Tôi có quen một bạn thơ trên
mạng Facebook. Tình cờ tôi được biết anh cũng từng viết báo và nay về hưu rất
thích đọc thơ và chăm chỉ làm thơ. Anh đã hỏi tôi về thể thơ song thất lục bát.
Vì sao ít người làm như vậy? Tôi đã nhiều lần tâm sự với anh trên mạng. Ta nên
làm thơ song thất lục bát để dòng thơ này cuả dân tộc khỏi bị thất truyền. Anh
nghe tôi đang luyện tập và nghiên cứu về thể thơ này.
Anh tự viềt một bài ca ngợi Hàn Mạc Tử. Tôi xin trích 4 câu đầu:
Anh tự viềt một bài ca ngợi Hàn Mạc Tử. Tôi xin trích 4 câu đầu:
"Hàn Mặc Tử xin thầy sống lại
Bán cho con cả ánh trăng
vàng
Trên đời thi sĩ lắm chàng
Đem vầng trăng ấy tặng nàng
mộng đây …!"
Thanh Sơn: Thi sĩ Hà Lu
ơi…tôi theo bạn làm thơ thể song thất lục bát đấy…Mình nghĩ thể thơ song thất lục
bát chuyển vần dễ hơn lục bát nhờ có hai câu bảy. Nhưng , sao ít người làm ?
Riêng bạn làm quá nhiều và quá hay . Ngưỡng mộ bạn thêm là có cô Hoà Đàm Nguyễn thật sự cầu thị, tế nhị đầy thân
ái với mọi người … học hỏi bạn ở thơ này quá chuẩn…
Lu Hà: Ông bạn Thanh Sơn thân mến ơi! Vấn đề
chính là nằm ở hai câu thất bởi lối gieo vần trắc ngoắt ngoéo nhiều người thấy
rất khó gò cho nó đúng âm vận. Thường chỉ dùng đại vần trắc cho qua chuyện, miễn
sao có trắc là được rồi, họ bất cần đồng vận hay đồng âm. Nên thơ không hấp dẫn
nhuần nhuễn. Chính vì vậy người ta ngại không muốn làm tốn thời gian và lao tâm
khổ trí.
Hai câu thất này không bình
thường như các câu thất trong tứ tuyệt đường luật là do một khám phá cuả người
Việt Nam, đại tổ sư là ông Nguyễn Gia Thiều được phong chức Ôn Như Hầu một võ
quan kiêm văn quan. Ngoài ông ta ra không ai dám vượt mặt kể cả cụ Nguyễn Trãi
với bài "Gia Huấn Ca" hay Đoàn Thị điểm với tuyệt tác "Chinh Phụ
Ngâm", hay công chuá Ngọc Hân với "Ai Tư Vãn" v.v... Dân tộc ta có 2 đại sư tổ: Lục bát thì có
Nguyễn Du và song thất lục bát có Nguyễn Gia Thiều.
Chúc ông nghiên cứu sâu về
thể thơ này. Ngày xưa tôi cũng phải khổ luyện ngoài học thuộc nguyên tắc làm
thơ song thất lục bát, ngoài ra mỗi ngày tôi phải học thuộc 30 câu thơ trong
"Cung Oán Ngâm Khúc " tối về lẩm nhẩm trước khi đi ngủ xem thuộc
chưa? Thuộc rồi và hôm sau lại quên chỉ còn nhớ lõ mõ lờ mờ. Nhưng tôi không cố
đấm ăn xôi,quên thì thôi không học nưã mà
lại học tiếp trang khác cũng đúng 30 câu....Hôm nay thuộc và ngày mai lại
quên cho hết cả tập thơ. Tôi phải kiên trì luyện tập kiểu như vậy đó ông a! Cũng
khổ hạnh và vất vả lắm cho cái niềm say mê chả giống ai cuả mình ông ơi!
Dù cho tôi không thuộc cả tập
"Cung Oán Ngâm Khúc" cho cả đời. Nhưng trong đời tôi cũng đã thuộc rồi
dù chỉ được có 30 câu trong một ngày, rồi béng đi thì sao? Tôi cố tạo ra lớp
sương mờ liên tục về ảo ảnh linh hồn ông Nguyễn Gia Thiều. Nên tôi chả giống ai
cả là như vậy đó.
Nếu ông quyết tâm thử làm
theo phương pháp cuả tôi xem sao? Đơn giản nhưng phải kiên trì. Làm thơ là do
lòng mình, do cảm hứng còn ông khát khao giống như nhiều người vn muốn có được
một bài thơ để đời thiên thu bất hủ thì xin ông hãy quên ngay đi cái mộng ước
này. Đó là mộng ước cuả kẻ tầm thường háo danh thôi ông ạ.
Người thi sĩ thực sự làm thơ
vì những giọt nước mắt đắng cay cuả cuộc đời mà anh ta không thể tự đứng giưã
ngã ba đường tự cào cấu vào mặt mình giãy duạ kêu khóc mà anh ta tự chảy những giọt nước mắt lặn vào trong để
chắt lọc ra những câu thơ qua cái tài cuả anh ta và khẩu khí văn chương sẵn có
cuả mình. Những giọt nước mắt nuốt vào trong là những giọt nước mắt thật nhất
hơn hẳn những giọt nước mắt chảy ra ngoài cho mọi người nhìn thấy như kiểu nước
mắt cá sấu ông ạ. Ông bạn đã từng xem phim tài liệu, thấy Hitler khóc bao giờ
chưa, nức nở sầu thảm như một đưá trẻ con.
Còn Thày Hàn Mạc Tử cuả ông
không phải là cao thủ song thất lục bát, cả đời họ Hàn chỉ có một hay hai bài
song thất lục bát ngắn ngủi thôi. Ông chọn nhầm Thày rồi, hãy tìm thày giáo
Nguyễn Gia Thiều và cô giáo Đoàn Thị Điểm.
Trong thơ song thất lục bát:
Hai câu thất là điểm mấu chốt vì vần trắc phải gieo vần chuẩn như: thót-tót, khốt
- mốt, lẹt- tẹt, bảng - bạng, khẳng - khẵng, lạng- khạng, cùng lắm là tót- tét,
hót - hét v. v... còn những chữ vần trắc như kảng - nhãn, chí - tịp v. v... là
gò ép vô tội vạ.
Để chưã thẹn cho sự bất lực
cuả mình nên nhiiều nhà thơ nhà bình luận vn nhiều thập kỷ nay từ ông Hữu, ông
Thanh, ông Diệu v. v... đã viết bài công kích thơ song thất lục bát là cổ hủ
không phù hợp với bước tiến cuả thời đại và họ cổ suý cho lối thơ tư do đại
chúng theo tinh thần nghệ thuật vị nhân sinh thiết thực phục vụ cho công tác
chiến đấu, lao động và sản xuất nông nhiệp nhằm tăng nhiều sản lượng luá gạo
hay than sắt đá gì đó.
Chính vì sự nhiêu khê phiền
toái cuả vần trắc mà các nhà thở nổi khùng lên không làm nưã họ thi nhau thể
thơ 8 chữ, 7 chữ, hay lục bát, phần lớn là tự do cho dễ nhai theo phong trào
tăm hoa đua nở.
Còn Hàn Mạc Tử đến nay gom lại
chưa đủ một trăm bài, Tất cả di sản cuả anh trước khi chết có trao lại cho
Quách Tấn. Có lẽ ông bạn thân Quách Tấn lại để thất lạc mất, nên bây chỉ còn có bấy nhiêu thôi. Sinh thời
họ Hàn rất khổ tâm về cánh văn sĩ bắc Hà cứ liên tục tấn công ông đứng đầu là
Xuân Diệu và Tố Hữu . Xuân Diệu gọi họ Hàn là nó, y, hắn. còn bảo rằng: Nó lưà chúng ta, thơ nó tởm lợm
ma quái ghê ghê thế nào ấy. Họ cho ông Tử điên loạn làm thơ, hàng chục năm đằng
đẵng chỉ có dân miền Nam là cảm thông kính trọng Hàn Mạc Tử. Sau năm mươi năm
thì cả nước đều thích thơ Hàn cả và gọi ông là thiên tài. Nhiều nhạc sĩ vì vấn
đề kinh tế cũng nhân đà đó mượn gió bẻ măng chớp thời cơ phổ nhạc để kiếm lợi.
Ngày nay họ Hàn bỗng nhiên từ bùn đen thân chó nhảy vọt lên cưỡi voi , được coi
là thánh thơ cuả dân tôc vì con người càng ngày càng thông minh hơn, hiẻu Hàn
hơn, thương Hàn hơn, lắm người thân tàn ma dại, bại hoại danh liệt, bệnh tật khốn
khổ khốn nạn ra như cảnh họ Hàn. Nhờ vậy mà thơ Hàn đã đi vào con tim khối óc cuả
nhiều người.
Dù muốn hay không thì nhà nước
phải vinh danh họ Hàn. Thơ hay một đồn 10, 10 đồn trăm, trăm đồn vạn, vạn đồn
triệu .Thực lòng tôi cũng rất thích thơ Hàn Mạc Tử, tôi dành nhiều thời gian để
cảm tác thơ anh. Nhưng tiếc thơ anh quá ít, tiếc thật. Tôi mới đọc hiện nay chỉ
có khoảng 60 đến 80 bài. Tôi muốn tìm thêm nhưng không thấy nưã trên mạng. Buồn
thật, thương ông Hàn MạcTử lắm.
Chúc ông bạn vui.
Gửi bạn Nguyễn Thanh Sơn bài thơ song thất lục
bát để tham khảo. Chúc bạn vui.
Thương Một Mảnh Hồn
Hàn Mạc Tử thiên thần bất diệt
Anh đi rồi biền biệt sầu thu
Hồn thơ ngây ngất sương mù
Đất trời Đà Lạt vi vu gió
luà
Đời thi sĩ dãi dầu mưa nắng
Đám mây hồng bảng lảng cô
liêu
Mộng Cầm bóng liễu xiêu xiêu
Thương người quân tử tiêu điều
hoàng hôn...
Hồn thu mộng đòi cơn sóng vỗ
Bên túp lều lã chã mưa rơi
Vi lô lau lách rã rời
Côn trùng rên rỉ ma cười
thâu đêm...
Lời tình thật êm đềm sông nước
Bao oán hờn lạc bước nơi đây
Ngậm ngùi dòng lệ đắng cay
Hàng hiên thánh thót vơi đầy
năm canh...
Trăng đợi gió trên cành
dương liễu
Tấm thân vàng yểu điệu sóng
soài
Làn da mát rượi u hoài
Hằng Nga ẻo lả trần ai não
nùng...
13.12.2012 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét