vào được? Long hội tụ là rồng gặp nhau ư? Đang tả Bích Động lại vớ vẩn gắn cái ngũ nhạc của Tàu vào đây?

Ngũ nhạc thực ra là 5 dãy núi lớn trong địa lý học cổ điển Trung - Hoa. Người Tàu có thói quen so sánh mặt người với mặt đất của Trung nguyên nên đã địa lý hóa các bộ vị nổi bật nhất của khuôn mặt thành 5 danh hiệu của 5 dãy núi chính để rồi căn cứ vào hình dáng , vị thế liên hoàn của chúng mà đán tương lai, quá khứ của con người .

- Trán tượng trưng cho dãy núi phía nam nên gọi là nam nhạc (tên riêng là Hoành Sơn)

- Cằm tượng trưng cho dãy núi phía bắc nên gọi là Bắc nhạc (tên riêng là Hằng Sơn)

- mặt trái tượng trưng cho dãy núi phía Đông nên gọi là Đông nhạc (tên riêng là Thái Sơn)

- mặt phải tượng trưng cho dãy núi phía Tây nên gọi là Tây nhạc ( tên riêng là Hoa Sơn)

- Mũi tượng trưng cho dãy núi chính ở trung ương nên mệnh danh là Trung nhạc (tên riêng là Tung Sơn).

Điều kiện tối thiểu của ngũ nhạc là phải có sự TRIỀU CỦNG (đôi khi gọi là TRIỀU QUI) nghĩa là quần tụ theo một thế ỷ dốc liên hoàn , qui về một điểm quan trọng nhất. Theo quan niệm của khoa địa lý phong thủy của các thuật sĩ Tàu, sự triều củng khiến cho long mạch (nguyên khí tinh hoa của tạo hóa trong một khu vực nào đó ) có thể phát huy được tất cả uy lực tốt đẹp. Trong Ngũ nhạc , Tung nhạc là chủ yếu, là trung tâm điểm của cả hệ thống nên khí thế của nó phải bao trùm tất cả các nhạc khác. Theo sự qui định của tướng thuật, mũi là trung tâm của khuôn mặt, lại tượng trưng cho phần nhân sự Trong Tam tài nên được gọi là long mạch .

Thanh tao thi vị cảnh thôn trang? Thôn trang nào ở cái nơi thâm sơn cùng cốc này? Ngằy xưa gọi là nơi ma thiêng nước độc khỉ ho cò gáy dân làng nào dám ở? Trong cái hang này mà thanh tao thi vị gì hở giời? Thơ ép vần Nam, vàng có vần nhau đâu? Vì thiếu chữ thiếu trí nên trên có chữ vàng dưới ép đại chữ trang vào nên mới ông chẳng bà chuộc ném cả một cái thôn làng vào một cái hang. Một bài thơ vô cảm nhét đầy chữ nghĩa cóp nhặt xa lạ vớ vẩn vay mượn của thằng Tàu để tả cái hang gọi là Bích Động.

Xin có thơ sau:

Động Ngọc Bích

Bích động long lanh hàng nhũ đá
Đam Khê Ninh Hải ở Hoa Lư
Đường mây ong bướm vờn hoa lá
Cá nhảy nhạn sa thông hát ru

Sắc màu ngọc bích lưu danh cổ
Lóng lánh lâng lâng ánh nguyệt mờ
Quần long tinh thể trào lai láng
Dòng suối trong xanh chảy lững lờ

Tài tử giai nhân khắp bốn phương
Thanh mai trúc mã đóa xuân hồng
Ngẩn ngơ trăng gió hồn ngây ngất
Nước biếc đòi cơn sóng dậy lòng!

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Bích Động
31.8.2012 Lu Hà


Trích: Hang Thong Thày

Con đò nhỏ nhẹ lướt vào trong
Động đá đào tiên giữa cõi trần
Đàn TRÂU đủng ĐỉNH đi VEN suối
Cò bay chim lượn cảnh trường xuân

Xiêm y tiên nữ bỏ quên rồi
Bầu vú căng tròn sữa vẫn rơi
Sư tử chầu bên không LAY động
Voi thiền mắt nhắm nước sông trôi.

Hoàng quang Thuận


4 lỗi cơ bản. Bài thơ thô tục nhớp nhúa bậy bạ lếu láo vô học này trám vào mồm vua Trần qủa là coi thường đạo lý nhà Phật, ghép vần tùy tiện là lăng mạ tiền nhân đấy chữ trong và trần có được vần đâu?

Con đò nhỏ nhẹ lướt vào trong? Một hình ảnh ẩn dụ thiếu trí năng, con đò nào lại nhỏ nhẹ được, nếu không phải là chiếc xuồng độc mộc, hay gọi là cái ghe nhỏ? Con đò thì lại là một loại thuyền lớn để chở khách qua sông.

Động đá đào tiên giữa cõi trần rồi vào trong rồi thấy đàn trâu đủng đỉnh đi ven suối? Vô lý thiếu logich, có loại cây đào nào sống được trong động đá hở giời trừ động hoa quả sơn cực lớn của anh chàng Tôn Ngộ Không? lại còn cò bay chim lượn ở trong hang tối dám gọi là cảnh trường xuân?

Ối giời ơi! 4 câu sau lại càng cực kỳ thô tục bỉ ổi như vậy mà ông dám nhét cả vào mồm Phật hay vua Trần?

Xiêm y tiên nữ bỏ quên rồi ? Chắc ông Thuận thấy mấy cô gái đĩ hành lạc trong đó với khách thập phương hay sao mà nhầm tưởng là tiên nữ?

Bầu vú căng tròn sữa vẫn rơi? Câu này mà dám trám cả vào mồm vua Trần thì có ngày vua Trần hiện lên thật, Ngài sẽ bóp cổ ông đấy.

Sư tử chầu bên không lay động? Sư tử nào? Mấy ông bí thư tỉnh ủy như Trường Tô ở tỉnh Hà Giang vào hành lạc hay sao mà nhầm tưởng thành những con sư tử đực dâm dê trước mấy cô gái đĩ ông gọi là nàng tiên vú căng tròn đầy sữa, làm cho mấy chú sư tử đực già say tình gần như bị thượng mã phong chết đứ đừ không lay động được? Cái hang bằng cái lỗ mũi thì voi nào chui lọt mà ngồi thiền? Đang tả cái hang lại nước sông trôi? Sông ở đâu chỉ được cái vớ vẩn thơ với chẳng phú?

Ngán nhất hơi một tí ông lại lạm dụng chữ thiền của nhà Phật. Voi thiền mắt nhắm nước sông trôi? Voi cụ nào mà chui được cả vào hang để toạ thiền đây? Một bài thơ này chỉ nên viết ở ngoài đời tả tình thì được nhưng mang vào nhà Phật là ông Thuận làm ô uế cả Phật Đường.

Xin có thơ sau:

Vãn Cảnh Thong Thày

Xuyên qua thủy động tới Thong Thày
Thuyền nhẹ lướt bay ngây ngất say
Khác chi Từ Thức đào tiên mộng
Từ thuở xa xưa ai có hay

Hang sâu chừng độ vài trăm mét
Hun hút đằng vân sóng lắt lay
Nhũ đá hoa cương khoe sắc lạ
Hoa Lư tuyệt thế động là đây

Lớp lớp gần xa như trẩy hội
Giang sơn Đại Việt của ta ơi!
Thẳng lối cò bay hồn bát ngát
Đào nguyên bến mộng chẳng xa xôi.

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận
31.8.2012 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét