Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

HIỆN TƯỢNG THƠ RỎM HOÀNG QUANG THUẬN PHẦN 57 VÀ 58



Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 57

 



Trích : Hang Sáng

Mờ ảo hơi sương trước cửa hang
Xù xì gân guốc chú voi vàng
Lân quang lấp lánh lòng hang rộng
Óng ánh muôn màu của KIM quang

Hoàng Quang Thuận



Hiếm hoi cũng được bài này phạm chỉ một lỗi. Một bài thơ dớ dẩn không biết tả voi hay tả hang? Voi sống, voi chết hay voi nhũ đá đây?

Mấy câu tủn mủn vô cảm, nghêu ngao nghe như cơm nguội, chẳng có gì đáng gọi là thơ. Hình như người viết là người máy vô hồn vô cảm hay sao ấy?

Ông Thuận luôn nhập nhằng giữa lân quang và kim quang. Kim quang là ánh sáng do kim loại phát ra còn lân quang là một dạng phát quang, trong đó các phân tử của chất lân quang hấp thụ ánh sáng, chuyển hóa năng lượng của các photon thành năng lượng của các electron ở một số trạng thái lượng tử có mức năng lượng cao nhưng bền trong phân tử để sau đó electron chậm chạp rơi về trạng thái lượng tử ở mức năng lượng thấp hơn, và giải phóng một phần năng lượng trở lại ở dạng các photon. Nếu ông đã dùng lân quang thì nền thôi kim quang đi. Không thể riềng mẻ mắm tôm trộn nháo cả vào như vậy. Nên nhớ lân quang là ánh sáng của ma qủy, còn kim quang là ánh sáng của Phật.

Tôi xin có thơ sau:

Hang Sáng Ở Thung Lau

Thung Lau một giải kià hang Sáng
Nhũ đá phong trần đẹp sáng choang
Sừng sững con voi thời tối cổ
Tai to mình lớn dát kim vàng

Trần cao thấp thoáng đàn giơi bay
Ngoài cửa vòm xanh thăm thẳm mây
Hơi sương bảng lảng màu thần bí
Suối nước trong veo chảy cả ngày

Đinh Tiên Hoàng Đế ngày xưa ấy
Khởi sự tam quân ở chốn này
Đói no kham khổ cùng binh sĩ
Oán hận bao đời chịu đắng cay

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Hang Sáng
27.8.2012 Lu Hà


Trích: Đền Trần

Đền trần linh hiển Minh ĐẠI Vương
Thánh Quý phu nhân được MIÊN trường
Trấn trạch đế đô linh hiển thánh
Ngài VẪN về ĐÂY trong KHÓI sương

Thái Tông hoàng đế thiền nơi đây
Đường thẳm hang sâu cỏ GAI đầy
Đảo Si quân sĩ nằm thung rộng
Đế huyệt ngàn thu trong gió mây

Hoàng Quang Thuận


Đếm được 5 lỗi đường qui. Đền trần linh hiển Minh Đại Vương- Thánh Quý phu nhân được miên trường? Đền trần? đúng ra chữ Trần nên viết hoa cho phải đạo. Nhưng Thánh Quý phu nhân được miên trường là một câu tối nghĩa. Một câu văn rất cộng sản, ví dụ như: Chúc sức khoẻ đồng chí dồi dào, bổng lộc dài lâu hạnh phúc miên trường hay con đường kách mệnh của đảng và bác thênh thang miên trường...

Hoàng Quý Phi phu nhân là vợ quan trấn ải Sơn Nam của vua Hùng là Quý Minh được thờ thần mà lại viết phu nhân được miên trường như kiểu nịnh vợ ông Trọng, ông Sang , ông Dũng ấy.
Một câu thơ bỉ vô cùng viết cho thần thánh. Một bài thơ lủng củng tủn mủn có bấy nhiêu thôi mà hai lần viết linh hiển.

Ngài vẫn về đây trong khói sương? Một câu thơ rời rạc vô nghĩa. Sau đó chuyển sang Thái Tông Hoàng Đế ở khổ sau: Các câu thơ rời rạc theo tôi là chán ngán thừa thãi vô bổ vì luôn thiếu cái tình người và hồn thơ.


Xin có thơ sau:


Đền Trần Thờ Minh Đại Vương

Thái Tông Hoàng Đế tu nơi đây
Tượng đá Quý Minh với tháng ngày
Dưa muối tương cà quen đạm bạc
Hứng giọt mưa hiên bát nước đầy

Thánh mẫu Hoàng Phi cũng tượng bên
Xua tan trần tục nỗi ưu phiền
Đường về Tây Trúc thong dong lắm
Hương khói lam thành thấu cửu thiên

Mấy ai từng đã ghé đền Trần
Vằng vặc trăng soi cảnh ngút ngàn
Đảo Si rừng rậm sâu hun hút
Thăm mộ tướng quân Bạch Hổ thần

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Đền Trần
27.8.2012 Lu Hà 






Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 58

Trích: Động Thiên Hương

Linh từ quốc mẫu Trần THỊ Dung
Quốc sắc thiên hương chín cửu trùng
Hương tỏa ngát trời huyền ảo động
Đệ NHẤT trời NAM Đại Hồng Chung

Thiên hương tiên động ngày xưa ấy
Mây TRỜI ao NƯỚC đã ĐONG đầy
Ngàn NĂM thế SỰ bao THAY đổi
Còn LẠI ngang TRỜI một CÁNH mây

Hoàng quang Thuận

Đếm được 10 lỗi cơ bản phạm đường qui. Ông này hoàn toàn không biết làm thơ . Những gì viết ra là những chữ gò ép méo mó gieo vần cốt lòe bịp thiên hạ màu mè rời rạc tối nghĩa.

Linh Từ Mẫu Quốc Trần Thị Dung- Quốc sắc thiên Hương chín cửu trùng? Trong lịch sử loài người hay trong lịch sử văn thơ có ai tả người phụ nữ đẹp tới chín cửu trùng. Chả trên là chữ Dung dưới viết bừa chữ trùng cho nó vần? Không lẽ viết: côn trùng, trập trùng, lùng khùng, điên khùng; nên ông thuận nhét chữ cửu trùng vào thơ làm bài thơ thành nhí nhố dị dạng ngớ ngẩn.

Hương toả ngát trời huyền ảo động - Đệ nhất trời nam Đại Hồng Chung? Gán cái đẹp của người đàn bà với cái Đỉnh Đại Hồng Chung nặng 37 tấn ở chùa Bái Đính, hay cái Đại Hồng Chung là qủa chuông lớn ở chùa Thiên Mụ gần kinh thành Huế là anh chàng này bị khùng, mót làm thơ để cho thiên hạ phải ngửi mùi khai uế xú của mình?

Hai câu sau càng tức cười vớ vẩn hơn. Đọc thì tự biết, đó có phải là thơ đâu? Ngớ ngẩn vô nghiã nhất là câu: Ngàn năm thế sự bao thay đổi - Còn lại ngang trời một cánh mây? Đúng là loại thơ cho người gỗ, Roboter, công an cộng sản đọc là họ khoái, càng đọc càng thấy lộn ruột. Thơ viết ra chả có tí cảm xúc tình người quái gì? Anh chàng này không thể hiểu nổi khái niệm thơ là gì? Tại sao loài người cần thơ để bày tỏ tình cảm nỗi lòng mình trong cuộc sống?

Tôi xin có thơ sau:

Động Mẫu Quốc Thiên Hương

Trong động thiên hương có miếu bà
Ngàn năm soi tỏ ánh trăng thu
Linh Từ Mẫu Quốc cao vời vợi
Hiển thánh công lao diệt giặc thù

Sinh thời quê ở thôn Lưu Gia
Ra trận Nguyên Mông sợ tiếng bà
Đệ nhất phu nhân vợ thái tử
Hoa khôi điểm mặt rõ sơn hà

Ba mươi bậc đá leo lên động
Mỏi gối chồn chân gót chẳng sờn
Sen vàng ao cá thơm ngào ngạt
Mai trúc cam lồ thoảng gió tuôn!

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Động Thiên Hương
27.8.2012 Lu Hà


Trích: Hang Điạ Linh

Địa linh hang động nối đền Trần
Nhũ đá muôn màu vảy KỲLân
Sư THẦY thiền ĐỊNH soi đáy nước
Một đàn chim nhỏ liệng quanh sân

Hoàng quang Thuận

Chỉ có 4 câu mà 3 lỗi cơ bản mà vẫn cứ lăn xả vào viết lấy được. Nhũ đá sao lại giống vảy con kỳ lân, mà kỳ lân có phải muôn màu sắc không? Một bài thơ vô cảm nghèo nàn, vô nghiã.

Thực ra kỳ lân đâu có vảy như vảy rồng hay vảy cá sấu, vảy tê giác?
Kỳ lân là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông. Kỳ Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.

Con kỳ lân có niên đại khoảng 200 năm, nặng: 322 kg, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Vĩnh Long.

Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên, nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian - mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.

Xin có thơ sau:

Điạ Linh Hang Thần

Bên cạnh đền Trần hang điạ linh
Kho chôn của báu gái đồng trinh
Làm thần giữ cuả từ bao kiếp
Áo trắng sương mơ chớ thất kinh

Vách tường nhũ đá đẹp vô ngần
Tráng lệ muôn màu cõi thế gian
Hào quang lông phượng xanh ngọc bích
Văng vẳng thông reo một điệu đàn

Sư cụ định thiền trên tảng đá
Xôn xao ong bướm ngát rừng hương
Mai trúc xanh rờn che cưả động
Suối con róc rách nước gương trong.

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Hang Điạ Linh
27.8.2012 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét