Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

HIỆN TƯỢNG THƠ RỎM HOÀNG QUANG THUẬN PHẦN 69 VÀ 70



Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 69

 





Trích: Làng Việt Cổ

Cây chuối cây môn Làng Việt Cổ
Nằm bên núi đá mọc ngàn xưa
Cạnh suối ông già ngồi đẽo gỗ
Cày tre dây bện với người bừa

Hoàng quang Thuận


May mắn hiếm hoi có bài này tôi nên xếp vào dạng thơ mới; vì Thuận hay vua Trần viết như vậy là ổn theo phép niêm câu 1 niêm câu 2 và câu 3 niêm câu 4.

Nhưng đáng tiếc lại là một bài thơ cực kỳ vô nghĩa câu chữ không ăn khớp nhí nhố đầy mâu thuẫn thiếu tính lôgich thông thoáng, thơ bí rì rì đến khó thở. Một bài thơ bâng quơ nhạt nhẽo nhàm chán quá mức tưởng tượng của các anh Phèo cô Nở. Tả như vậy vẫn chưa toát thấy cái cổ xưa, chỉ là một bản làng bình thường khắp cả 3 miền đất nước, đi đâu cũng thấy có cảnh này ở các vùng núi.

Này nhé mâu thuẫn vô lý tối nghĩa bởi các chữ: Cạnh suối ông già ngồi đẽo gỗ? Để làm gì? để làm cái cày tre dây bện, lẫn lộn giữa cây gỗ và cây tre, sau đó với người bừa? Ai bừa bên bờ suối, đã là bờ suối trong rừng sâu liệu đủ là một cánh đồng chưa? Chỉ có sông lớn mang phù sa bồi đắp ra những cánh đồng nhưng với một con suối nhỏ cũng tạo ra một cánh đồng? Khó tin lắm. Bởi vì Thuận dùng chữ với không phải chữ cho, mà cày khác với bừa. Nên nhớ cái cày chỉ có một lưỡi rộng bản và cái bừa có nhiều răng. Bởi vì Thuận đầu óc tăm tối nên trên có chữ xưa và dưới nhét đại chữ bừa vào cho xong, thiếu suy nghĩ. Thơ thế cũng bảo thơ? Khỉ ơi là khỉ.

Tôi xin có thơ sau:

Làng Người Việt Cổ Đại

Làng Việt cổ xưa nhất nước Nam
Có chừng khoảng độ bốn nghìn năm
Ở xã Gia Sinh vùng Bái Đính
Cảnh quang hiu hắt gió âm thầm

Khoai lang chuối bắp nhiều rau quả
Vườn rộng ngỗng ngan ngóng cổ cao
Góc hè ông cụ ngồi đan xọt
Móm mém bà già cất tiếng chào

Mười ngón chân xòe khô nứt nẻ
Dân cư trông mặt rất hiền lành
Việc nông đồng áng quen lam lũ
Một khoảng trời riêng chẳng bận mình.

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Làng Việt Cổ
30.8.2012 Lu Hà


Trích: Chùa Am Cổ

Chùa Am sát vách bên hông núi
Đường VÀO đá LÁT cảnh HOANG sơ
Nhũ đá hơi sương đường mát lạnh
Tượng PHẬT uy NGHIÊM bệ ĐÁ thờ

Lơ thơ lau trắng động am tiên
Ngồi TRÊN bệ ĐÁ Đức ÔNG thiền
Ao Giải ngày xưa nơi HÀNH tội
Nghiệp CHƯỚNG giải TRỪ những oan khiên

Hoàng quang Thuận

Đếm được 12 lỗi cơ bản. Nghĩ mà thương xót cho vua Trần đang ở Phật Quốc hay nơi tiên cảnh, hay linh hồn Ngài còn phảng phất đâu đó miền không gian cảnh giới nào bị ông Thuận vu khống thơ này là do Ngài làm ra chứ không phải do ông Thuận làm.

Chùa am sát vách bên hông núi? Câu thừa sát vách còn bên hông núi. Đây chỉ là ngôi am chùa tận dụng cái hang do thiên nhiên tạo ra và làm chùa luôn.

Đường vào đá lát cảnh hoang sơ - Nhũ đá hơi sương đường mát lạnh? Cả hai câu rời rạc tối nghĩa vì đường vào lại nhũ đá. Ta hỏi nhũ đá ở đâu? Trong vách hang hay lởm chởm ở trên đường như san hô vỏ sứa? Viết như vậy có phải vô lý tối nghĩa hay không?

Rồi bỗng nhiên tượng Phật uy nghiêm bệ đá thờ? Tượng ở đâu trong hang động hay ở trên đường lát đá? Câu văn lộn xộn gò ép vần tuỳ tiện.

Lơ thơ lau trắng động am tiên ? Hơi một tí là nhét chữ tiên vào đây? Ông này nghiện mùi tiên hay sao ấy như anh chàng Phèo nghiện mùi hôi nách của cô Nở? Này nhé: nơi đây ngày xưa có một cái ao nuôi con Giải, vua Đinh Tiên Hoàng dùng để hành tội phạm nhân, quẳng xác vào cho Giải ăn thịt mà ôngThuận cứ thần tiên bồng lai ở đây? Thần tiên thiên đường mãi nó đã trở thành thông lệ cho những câu cửa miệng nhàm chán theo thói quen cộng sản.

Hai câu sau lại nói ra là cảnh rùng rợn chết chóc thì còn thần tiên cái con khỉ gì? Một bài thơ lộn xộn vô cảm đầy mâu thuẫn của người có trí tuệ chỉ số IQ ( Intelligent quo'te) dưới mức trung bình.

Xin có thơ sau:

Ao Giải Am Chùa Cổ

Thiên nhiên kiến tạo am chùa cổ
Cảnh vật hoang sơ lạnh cả người
Heo hút treo leo sương núi phủ
Hang sâu thăm thẳm giọt mưa rơi!

Bên trong ao Giải xưa hành tội
Mười thế kỷ qua truyện đã rồi
Nghiệp chướng tiêu trừ bằng tượng Phật
Cô hồn rên rỉ khắp muôn nơi

Nhũ đá rêu xanh tường mát lạnh
Sư ông chĩnh chện lắng tâm thiền
Lốc cốc mõ khuya cơn gió thốc
Dế giun đàn hạc mãi triền miên

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Chuà Am Cổ
30.8.2012 Lu Hà 







Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 70

Trích: Hào Khí Đông A

Ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông
Hào khí Đông A, nhất cõi trần
Vó ngựa Nguyên Mông cày đất Bắc
Đại VIỆT ngàn NĂM rạng non sông

Hoàng quang Thuận

Đếm có 2 lỗi phạm đường qui. Một bài thơ dấm dớ hội tề, chỉ có 4 câu tủn mủn mà hai lần viết chữ " Nguyên Mông" Chứng tỏ người này rất nghèo nàn về chữ nghĩa, văn cảnh, trí tuệ, cảm xúc và tâm hồn dưới đáy của xã hội. Tôi không nghĩ đây là thơ. Chỉ là những câu mở đầu cuả một bài diễn văn nhàm chán của các lãnh tụ cộng sản quen viết và nói như vậy.

Ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông- Hào khí Đông A nhất cõi trần. Nhất như thế nào trên cõi trần gian này thì chưa thấy mô tả, chỉ là những câu nói của con vẹt quen miệng. Chữ mông có vần với chữ trần đâu mà trám vào mồm vua Trần thì tội cho Ngài quá.

Thế nào là hào khí đông a? Như Trần Quang Khải đã cảm hứng làm bài thơ này:

- Tái hiện lại khí thế chiến thắng của dân tộc,bày tỏ niềm tự hào của tác giả :
Đoạt sóc Chương Dương độ.
Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Dịch:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù

- Khát vọng xây dựng đất nước vững bền lâu đời
Thái bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san

Dịch:
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu

Hào khí Đông A trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão:

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu

Dịch:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí ắt sao Ngưu

hay là:

Nam nhi vị liễu công danh trái.
Tu thính nhân gian nghe thuyết Vũ Hầu.

Dịch:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Vậy Đông A là theo lối chiết tự, chữ Trần còn có thể đọc là Đông A (vì được ghép từ hai chữ Đông và A). Khi nhà Trần tại Việt Nam thành công trong việc chống lại sự xâm lấn của nhà Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần còn được gọi là "hào khí Đông A".

Như Thuận viết: Hào khí Đông A nhất cõi trần là tối nghĩa. Nên phân biệt cõi trần và nhà Trần khác hẳn nhau. Theo nhà Phật thì thì không gian có 28 cảnh giới. Riêng thế giới ta bà có 6 cõi như tiên, thần, cõi người, ngạ quỷ, xúc sinh, điạ ngục, atula.

Vó ngưạ Nguyên Mông cày đất Bắc- Đại Việt ngàn năm rạng non sông? Ông viết thế này có khác chi ông ca ngợi thằng Tàu khựa đâu? Chúng nó luôn ở thế mạnh cày xới cả đất Bắc Việt và dân Việt chỉ đáng là loài giun dế bị xới tung lên cho nát bét, bẹp dí đi?

Sau đó ông lại nhét một câu vớ vẩn vuốt đuôi thừa thãi: Đại Việt ngàn năm rạng non sông? Nghĩa là Đại Việt bị Tàu nó cày xới cho chỉ là đáng phận giun dế, tuy thắng nó ba cuộc chống Nguyên thì vẫn là tự hào cho kiếp nô lệ rạng rỡ non sông vì được phụ thuộc vào nó? Câu thơ này ngầm ca ngợi cho chính sách thà mất nước chứ không chịu mất đảng. Một bài thơ lộn xộn đầy mâu thuẫn chẳng toát ra được cái hào khí quái gì gọi là Đông A, mà ngược lại còn ngầm ca ngợi bốc thơm cho thằng Tàu.

Xin có thơ sau:

Đại Việt Hùng Cường

Hào khí Đông A từ triết tự
Tìm trong chữ Hán mà suy ra
Ba lần đánh thắng quân Mông Cổ
Rực rỡ non sông cả nước nhà

Thích chữ cánh tay hằn Sát Thát
Tam quân tráng sĩ khắp sơn hà
Chén rượu hòa tan tình phụ tử
Bình Than khúc hát khải hoàn ca

Hốt Tất Liệt kia trò cỏ rác
Tham lam chiếm đoạt nước non người
Vó ngưạ tang thương gò mối đục
Khắc bia đội đá nhục muôn đời

Như nước Việt Nam ta thuở trước
Nghìn năm khai quốc đức Tiên Hoàng
Độc lập giang sơn từ buổi ấy
Thiên thu vạn đại Bạch Đằng Giang !

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Hào Khí Đông A
30.8.2012 Lu Hà



Trích: Chuà Bà Ngô

Bà Ngô chùa đá thời vua Đinh
Trị thủy Hoàng long được cột kinh
Bát giác hình dài khắc Hán tự
Dâng chùa kinh Phật vẫn còn linh

Quạnh quẽ am xưa ánh DƯƠNG tà
Phong quang thay đổi tiếng QUẠ xa
Ngọc Am chùa báu sương mờ lạnh
Cây ổi trước chùa đã ĐƠM hoa

Hoàng quang Thuận

Bài này Thuận hay vua Trần lại phạm 3 lỗi đường qui.

Bà Ngô chùa đá thời vua Đinh- Trị thủy Hoàng Long được cột kinh? Hai câu thơ ngớ ngẩn buồn cười viết giống như giọng cộng sản: Bà mẹ chiến sĩ có 7 con chết trận được 7 bằng tổ quốc ghi công. Ông viết thế là ông lăng mạ bà Ngô đấy, ông làm như bà Ngô cũng có tính háo danh như ông bởi chữ " được".

Hai câu tiếp nhạt nhẽo chỉ là giọng điệu khoe khoang ngạo mạn thường trực của người cộng sản mà không toát ra nỗi uất hận, đau khổ, tủi nhục của người mẹ có đưá con phản quốc bán rẻ tổ quốc cho giặc vì chút hư danh, chút bổng lộc vật chất? Không toát ra được cảnh ngộ bi ai cuả một bà hoàng hậu được vua Đinh phong cho đền mức cùng cực bi đát phải cắt tóc đi tu. Trường hợp đi tu này là do phẫn uất vì đứa con trai phản quốc chứ không phải tự nguyện tự giác đâu nhé.

Quạnh quẽ am xưa ánh dương tà - Phong quang thay đổi tiếng quạ xa? Hai câu thơ khùng khùng dại dại chỉ cảnh chùa là màu tang thương chết chóc, là nơi hành lạc đầy tội ác nên mới có cảnh quạnh quẽ dương tà và tiếng quạ kêu. Ở đâu có tiếng quạ, tiếng cú kêu là ở đó có mùi thịt người và máu tươi. Thơ ông làm vậy có khác chi là ông bôi nhọ danh tiếng bà Ngô và còn xỉ nhục cả ngôi chùa.

Ngọc am chùa báu sương mờ lạnh-Cây ổi trước chùa đã đơm hoa? Câu thơ gán ghép cố tình dùng chữ hoa để cho vần với chữ tà, xa ở trên một cách lạc lõng rời rạc vô nghĩa, luôn thiếu tính logich cân đối cho cả toàn bài. Thơ chỉ là một mớ chữ lộn xộn vô nghĩa vá víu tạm bợ vô cảm vô hồn.

Xin có thơ sau:


Chùa Đá Bà Ngô Mẹ Nhật Khánh

Bà Ngô nổi tiếng thời nhà Đinh
Công lao vời vợi nghĩa nhân thành
Ngán nỗi con trai Ngô Nhật Khánh
Phản bội nước nhà đắm biển xanh

Xuống tóc đi tu về Phật Quốc
Chân kinh Hán tự cứu sinh linh
Hiu hắt am chùa làn khói toả
Hoàng Long bia đá cháu con mình

Chùa đá hoàng cung buồn mẫu hậu
Họ hàng thân thích lệ tuôn rơi
Lịch sử thời gian càng sáng tỏ
Trắng đen minh bạch nước non ơi!

Con dâu tuẫn tiết vì tiên tổ
Đại Việt muôn dân vẫn nhớ nàng
Bi kịch thảm thương trời ảm đạm
Sương rơi giếng ngọc áng mây vàng!

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Chuà Bà Ngô
30.8.2012 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét