Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 55
Trích: Ba Hang
Hang Sính, hang Si, hang BA giọt
Tình buồn công tử giữa hang sâu
Sính lễ đâu còn người bạn cũ
Cống hồ đất khách nhớ thương đau
Ba hang để lại tình duyên lỡ
Ôm hận thiên thu giọt lệ buồn
Trời xanh nỡ phụ gương lành vỡ
Công tử ôm sầu nước mắt tuôn
Hoàng quang Thuận
Hiếm hoi cũng được bài này chỉ một lổi phạm đường qui. Tôi đang phân vân xếp vào thơ thể thơ mới hay thơ tự do? Còn tứ tuyệt xin lỗi còn khuya.
Hang Sính, hang Si, hang Ba giọt - Tình buồn công tử giữa hang sâu? Câu này nghe quê quá.
Sính lễ đâu còn người bạn cũ? Ai là bạn cũ? Nghe nói là người yêu là vợ chưa cưới, họ đã gặp nhau ở hang đã thề non hẹn biển? Hình như ông Thuận chưa phân biệt giữa tình yêu và tình bạn?
Cống Hồ đất khách nhớ thương đau? Một câu tối nghĩa thiếu loôgich. Ai cống hồ? Người bạn cũ là trai hay gái có thể là nàng công chúa, có thể là người đàn ông bị bắt sang làm nô lệ cho rợ Hồ hay Hung Nô?
Ba Hang để lại tình duyên lỡ- Ôm hận thiên thu giọt lệ sầu? Đọc đến đây vẩn chưa ló ra mặt nàng công chúa. Người ta dễ hiểu lầm anh chàng công tử này làm sính lễ để hỏi người đàn ông làm bạn. Một hiện tượng đồng tính luyến aí? Một bài thơ tủn mủn ý nghĩa và hình ảnh nghèo nàn, khô khan luôn thiếu tình người, vắng bóng hồn thơ.
Trời xanh lỡ phụ gương lành vỡ - Công tử ôm sầu nước mắt tuôn? Gương nào lành vỡ? Gán ghép tùy tiện. Không đáng vận dụng câu ca dao:
Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa "
Hiện tượng chàng công tử này bị người ta cướp mất bạn trai, hay người yêu là nàng công chúa gì đó và theo truyền tuyết là tự tử. Nhưng ông Thuận chưa mô tả được cảnh ngộ mà chỉ là những câu ú ớ của người không biết làm thơ. Thơ này mà trám vào mồm vua Trần là một hành động lăng mạ tổ tiên đấy nhằm thực hiện chính sách sỉ nhục tiền nhân của Tàu đối với người Việt Nam.
Vậy xin có thơ sau:
Hang Tình Sầu Mộng
Có chàng công tử đến cầu hôn
Hang Sính báo tin giọt lệ buồn
Công chuá cống Hồ không trở lại
Trăng thu vằng vặc gịọt mưa tuôn
Khóc than chàng lại đến hang Si
Thân xác này đây có nghĩa gì
Cây cỏ héo hon thương thế tục
Gánh sầu khỏa lấp bước chân đi
Trầm mình suối nước hang Ba Giọt
Hồn mộng bơ vơ ở chốn nào?
Ba sinh duyên nợ làm sao gặp
Bèo bọt phù du lạc nẻo bờ!
thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Ba Hang
27.8.2012 Lu Hà
Trích: Hang Muá
Cung tần mỹ nữ có về đây
Sương khói ngàn thu đã VƠI đầy
Gió thổi chim kêu hòa điệu múa
Ngọc ngà người đẹp ẩn trong mây
Hoàng quang Thuận
Hiếm hoi may mắn lần này chỉ phạm một lỗi đường qui. Một bài thơ bâng quơ vô nghiã, chỉ có cung tần nhảy múa, ngọc ngà người đẹp và tịt ngòi luôn.
Vậy có thơ sau:
Hang Múa Vua Trần Thái Tông
Hang múa tương tuyền bậc thánh tông
Vua Trần ưa thích khúc nghê thường
Hoa Lư rạng rỡ Khê Đầu Hạ
Dấu cỏ còn đây mãi vấn vương
Dân xã Ninh Xuân thường bảo nhau
Nửa đêm nghe thấy gió mưa hòa
Âm hồn cung nữ về đông lắm
Nhảy múa hát ca chớp sáng loà
Hang rộng trần cao dòng suối mát
Nơi đây tiên động gió thông ru
Kinh đô đại Việt Đinh Hoàng Đế
Ngàn năm bàng bạc ánh trăng thu...!
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Hang Múa
27.8.2012 Lu Hà
Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 56
Trích: Đền Cũ
Linh thiêng đền cũ dựng đồi cao
Tả Hữu Thanh Long, Bạch Hổ chào
Dựa LƯNG Huyền VŨ tiền CHU Tước
Minh đường tháp bút thẳng trời sao
Hoàng quang Thuận
Phạm 3 lỗi đường qui, nhưng ông Thuận cố ép mấy vần cao, chào, sao. Dễ tưởng để giả mạo thơ tứ tuyệt hòng lừa bịp các anh Phèo cô Nở. Đây là thơ vua Trần Nhân Tông làm đấy? Nhưng thiên hạ này mênh mông lắm, không phải ai cũng dễ ngu mụ mẫm như Thuận và vây cánh buôn thơ tưởng. Không thể xếp vào thơ mới được, vẫn nên ném vào bị thập cẩm hổ lốn cuả dòng thơ tự do.
Căn cứ vào đâu mà ông Thuận dám gán cái đền thờ của Việt Nam vào hình ảnh phong thủy của Tàu? Liệu ông đã đi Tàu rồi về tả nhầm cho cái đền thờ ở Việt Nam?
Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:
Thanh Long thuộc phương Đông
Chu Tước thuộc phương Nam
Bạch Hổ thuộc phương Tây
Huyền Vũ thuộc phương Bắc
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.
Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)
Linh thiêng đền cũ dựng đồi cao? Câu tối nghĩa đền nào linh thiêng dựng được cả đồi cao. Đền có trước đồi hay đồi đã có trước đền, khu đồi này có thể đã có từ thời bàn cổ ?
Tả hữu thanh long bạch hổ chào? Cũng tạm được có thể chào du khách đến thăm, còn chào người chết nằm dưới mộ là vô lý. Nhưng đã viết ngôi đền cũ thì chưa hẳn chào du khách mà chào chim quạ? Một câu thơ ngớ ngẩn.
Dưạ lưng huyền vũ tiền chu tước? Có người bảo huyền vũ là rùa nhưng theo tôi kim qui cũng là rùa. Người viết cố viết chữ huyền vũ để có vẻ ta đây cũng Hán học đây?
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Theo tôi là thơ tối nghĩa .Tiền chu tước là phiá trước có chim tước. Chim tước là chim sẻ? Nhiều người gọi với những tên khác nhau như : chu tước, khổng tước, kim tước v. v...
Minh đường tháp bút thẳng trời cao thì lại càng tối nghĩavới người Việt Nam. Minh đường có thể tên vua Minh Đường thì anh chàng này có tư tưởng Hán hoá, nô lệ Tàu rồi. Đền Việt Nam thì dính dáng gì với vua Minh Đường hoàng đế bên Tàu? Minh đường cũng có nghiã là con đường thẳng ở ngôi đền cũ hoang phế này không thể có dường thẳng to rộng được. Minh đường là tháp bút? Là ngọn tháp đền thẳng trời sao? Cũng ú ớ nhét chữ sao vào cho trọn bộ vần cao, chào , sao. Một bài thơ nhạt nhẽo vô vị thiếu hồn thơ, cảm xúc, tâm trạng con người. Thơ này để cho mẫu người gỗ, người máy không óc tim hưởng dụng là tốt nhất. Hay cho cánh cùng đinh như Chí Phèo, thị Nở hoặc cánh công an mạng ăn lương chuyên nghề phá quấy chửi bậy là thích hợp.
Tôi xin có thơ sau:
Ngôi Đền Hoang
Hiu hắt đồi cao quang cảnh lạ
Rồng xanh hổ đá cả hai bên
Chim tước rùa chầu mai trúc chắn
Ô hay! đây có một ngôi đền
Hoang vu lau lách trời mây tối
Lành lạnh xung quanh vắng bóng người
Thấp thoáng âm hồn rên rỉ khóc
Âm dương đôi ngả cũng xa xôi
Kẻ chợ dùng dằng đi chẳng nỡ
Khói hương nghi ngút cảnh điêu tàn
Không biết thờ ai mà buồn thế
Bản làng xa tít suối non ngàn
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Đền Cũ
27.8.2012 Lu Hà
Trích: Hang Tối
Phật thủ quả bày trong hang động
Cà sa đức Phật đủ SẮC màu
Voi nằm im ngủ trong thiền mộng
Nước vỗ đôi bờ trắng BÔNG lau
Hoàng quang Thuận
có 2 lôĩ phạm đường qui. Muôn thuở vẫn là thơ tự do.
Phật thủ qủa bầy trong hang động? Nghĩa là trong hang bàn thơ Phật có quả phật thủ bày ra để thờ ?
Cà sa đức Phật đủ sắc màu? Nghe nói Đức Phật chỉ mặc màu vàng duy nhất. Đức Phật có phải chú hề đâu mà lắm sắc màu. Đủ sắc màu là có màu gì trên đời này Phật mặc tuốt? Viết như vậy có khác chi nhạo báng lăng nhục Phật?
Voi nằm yên ngủ trong thiền mộng? Voi nào? Voi sống hay voi đá? Nhưng nằm ngủ trong thioền mộng là viết láo. Đả nhập thiền là lạc vào cảnh giới chân không hư vô tĩnh tại, các căn thức đều khóa lại. Nếu còn mộng là còn vọng tâm . Đã có vọng tâm là trái với lề lối nhà Phật.
Nước vỗ đôi bờ trắng bông lau? Ông tả hang động hay là tả dòng sông đây? Theo tôi đây là một bài thơ nhí nhố bậy bạ linh tinh.
Xin có thơ sau:
Hang Sâu Thăm Thẳm
Hang sâu nhũ đá tạc hình voi
Thấp thoáng trần cao mấy cánh giơi
Đốt đuốc dìu nhau lần bóng tối
Nôn nao tâm dạ thấy bồi hồi
Ngũ qủa Phật đài hương khói bay
Một dòng nước chảy vẫn vơi đầy
Đạo tràng tay chắp dăm ba vị
Du khách gần xa cũng ngất ngây
Hang này thăm thẳm ngày xưa đó
Là chỗ dung thân khởi nghiã binh
Khởi nghiệp từ đây Đinh Bộ Lĩnh
Trời xanh chẳng phụ tấm lòng thành
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Hang Tối
27.8.2012 Lu Hà
Linh thiêng đền cũ dựng đồi cao
Tả Hữu Thanh Long, Bạch Hổ chào
Dựa LƯNG Huyền VŨ tiền CHU Tước
Minh đường tháp bút thẳng trời sao
Hoàng quang Thuận
Phạm 3 lỗi đường qui, nhưng ông Thuận cố ép mấy vần cao, chào, sao. Dễ tưởng để giả mạo thơ tứ tuyệt hòng lừa bịp các anh Phèo cô Nở. Đây là thơ vua Trần Nhân Tông làm đấy? Nhưng thiên hạ này mênh mông lắm, không phải ai cũng dễ ngu mụ mẫm như Thuận và vây cánh buôn thơ tưởng. Không thể xếp vào thơ mới được, vẫn nên ném vào bị thập cẩm hổ lốn cuả dòng thơ tự do.
Căn cứ vào đâu mà ông Thuận dám gán cái đền thờ của Việt Nam vào hình ảnh phong thủy của Tàu? Liệu ông đã đi Tàu rồi về tả nhầm cho cái đền thờ ở Việt Nam?
Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:
Thanh Long thuộc phương Đông
Chu Tước thuộc phương Nam
Bạch Hổ thuộc phương Tây
Huyền Vũ thuộc phương Bắc
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.
Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)
Linh thiêng đền cũ dựng đồi cao? Câu tối nghĩa đền nào linh thiêng dựng được cả đồi cao. Đền có trước đồi hay đồi đã có trước đền, khu đồi này có thể đã có từ thời bàn cổ ?
Tả hữu thanh long bạch hổ chào? Cũng tạm được có thể chào du khách đến thăm, còn chào người chết nằm dưới mộ là vô lý. Nhưng đã viết ngôi đền cũ thì chưa hẳn chào du khách mà chào chim quạ? Một câu thơ ngớ ngẩn.
Dưạ lưng huyền vũ tiền chu tước? Có người bảo huyền vũ là rùa nhưng theo tôi kim qui cũng là rùa. Người viết cố viết chữ huyền vũ để có vẻ ta đây cũng Hán học đây?
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Theo tôi là thơ tối nghĩa .Tiền chu tước là phiá trước có chim tước. Chim tước là chim sẻ? Nhiều người gọi với những tên khác nhau như : chu tước, khổng tước, kim tước v. v...
Minh đường tháp bút thẳng trời cao thì lại càng tối nghĩavới người Việt Nam. Minh đường có thể tên vua Minh Đường thì anh chàng này có tư tưởng Hán hoá, nô lệ Tàu rồi. Đền Việt Nam thì dính dáng gì với vua Minh Đường hoàng đế bên Tàu? Minh đường cũng có nghiã là con đường thẳng ở ngôi đền cũ hoang phế này không thể có dường thẳng to rộng được. Minh đường là tháp bút? Là ngọn tháp đền thẳng trời sao? Cũng ú ớ nhét chữ sao vào cho trọn bộ vần cao, chào , sao. Một bài thơ nhạt nhẽo vô vị thiếu hồn thơ, cảm xúc, tâm trạng con người. Thơ này để cho mẫu người gỗ, người máy không óc tim hưởng dụng là tốt nhất. Hay cho cánh cùng đinh như Chí Phèo, thị Nở hoặc cánh công an mạng ăn lương chuyên nghề phá quấy chửi bậy là thích hợp.
Tôi xin có thơ sau:
Ngôi Đền Hoang
Hiu hắt đồi cao quang cảnh lạ
Rồng xanh hổ đá cả hai bên
Chim tước rùa chầu mai trúc chắn
Ô hay! đây có một ngôi đền
Hoang vu lau lách trời mây tối
Lành lạnh xung quanh vắng bóng người
Thấp thoáng âm hồn rên rỉ khóc
Âm dương đôi ngả cũng xa xôi
Kẻ chợ dùng dằng đi chẳng nỡ
Khói hương nghi ngút cảnh điêu tàn
Không biết thờ ai mà buồn thế
Bản làng xa tít suối non ngàn
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Đền Cũ
27.8.2012 Lu Hà
Trích: Hang Tối
Phật thủ quả bày trong hang động
Cà sa đức Phật đủ SẮC màu
Voi nằm im ngủ trong thiền mộng
Nước vỗ đôi bờ trắng BÔNG lau
Hoàng quang Thuận
có 2 lôĩ phạm đường qui. Muôn thuở vẫn là thơ tự do.
Phật thủ qủa bầy trong hang động? Nghĩa là trong hang bàn thơ Phật có quả phật thủ bày ra để thờ ?
Cà sa đức Phật đủ sắc màu? Nghe nói Đức Phật chỉ mặc màu vàng duy nhất. Đức Phật có phải chú hề đâu mà lắm sắc màu. Đủ sắc màu là có màu gì trên đời này Phật mặc tuốt? Viết như vậy có khác chi nhạo báng lăng nhục Phật?
Voi nằm yên ngủ trong thiền mộng? Voi nào? Voi sống hay voi đá? Nhưng nằm ngủ trong thioền mộng là viết láo. Đả nhập thiền là lạc vào cảnh giới chân không hư vô tĩnh tại, các căn thức đều khóa lại. Nếu còn mộng là còn vọng tâm . Đã có vọng tâm là trái với lề lối nhà Phật.
Nước vỗ đôi bờ trắng bông lau? Ông tả hang động hay là tả dòng sông đây? Theo tôi đây là một bài thơ nhí nhố bậy bạ linh tinh.
Xin có thơ sau:
Hang Sâu Thăm Thẳm
Hang sâu nhũ đá tạc hình voi
Thấp thoáng trần cao mấy cánh giơi
Đốt đuốc dìu nhau lần bóng tối
Nôn nao tâm dạ thấy bồi hồi
Ngũ qủa Phật đài hương khói bay
Một dòng nước chảy vẫn vơi đầy
Đạo tràng tay chắp dăm ba vị
Du khách gần xa cũng ngất ngây
Hang này thăm thẳm ngày xưa đó
Là chỗ dung thân khởi nghiã binh
Khởi nghiệp từ đây Đinh Bộ Lĩnh
Trời xanh chẳng phụ tấm lòng thành
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Hang Tối
27.8.2012 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét